Mạng quân sự không quân Hàn Quốc gần đây có bài viết cho biết: khi Ấn Độ chuẩn bị chia sẻ với Brazil công nghệ máy bay chiến đấu do Pháp chế tạo, chuyên gia quân sự Brazil Santana Pérez đề nghị chính phủ nước này xem xét nhập máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu J-11B của Không quân Trung Quốc. |
Do Trung Quốc và Nga còn nhiều bất đồng về quyền sở hữu trí tuệ vũ khí trang bị và trao đổi quân sự ít giữa Brazil và Trung Quốc, chuyên gia quân sự Brazil đã đưa ra đề nghị trên khi nước này chuẩn bị mua sắm máy bay chiến đấu thế hệ mới. Đề nghị này được cho là “khách quan”.
Báo Quang Minh, Trung Quốc viết: Tại sao một chuyên gia ở khu vực xa xôi (Nam Mỹ) lại coi trọng trang bị của Trung Quốc (vốn vẫn được cho là non yếu) như vậy? Đây có thể là câu trả lời hợp lý: trong bối cảnh thị trường máy bay chiến đấu ở các khu vực khác của thế giới ngày càng bão hoà, Nam Mỹ có lẽ sẽ trở thành thị trường chính của máy bay chiến đấu tiên tiến trong tương lai.
Trong khi đó Trung Quốc luôn duy trì trao đổi quân sự từng bước với Nam Mỹ, máy bay chiến đấu của Trung Quốc qua một quá trình phát triển lâu dài với đại diện là J-11 không chỉ phù hợp hơn với “khẩu vị” của các nước Nam Mỹ, mà còn có trình độ công nghệ có thể cạnh tranh quốc tế.
Tương lai, Nam Mỹ sẽ là thị trường máy bay chiến đấu tiên tiến chủ yếu
Trước đây, trong một khoảng thời gian tương đối dài, Nam Mỹ luôn đóng vai trò là “sân sau” của Mỹ. Được lợi từ đó, các nước khu vực này đã đứng ngoài xu hướng chính trị chính của thế giới trong thời gian dài, vì vậy họ cũng được hưởng hoà bình mà các nước ở khu vực khác không thể có được.
Nhưng, cùng với sự xuất hiện của các nhân vật chính trị chống Mỹ, mưu cầu độc lập hơn cho nước mình, với đại diện là Cuba, rất nhiều mâu thuẫn ẩn chứa ở vùng nước vốn yên tĩnh Nam Mỹ này dần dần lộ ra.
Trên thực tế, nếu nhìn lại lịch sử sớm hơn, ngay từ trước Chiến tranh thế giới lần thứ Nhất, các nước lớn Nam Mỹ đứng đầu là Brazil, Argentina, Venezuela đã từng mua rất nhiều trang bị tiên tiến của châu Âu để tranh bá quyền khu vực.
Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ Nhất, tàu chiến HMS Agincourt của Hải quân Hoàng gia Anh ban đầu chính là tàu chiến Rio De Janeiro mà Brazil đặt mua của Anh.
Máy bay E-99 của Công ty Công nghiệp Hàng không Brazil. |
Chính bởi sự cạnh tranh khu vực giữa các nước Nam Mỹ cùng với việc Mỹ bị suy yếu nghiêm trọng do cuộc chiến chống khủng bố trong 10 năm qua, khiến cho khả năng Mỹ kiểm soát
Nam Mỹ yếu đi, theo đó ngày càng nhiều quốc gia Nam Mỹ một mặt cố gắng thoát khỏi sự kiểm soát của Mỹ, mặt khác lại nỗ lực mua sắm trang bị tiên tiến để giành được ưu thế sức mạnh khu vực, tiến tới đại diện cho Nam Mỹ có tiếng nói lớn hơn trên trường quốc tế.
Vì vậy, đối với các nước Âu-Mỹ (đang nỗ lực tìm kiếm đơn đặt hàng vũ khí do khủng hoảng kinh tế trong nước) và Trung Quốc – một quốc gia bán vũ khí mới nổi, Nam Mỹ không khác gì một mảnh đất đầy tiềm năng nhưng chưa được khai thác.
Chỉ riêng máy bay chiến đấu tiên tiến, các nước lớn ở Nam Mỹ chủ yếu là Brazil, Argentina, Venezuela, chắc chắn sẽ biến Nam Mỹ thành thị trường chính của máy bay chiến đấu tiên tiến trong tương lai.
