Cụm tàu chiến chủ lực của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản bỏ neo tại quân cảng |
Tờ “Pháp chế văn tụy báo” Trung Quốc ngày 16 tháng 8 năm 2013 có bài viết tuyên truyền với các nội dung cho rằng, những năm gần đây Nhật Bản tăng cường nhanh chóng năng lực quân sự, theo đó mức độ quan tâm của Mỹ đối với vấn đề này cũng ngày càng cao.
Theo báo này, điều làm cho Washington có tâm trạng phức tạp là, họ sẵn sàng nhìn thấy một quân đội Nhật Bản có năng lực quân sự tiên tiến đóng vai trò quan trọng trong chiến lược “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương” của Mỹ.
Nhưng, họ lại lo ngại, Nhật Bản muốn phát triển năng lực tấn công “đánh đòn phủ đầu” làm cho các nước láng giềng cảnh giác hơn đối với Nhật Bản. Điều này làm cho các đồng minh châu Á do Mỹ vất vả xây dựng có sự ngăn cách.
Cường quốc quân sự không có quân đội trên danh nghĩa
Báo TQ "trích lời" học giả Mỹ Michael Fitzpatrick gần đây có bài viết trên trang mạng tin tức truyền hình hữu tuyến Mỹ (CNN) cho rằng, “Hiến pháp của nước này cấm họ có quân đội theo tiêu chuẩn truyền thống. Nhưng, ‘Lực lượng Phòng vệ’ của họ là một trong những lực lượng vũ trang tiên tiến nhất thế giới”. Nước này chính là Nhật Bản.
Theo bài báo, trên trang giấy, Nhật Bản là một trong những nước “hòa bình nhất”. Trong danh sách các quốc gia hòa bình trên toàn cầu, Nhật Bản đứng vị trí thứ sáu. Danh sách này do một số nhà hoạt động hòa bình, nhân đạo sắp xếp.
Hiến pháp hòa bình Nhật Bản cấm Tokyo sở hữu một lực lượng quân đội truyền thống. Nhưng, sách trắng quốc phòng Nhật Bản gần đây cho thấy, quân đội của nước này là một trong những lực lượng vũ trang có trang bị tốt nhất thế giới.
Tàu khu trục lớp Takanami DD111 của Nhật Bản |
Lực lượng vũ trang Nhật Bản có một tên gọi rất “ngọt ngào” là “Lực lượng Phòng vệ”, về mặt chính thức, đó là sự mở rộng của lực lượng cảnh sát. Nhưng, là một đội quân có trang bị tốt đứng thứ sáu thế giới và chi tiêu quân sự năm 2012 khoảng 60 tỷ USD, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản vẫn chưa hài lòng với hiện trạng.
Hiện nay, lực lượng bảo thủ của đảng Tự do Dân chủ cầm quyền Nhật Bản (LDP) tiếp tục nắm chính quyền, họ đang có ý định tiến hành sửa đổi một số nội dung của Hiến pháp hòa bình, điều này rất “ăn khớp” với chiến lược “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương” của Mỹ tại khu vực này.
Michael Fitzpatrick cho rằng, điều mong muốn của Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản là Nhật Bản làm một điểm tựa chiến lược của Washington từ châu Âu tới châu Á để chiến đấu, ý đồ chính của họ là ngăn chặn Trung Quốc. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ không có bất cứ sự do dự nào trong chiến lược ngăn chặn này.
Tiền đồn chiến lược của Mỹ
Theo bài báo, chiến lược mới của Mỹ nhằm thẳng vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ bày tỏ lo ngại sâu sắc đối với sức mạnh kinh tế và quân sự đang trỗi dậy của Trung Quốc, lo ngại sẽ thách thức lợi ích và vị thế của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Tàu khu trục JDS Oonami 111 lớp Takanami và JDS Murasame 101 lớp Murasame của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. |
Corley Wallace, chuyên gia vấn đề quan hệ quốc tế châu Á-Thía Bình Dương và quân sự Nhật Bản, Đại học Auckland, Mỹ cho rằng, Mỹ sở dĩ hài lòng đối với Nhật Bản, là do Nhật Bản có một quân đội phát triển hơn Anh, họ tích cực sẵn sàng cho các cuộc xung đột quân sự có thể xảy ra với Trung Quốc. “Đối với Quân đội Mỹ, Nhật Bản là một tiền đồn chiến lược, đồng thời lại là ‘khách hàng’ của Mỹ, hơn nữa còn là một đối tác chiến lược đứng về phía mình”.
