Trang Asia News Network ngày 13/1 đưa tin cho biết, hơn 100 nhân viên Vietnam Airlines đã đình công để yêu cầu tăng lương, nhưng không được chấp thuận.
Phi công Vietnam Airlrines. |
Sự việc xảy ra sau khi 117 phi công của Vietnam Airlines viết đơn xin nghỉ ốm gần Tết Nguyên đán và 30 phi công điều khiển máy bay Airbus muốn từ chức, tờ Daily Mail của Anh cho biết thêm.
Do mức độ nghiêm trọng của vụ việc, Vietnam Airlines đã đề nghị Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng hỗ trợ giải quyết. Bộ trưởng Đinh La Thăng sau đó đã lệnh cho Vietnam Airlines từ chối tất cả các đơn xin nghỉ phép để đảm bảo hoạt động của hãng không bị gián đoạn, Reuters cho biết.
Truyền thông nước ngoài đã dẫn lời Giám đốc điều hành Vietnam Airlines - ông Phạm Ngọc Minh cho hay, việc hơn 100 phi công xin nghỉ phép và nghỉ việc cùng lúc là hiện tượng bất thường và nghiêm trọng, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của hãng cũng như tâm lý của các nhân viên khác.
VOA cũng đưa tin về sự kiện này cho biết, sự chênh lệch mức lương giữa phi công trong nước và thuê của nước ngoài là nguyên nhân chính dẫn tới cuộc đình công trên. Hiện 75% phi công của Vietnam Airlines là thuê từ nước ngoài và được trả với mức lương 8.000 đến 13.000 USD/tháng.
Các phi công nội của Vietnam Airlines than phiền rằng Vietnam Airlines đã trả cho họ mức lương thấp hơn nhiều so với các phi công nước ngoài, khoảng 4.000 USD/năm, mặc dù cả hai cùng thực hiện vai trò như nhau và làm việc cùng công suất.
Một phi công Vietnam Airlines giấu tên nói với một tờ báo Việt Nam rằng họ được trả lương thấp hơn 2,5 lần so với phi công của hãng bay khác trong nước nhưng lại phải làm việc nhiều hơn. Hơn nữa, các phi công trong nước phải ký hợp đồng làm việc với Vietnam Airlines trong ít nhất 15 năm nếu bao gồm chi phí đào tạo khiến họ khó có thể nhận các lời mời khác với mức lương hấp dẫn hơn.
Sự bất mãn về mức lương đã khiến một loạt phi công nội của Vietnam Airlines xin nghỉ ốm. |
Những bất mãn này khiến các phi công Vietnam Airlines tìm cách xin thôi việc và tìm kiếm việc làm tại các hãng hàng không đối thủ khác.
Theo Asia News Network, mức thu nhập của các phi công Việt Nam là khá cao nếu so với thu nhập bình quân của cả nước là 1.890 vào năm 2013, theo số liệu của Ngân hàng thế giới.
Giải thích về sự chênh lệch trong trả lương giữa phi công nội và phi công ngoại, ông Phạm Ngọc Minh cho rằng, Vietnam Airlines đã tiến hành cải cách cơ cấu tiền lương 5 lần kể từ năm 2008 và mức thu nhập của phi công nội hiện bằng 75% so với phi công ngoại.
Hơn nữa, Vietnam Airlines trả lương cao cho phi công nước ngoài vì họ còn phải trả tiền cho các công ty môi giới và hãng không mất chi phí đào tạo cho các phi công này. Trong khi đó, khi sử dụng phi công nội, Vietnam Airlines phải đầu tư đào tạo với chi phí lên tới 2,5 tỉ đồng mỗi người (khoảng 117.000 USD).
Mặc dù tiền lương của phi công nội trong Vietnam Airlines thường xuyên được cải thiện, nhưng các phi công vẫn thấy thấp hơn so với mức lương ở hãng hàng không châu Á khác như Turkish Airlines, Asiana Airlines và Jestar Airlines, nơi các nhân viên nói họ có thu nhập lần lượt là 11.970 USD, 10.500 USD và 12.630 USD mỗi tháng.
Theo VOA, trong tương lai Vietnam Airlines sẽ phối hợp với Bộ giao thông vận tải để đánh giá lại cấu trúc lương của mình và làm rõ các quy định nhằm thắt chặt quản lý đồng thời cải thiện các chính sách tuyển dụng để tăng tỷ lệ phần trăm phi công Việt Nam trong đội ngũ nhân viên của mình.
Việt thất thoát nhân tài không phải là vấn đề của riêng Vietnam Airlines, nhưng vẫn có thể giữ được chân họ bởi nhiều công ty Việt Nam vẫn giữ được chân họ nhờ môi trường làm việc tốt chứ không phải là mức lương cao.
Một phi công của Vietnam Airlines giấu tên nói với Vietnam News rằng, một công ty khác đã đề nghị anh mức lương cao hơn nhiều so với mức Vietnam Airlines đang trả. Lời đề nghị khiến phi công này rất ngạc nhiên, nhưng anh đã từ chối vì nghĩ rằng công việc ở Vietnam Airlines bền vững hơn.