Là nước có lãnh thổ lớn nhất Nam Mỹ, mặc dù đã trang bị chiếc tàu sân bay duy nhất Sao Paulo ở khu vực Nam Mỹ, nhưng trang bị không quân của Brazil lại tương đối lạc hậu. Trình độ trang bị đứng dưới trình độ thế hệ thứ hai.
Máy bay chiến đấu A-4KU của Hải quân Brazil. |
Trang bị chủ lực của Không quân Brazil là máy bay chiến đấu Mirage-III do Pháp chế tạo và A-4 do Mỹ chế tạo vào thập niên 1960.
Mặc dù kết hợp với máy bay tấn công hạng nhẹ nội địa Super Tucano, đủ để đảm đương các nhiệm vụ truyền thống, bảo vệ lưu vực sông Amazon, điều tra buôn lậu, nhưng nếu so với các nước Nam Mỹ khác, vẫn tồn tại một khoảng cách công nghệ nhất định.
Khi so sánh với các quốc gia không quân chính trên thế giới, thì nó tỏ ra rất lạc hậu. Vì vậy, Brazil có nhu cầu thực sự đối với máy bay chiến đấu tiên tiến.
Argentina, nước có diện tích lớn thứ hai ở Nam Mỹ, cạnh tranh giữa họ với Brazil tuyệt đối không chỉ giới hạn ở trên sân bóng đá. Từ lâu, Argentina cũng thừa nhận vị trí thứ hai ở Nam Mỹ.
Sự định vị này chắc chắn là trở ngại cho Brazil mở rộng ảnh hưởng khu vực ở Nam Mỹ. Vì vậy, xây dựng lực lượng quân sự đủ để tạo sự răn đe thích hợp đối với Brazil luôn là nhiệm vụ chính của Argentina.
Một nhân tố quan trọng khác không thể không nhắc tới, đó là tranh chấp quần đảo Malvinas giữa Argentina và Anh.
Gần đây, do Anh chuẩn bị điều tàu khu trục Type 45 mới nhất đến vùng biển này và cử Hoàng tử William đến đây làm nhiệm vụ, sức ép đối với Argentina đột ngột tăng lên.
Máy bay tấn công kiểu chân vịt Pucara của Argentina. |
Trong khi đó, chính cuộc chiến tranh với Anh vào thập niên 1980 đã khiến cho sức mạnh quân sự của Argentina bị yếu đi rất nhiều, đến nay chưa thể khôi phục.
Về đối ngoại, không thể ngăn chặn được Anh, về đối nội cũng không thể răn đe Brazil. Vì vậy, Argentina có nhu cầu thực sự đối với máy bay chiến đấu tiên tiến, giống như nhu cầu của Brazil, họ thậm chí còn cấp bách hơn.
Ít nhất là đối với người châu Á, Venezuela - một nước có diện tích lãnh thổ không bằng Brazil và Argentina, chắc chắn càng được mọi người biết rõ.
Nguyên nhân là do, sau khi Tổng thống Chavez lên cầm quyền, Venezuela không chỉ từ bỏ chính sách thân Mỹ đã lâu, hơn nữa còn chuyển sang chống Mỹ trong các vấn đề cực đoan. Trong một thời gian, Chavez được đặt ngang với Castro như hai “chiến binh chống Mỹ ở Nam Mỹ”.
Do đó, Venezuela muốn giống với Cuba, thực hiện chính sách mạnh về quân sự, ứng phó với các mối đe doạ quân sự có thể xảy ra từ Mỹ. Trong một khoảng thời gian trước đây, mua bán vũ khí tới tấp giữa họ và Nga cũng đã chứng minh phán đoán này.
Điều này làm cho Lục quân Venezuela được gọi là “quân Nga của Nam Mỹ” trên rất nhiều khía cạnh.
Máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Venezuela, mua của Nga. |
Nhưng, tương tự như Brazil, họ cũng đối mặt với khó khăn lão hoá trang bị không quân. Do chính sách thân Mỹ trước đây, trang bị chủ yếu của Không quân Venezuela là máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ chế tạo.
Nhưng bị Mỹ phong toả công nghệ, những máy bay chiến đấu Fighting Falcon phiên bản ban đầu này, về độ tin cậy và sức chiến đấu, ngày càng khó đảm đương được nhiệm vụ tác chiến.
Đồng thời, dùng máy bay kiểu Mỹ chống lại Mỹ vốn là một sự “tiêu hoá tàn nhẫn”. Vì vậy, so với Brazil và Argentina, nhu cầu của Venezuela đối với máy bay chiến đấu tiên tiến là thực tế nhất và cũng cấp bách nhất.