Báo Trung Quốc dự đoán Việt Nam có thể sẽ mua máy bay Su-35 từ Nga

01/07/2013 08:03
Việt Dũng
(GDVN) - Theo báo Nga, Trung Quốc mua Su-35 với số lượng không lớn, nhưng sẽ kích thích các nước khác như Việt Nam mua sắm máy bay Nga...
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga

Ngày 28 tháng 6, tờ tuần san "Bình luận quân sự độc lập" Nga đưa tin, tại Triển lãm hàng không Le Bourget, Paris cách đây không lâu, phi công bay thử của Công ty Sukhoi Nga là Bogdan đã điều khiển máy bay chiến đấu đa năng Su-35S kiểu mới nhất lần đầu tiên tiến hành bay biểu diễn.

Chuyên gia cho rằng, Su-35 được tập trung quảng bá ở triển lãm hàng không quốc tế có lợi cho việc ký kết hợp đồng xuất khẩu loại máy bay này, hiện đã có khoảng 10 quốc gia bày tỏ quan tâm tới Su-35, trong đó các cuộc đàm phán hợp đồng cung ứng 24 máy bay Su-35 giữa Trung Quốc và Nga đã gần kết thúc.

Chemezov, Tổng giám đốc Tập đoàn công nghệ quốc gia Nga ngày 10 tháng 6 từng cho biết, Nga kỳ vọng có thể ký kết thỏa thuận bán máy bay chiến đấu Su-35 với Trung Quốc vào nửa cuối năm nay.

5 ngày trước đó, phía Nga còn bố trí bay biểu diễn máy bay chiến đấu Su-35S trước đoàn đại biểu quân sự Trung Quốc tại sân bay Kubinka ở ngoại ô Moscow. Chiếc máy bay này là máy bay phiên bản sản xuất hàng loạt thứ 7 được chế tạo theo hợp đồng mua sắm của Không quân Nga.

Chuyên gia quan sát Nga tại hiện trường chứng thực, Su-35 đã đem lại ấn tượng rất mạnh cho các chuyên gia Trung Quốc, gồm có những nhà thiết kế từng tham gia nghiên cứu chế tạo phiên bản sao chép của Su-27SK và Su-30MK.

Mặc dù Chemezov từ chối cho biết giá trị và số lượng máy bay theo hợp đồng Su-35 mà Trung-Nga có kế hoạch ký kết, nhưng đã tiết lộ với truyền thông là, dự kiến cung ứng 24 máy bay, đơn giá cao tới 80 triệu USD. Điều này có nghĩa là, giao dịch này chỉ riêng phần máy bay đã có giá 1,8-1,9 tỷ USD.

Nếu cộng với cung ứng thiết bị mặt đất và vũ khí sát thương hàng không thì giá trị hợp đồng ít nhất sẽ còn tăng 50%. Tóm lại, tiến trình đàm phán lâu dài và gian nan Nga cung cấp loại máy bay chiến đấu đa năng mới nhất này cho Trung Quốc hầu như đã chuẩn bị kết thúc thành công.

Su-35 Nga
Su-35 Nga

Được biết, trong đàm phán, bất đồng chính của hai bên Trung-Nga tập trung vào số lượng máy bay cần cung cấp. Phía Trung Quốc tìm cách cố gắng gảm lượng mua, phía Nga kiên trì yêu cầu Trung Quốc mua ít nhất 48 chiếc.

Sau khi Trung Quốc từ chối tiếp tục thực hiện thỏa thuận sản xuất Su-27SK theo giấy phép, không tiếp tục mua gần 100 bộ kiện công nghệ máy bay, chuyển sang sao chép máy bay Su-27SK và Su-30 ở Thẩm Dương trước đây, người Nga luôn có thái độ tương đối cảnh giác khi cân nhắc bán máy bay chiến đấu mới nhất cho Trung Quốc.

Tuy nhiên, thông qua tranh cãi và đàm phán thời gian dài, hai bên Trung-Nga cuối cùng đạt được phương án thỏa hiệp được hai bên đều có thể chấp nhận được, quy định trong giai đoạn đầu cung cấp 24 máy bay chiến đấu Su-35.

Tại hội nghị lần thứ 17 của Ủy ban hợp tác kỹ thuật quân sự liên chính phủ Trung-Nga tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng 11 năm 2012, hai bên đã ký nghị định thư Trung Quốc mua máy bay chiến đấu Su-35.

Ngày 22 tháng 1 năm 2013, tại Bắc Kinh, hai bên đã ký thỏa thuận liên chính phủ Trung-Nga tiếp tục hợp tác kỹ thuật quân sự trong lĩnh vực hàng không tác chiến, bộ phận cốt lõi chính là Trung Quốc nhập khẩu Su-35. Thỏa thuận này đã mở ra con đường hai bên trực tiếp triển khai đàm phán hợp đồng có liên quan.

Su-35 là phiên bản phát triển cao nhất của hệ thống tác chiến hàng không lấy T-10 làm nền tảng, năm 2003 xuất hiện lần đầu tiên tại Triển lãm hàng không Dubai của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), đã trưng bày mô hình Su-35 với số hiệu thân máy bay là 901.

Máy bay Su-35 Nga
Máy bay Su-35 Nga

Cùng với việc bảo lưu bố cục khí động học thành công của máy bay chiến đấu Su-27, các kỹ sư của Cục thiết kế Sukhoi đã cải tiến rất lớn kết cấu thân máy bay Su-35, sử dụng vật liệu mới, giảm đặc điểm bộc lộ radar của máy bay, nâng cao mức độ tàng hình.

