Trong một thời gian, các phương tiện truyền thông đã sôi nổi dự đoán về thời gian Trung Quốc sẽ tự chế tạo tàu sân bay động cơ hạt nhân.
Nếu Trung Quốc chế tạo tàu sân bay động cơ hạt nhân thì có nghĩa là chiến lược hải quân của Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn mới, có ảnh hưởng sâu xa tới Trung Quốc, các nước xung quanh và toàn thế giới.
Trang mạng “Đài tiếng nói nước Nga” ngày 5/3 dẫn lời Vasilli Cashin, chuyên gia Trung tâm phân tích công nghệ và chiến lược Nga cho rằng, trong mấy chục năm qua Trung Quốc luôn không ngừng đầu tư phát triển sức mạnh hải quân, quá độ từ chiến lược phòng thủ tích cực biển gần chuyển sang chiến lược đoạt lấy quyền kiểm soát biển ở chuỗi đảo thứ nhất (dải đảo hình chuỗi kéo dài từ quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu ở phía bắc, kéo xuống đảo Đài Loan, đến Philippines, quần đảo Greater Sunda ở phía nam).
Chiến lược mới phòng thủ biển xa của Trung Quốc là đoạt lấy quyền kiểm soát biển ở chuỗi đảo thứ hai (từ bờ biển đông bắc Nhật Bản xuống quần đảo phía bắc Mariana, Guam, kéo xuống quần đảo Caroline và bờ biển tây bắc của New Guinea ở phía nam). Trong giai đoạn hiện nay, tàu sân bay động cơ hạt nhân rõ ràng tỏ ra không cần thiết và đắt đỏ trong việc hoàn thành những nhiệm vụ này.
Cashin cho rằng, chỉ khi nào Trung Quốc muốn điều tới biển xa hạm đội hải quân mạnh có thể độc lập áp dụng các hành động tác chiến thì việc chế tạo tàu sân bay mới có ý nghĩa. Sự xuất hiện của những biên đội này sẽ trở thành nhân tố quan trọng tác động ảnh hưởng tới nền chính trị thế giới.
Tàu sân bay Liêu Ninh lần đầu tiên được Hải quân Trung Quốc triển khai ở quân cảng Thanh Đảo |
Từ thông tin của trang mạng CSIC có thể thấy, Chương trình 863 “Nghiên cứu công nghệ then chốt và độ an toàn của tàu động cơ hạt nhân” và Chương trình hỗ trợ công nghệ “Công nghệ phát điện lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ và ứng dụng mẫu” rất có thể chỉ vừa được cấp phát vốn vào năm 2012.
Trung Quốc đã có khả năng sản xuất thiết bị động lực hạt nhân cho tàu ngầm, nhưng thiết bị động lực của tàu sân bay lại có đặc điểm riêng. Chế tạo chúng tuy sẽ không bị hạn chế bởi trọng lượng, thể tích và tiếng ồn, nhưng động lực được cung cấp cần phải có đủ khả năng bảo đảm năng lượng cho toàn bộ hệ thống của tàu sân bay cỡ lớn.
Chuyên gia vấn đề quân sự Nga Vasilii Cashin cho rằng, trên thực tế, công nghệ của chương trình này phức tạp, phải mất thời gian nhiều năm, có thể phải đến cuối thập kỷ này mới có thể hoàn thành. Xét thấy, những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng quan tâm tới vấn đề an toàn hạt nhân, việc chế tạo hàng mẫu lò phản ứng hạt nhân cho tàu chiến sẽ trải qua một quá trình lâu dài thử nghiệm, quan sát, kiểm nghiệm. Vì vậy, Trung Quốc biên chế tàu sân bay động cơ hạt nhân sẽ không sớm hơn năm 2020.
Theo bài viết, căn cứ vào các tài liệu có liên quan, Trung Quốc có kế hoạch tiếp tục chế tạo một chiếc tàu sân bay thông thường. Mặc dù khi chế tạo nó sẽ phải tham khảo một số công nghệ của tàu sân bay Varyag của Liên Xô cũ, nhưng nó dù sao cũng là tàu sân bay nội địa. Công việc chế tạo nó có thể bắt đầu từ năm nay.
Trung Quốc sau khi sở hữu 2 tàu sân bay sẽ có thể tích lũy kinh nghiệm sử dụng tàu sân bay, tăng cường tiềm lực tấn công biển gần cho hải quân nước này. Vũ khí chủ yếu của họ sẽ là thử nghiệm máy bay chiến đấu hải quân J-15. Đây sẽ là tàu sân bay thế hệ thứ nhất của Trung Quốc, còn tàu sân bay động cơ hạt nhân sẽ thuộc thế hệ thứ hai.Đối với Trung Quốc, dự đoán lạc quan nhất là, trong 10 năm nữa, máy bay J-31 có thể "đối đầu" với “nguyên mẫu” máy bay chiến đấu F-35 Lightning II của Mỹ ở vùng biển quốc tế. Khả năng kịch bản trên có thể buộc Mỹ tăng cường đầu tư vốn cho việc nâng cấp phiên bản máy bay chiến đấu của họ để giữ ưu thế công nghệ trước Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu tàng hình J-31 |