Quân sự hóa thích hợp cũng có thể sẽ giúp Nhật Bản thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn kinh tế hiện nay. Năm 2012, Nhật Bản đã tạm thời chấm dứt lệnh cấm xuất khẩu vũ khí. Việc kết thúc chính sách ngoại giao hòa bình này đã mở ra thị trường mới cho các nhà thầu quốc phòng Nhật Bản – đây chắc chắn là một tin tốt đối với những công ty lớn luôn không ngừng nghiên cứu công nghệ quân sự như Mitsubishi và IHI.
Theo báo TQ, một số nước đã cho biết, rất quan tâm đến việc mua sắm công nghệ quân sự tiên tiến hơn của Nhật Bản. Công nghệ tàu ngầm thông thường của Nhật Bản đặc biệt khiến cho nước khác ao ước.
Corley Wallace cho rằng: “Tàu ngầm động cơ diesel mới nhất lớp Soryu của Nhật Bản được cho là một loại tàu ngầm động cơ thông thường tốt nhất ở phạm vi châu Á-Thái Bình Dương”. Nhật Bản còn có vũ khí tiên tiến giá đắt, điển hình nhất chính là tàu khu trục chủ lực của Nhật Bản. Tàu này có hệ thống tác chiến và phát triển mới nhất và công nghệ tiên tiến, công tác phát triển ở trong nước đã trải qua thời gian 20 năm.
Tàu ngầm của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. |
Ngoài ra, tàu khu trục lớn nhất Lực lượng Phòng vệ Biển được cho là “tàu sân bay hạng nhẹ”, mang tên Izumo, gần đây đã chính thức hạ thủy. Do tàu này có đường băng nối thẳng trước sau, nên về lý thuyết, cũng có thể cất/hạ cánh máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ và máy bay vận tải Osprey hiện triển khai ở Nhật Bản, thuộc tàu sân bay hạng nhẹ tiêu chuẩn.
Hơn nữa, thông tin mới nhất cho thấy, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản còn đang chế tạo một chiếc tàu sân bay hạng nhẹ cùng cấp khác và dự định hạ thủy vào năm 2014. Hai tàu sân bay hạng nhẹ này sau khi chế tạo xong sẽ lần lượt được triển khai ở căn cứ Yokosuka thuộc tỉnh Kanagawa và căn cứ Sasebo thuộc tỉnh Nagasaki, trở thành tàu chỉ huy lớn nhất của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Ngoài những điều đó, dư luận bên ngoài công nhận Nhật Bản có thể trở thành quốc gia sở hữu năng lực vũ khí hạt nhân chỉ trong vòng thời gian 6 tháng, thậm chí có nước cho rằng, Nhật Bản đã bí mật sở hữu vũ khí hạt nhân. Nhật Bản có thể nhanh chóng trở thành một trong những siêu cường quân sự cấp độ thế giới. Nhật Bản còn là quốc gia sở hữu vệ tinh nhiều thứ ba trên thế giới.
Nhật Bản quan tâm đến phương tiện phóng vũ khí chiến lược
Báo Trung Quốc cho rằng, mặc dù Mỹ khuyến khích Nhật Bản trở nên tích cực hơn trên phương diện sử dụng quân đội, nhưng dựa trên nguyên nhân lịch sử, Washington hoàn toàn không yên tâm lắm đối với một Nhật Bản sở hữu năng lực tấn công quân sự.
Tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. |
Cách đây không lâu, hãng Kyodo Nhật Bản cho biết, quan chức Mỹ đã bày tỏ quan ngại với quan chức Nhật Bản về việc Tokyo có kế hoạch phát triển năng lực quân sự thực hiện các hành động mang tính tấn công, hơn nữa Nhật Bản phát triển năng lực này là nhằm vào các nước khác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Điều lo ngại của quan chức Mỹ là, nếu chính quyền Shinzo Abe đưa ra điều chỉnh chính sách này (phát động hành động quân sự mang tính tấn công đối với các nước láng giềng), có thể sẽ kích thích phản ứng của các nước láng giềng và gây ra hiệu ứng tiêu cực. Quan chức Mỹ yêu cầu quan chức Nhật Bản làm rõ - Nhật Bản phát triển năng lực quân sự mang tính tấn công sẽ tấn công quốc gia nào.
Đầu tháng 7 năm nay, phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Bradley Roberts đã trả lời phỏng vấn tờ “Asahi Shimbun” Nhật Bản, khi được hỏi về việc Nhật Bản có kế hoạch tìm kiếm phát triển năng lực tấn công đánh đòn phủ đầu, ông cho biết: “Khi điều này biến thành lập trường chính thức của Chính phủ Nhật Bản, thì giữa Washington và Tokyo sẽ tổ chức tham vấn chặt chẽ, tiến hành đánh giá đề nghị này trên các phương diện như lợi ích, cái giá phải trả và rủi ro tiềm ẩn của nó”.
Điều càng có thể nói rõ vấn đề là, Roberts chứng thực với tờ “Asahi Shimbun” rằng, bắt đầu từ năm 2012, là một phần của Đối thoại răn đe mang tính mở rộng Mỹ-Nhật, Mỹ đã cho phép quan chức Nhật Bản đến các cơ sở hạt nhân của Mỹ mang tính chu kỳ.
Tàu khu trục tên lửa Aegis lớp Kongo, Nhật Bản. |
Căn cứ vào phát biểu của Roberts, quan chức Nhật Bản hoàn toàn không tham quan đầu đạn hạt nhân thực tế, mà là quan tâm hơn đến hệ thống tác chiến và phương tiện phóng. Thông tin này cho biết, các phương tiện phóng trong đó có hệ thống tên lửa đạn đạo và tàu ngầm hạt nhân chiến lược.
Thống nhất với chính sách đã trình bày của Mỹ, Roberts phủ nhận Washington cung cấp ô có phạm vi răn đe lớn hơn cho Nhật Bản, là để tránh Nhật Bản tìm cách phát triển kho vũ khí hạt nhân của họ. Mặc dù vậy, Roberts cho biết, Mỹ đem lại cơ hội cho quan chức Nhật Bản tiếp cận cơ sở hạt nhân, chủ yếu là để “chứng minh với đồng minh chặt chẽ, bản thân cam kết tiến hành răn đe hạt nhân có hiệu quả vì lợi ích của họ”.
Tháng 5 năm 2013, chính quyền Obama luôn thúc giục Nhật Bản không nên khởi động 6 cơ sở thu hồi nhiên liệu hạt nhân, những cơ sở này mỗi năm có thể sản xuất 9 tấn nhiêu liệu plutonium cấp độ vũ khí, đủ để chế tạo khoảng 2.000 vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, quan chức Mỹ ngầm bày tỏ quan ngại đối với những phát biểu của ông Shinzo Abe về lịch sử chiến tranh của Nhật Bản.
Tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tiến hành diễn tập tác chiến trên biển |
Zachary Coke, chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, Washington bày tỏ quan ngại ngày càng lớn đối với kế hoạch xây dựng lại quân đội của Nhật Bản, đã cho thấy sự khó xử của Mỹ khi quản lý đồng minh và đối tác chiến lược ở châu Á. Một mặt, Washington dựa vào căn cứ quân sự của đồng minh và đối tác ở khu vực này. Mỹ cũng muốn nhìn thấy những nước này tăng cường năng lực quân sự của mình, như vậy có thể gánh nhiều trách nhiệm hơn đối với an ninh khu vực.
Mặt khác, Mỹ lo ngại sự nương tựa này của mình có thể sẽ khuyến khích những đồng minh này trở nên chủ động hơn trong các cuộc xung đột. Điều này làm cho Mỹ đối mặt với khả năng rơi vào chiến tranh – đặc biệt là những tranh chấp với Trung Quốc, trong những vấn đề này Mỹ hoàn toàn không có lợi ích.
Zachary Coke cho rằng, Nhật Bản hoàn toàn không phải là quốc gia duy nhất gây ra tình hình khó khăn tương tự. Trên thực tế, một trong những mệnh lệnh cao nhất của các nhà chính trị Mỹ trong năm 2013 chính là nỗ lực xử lý tốt những hoạt động cân bằng tinh tế này. Điều này sẽ đòi hỏi các quan chức ngoại giao Mỹ phải bỏ ra nhiều năng lượng và nguồn lực hơn vào quản lý đồng minh trong tương lai.
Nhật Bản muốn phát triển tên lửa hành trình tầm xa |
Xe tăng chiến đấu Type-90 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản được tàu đệm khí vận chuyển, tiến hành diễn tập đổ bộ. |
Nhật Bản xuất khẩu thủy phi cơ US-2 cho Ấn Độ. |
Máy bay tuần tra săn ngầm tiên tiến P-1 do Nhật Bản tự chế tạo |
Radar theo dõi tên lửa đạn đạo FPS-5 do Nhật Bản tự nghiên cứu chế tạo. |
Nhật Bản là một trong những nước sở hữu nhiều vệ tinh nhất thế giới. |
Nhật Bản vừa hạ thủy tàu sân bay trực thăng 22DDH Izumo và đang chế tạo thêm 1 chiếc tương tự. |
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản thường xuyên tiến hành diễn tập bảo vệ chủ quyền trước sức ép quân sự ngày càng tăng từ Trung Quốc |