Theo truyền thông, động cơ mới của Su-35 có thể làm cho máy bay đạt tốc độ siêu âm trong tình hình không sử dụng nhiên liệu phụ trội, đã bảo đảm khả năng hoạt động liên tục với tốc độ siêu âm của máy bay, từ đó làm cho máy bay đã có một đặc trưng chính của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.

Điều quan trọng nhất là, máy bay Su-35 sở hữu hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại lấy radar Irbis làm nền tảng, sở hữu năng lực phi phàm có thể phát hiện mục tiêu có diện tích phản xạ chỉ 2 m2 trong phạm vi 400 km.

Điều rất có khả năng là, hiện nay radar của bất cứ loại máy bay chiến đấu nào đều không có năng lực này, trong đó có máy bay chiến đấu F-22 và F-35 của Mỹ, những máy bay sử dụng radar mảng pha quét điện tử chủ động.

Theo báo Nga, cùng với việc hợp đồng cung ứng Su-35 sắp ký kết, đã xuất hiện 2 vấn đề quan trọng. Thứ nhất, rủi ro công nghiệp hàng không Trung Quốc sao chép loại máy bay này lớn thế nào? Thứ hai, giao dịch này sẽ có ảnh hưởng gì tới thị trường vũ khí trang bị hàng không Nam Á và Đông Nam Á?

Đối với phiên bản sao chép Su-35 mà Trung Quốc chắc chắn sẽ sản xuất, giống như việc sao chép tất cả hệ thống vũ khí trang bị mà Trung Quốc có được từ Nga và châu Âu trước đây, ở nội bộ Nga thực sự tồn tại sự lo ngại nhất định. So với tiềm lực sao chép thành công Su-27 và Su-30 đầu thế kỷ mới, hiện nay trình độ và năng lực của công nghiệp hàng không Trung Quốc rõ ràng đã gia tăng rất lớn.

Máy bay chiến đấu đa năng Su-35 Nga
Máy bay chiến đấu đa năng Su-35 Nga

Có thể nói, Trung Quốc đã trở thành nước lớn thứ ba trên thế giới thực hiện thành công bay thử máy bay chiến đấu mà cỗ máy tuyên truyền của nước này gọi là "thế hệ thứ năm". Nếu nói máy bay chiến đấu hạng nặng thế hệ thứ năm J-20 Trung Quốc bay thử lần đầu tiên muộn hơn T-50 của Nga, thì về mặt chế tạo máy bay chiến đấu hạng trung J-31, Trung Quốc đã vượt Nga, Nga tạm thời cơ bản không có chương trình nghiên cứu phát triển tương tự.

Nhưng hiện nay ít nhất có 3 tình hình cho thấy Trung Quốc gặp khó khăn nghiêm trọng về việc lặp lại lịch sử sao chép 10-15 năm trước: Thứ nhất, không nên quên rằng, việc sao chép trước đây được tiến hành sau khi Nga bán công nghệ cho phép sản xuất Su-27 cho Trung Quốc và các chuyên gia của Cục thiết kế Sukhoi và Nhà máy chế tạo máy bay Komsomolsk-on-Amur có sự hỗ trợ to lớn cho chương trình cấp phép sản xuất J-11 của Trung Quốc.

Thứ hai, Trung Quốc đến nay vẫn không thể chế tạo được sản phẩm sao chép chất lượng cao của động cơ AL-31F, buộc phải nhập khẩu lượng lớn loại động cơ này từ Nga.

Thứ ba, hiện đã rõ ràng là, Trung Quốc trước đây đã có được rất nhiều thông tin và công nghệ có liên quan đến Su-27, Su-33 và động cơ AL-31F từ Ukraine. Nhưng, xét thấy hợp đồng cung ứng Su-35 hiện nay tạm thời không quy định bán công nghệ sản xuất có giấy phép, bản thân máy bay trang bị động cơ 117S phức tạp hơn, hơn nữa chuyên gia hàng không Ukraine không thể nắm được công nghệ Su-35, vì vậy Trung Quốc muốn sao chép loại máy bay này sẽ phải mất thời gian rất dài.

Máy bay Su-35 do Nga chế tạo
Máy bay Su-35 do Nga chế tạo

Trong bối cảnh nêu trên, giả thiết có khả năng hơn là, Trung Quốc phần nào sẽ lặp lại lịch sử nhập khẩu máy bay Su-27 trước đây. Mọi người đều biết, Trung Quốc có được lô 26 máy bay Su-27 đầu tiên vào đầu năm 1992, sau đó đã mua lô 22 chiếc thứ hai, hầu như đồng thời đã nhập giấy phép sản xuất khoảng 100 máy bay chiến đấu Su-27, cuối cùng đã đặt mua 28 máy bay chiến đấu Su-27UBK phiên bản hai chỗ ngồi khác vào năm 1999. Còn chương trình nhập khẩu Su-30, sau khi đặt mua ban đầu 38 chiếc, Trung Quốc lại mở rộng đến 100 chiếc.

Như vậy, nếu tình hình liên quan đến Su-35 phát triển lạc quân, Trung Quốc ít nhất sẽ có một lô đơn đặt hàng máy bay mới, có thể sẽ mua công nghệ sản xuất lượng lớn máy bay Su-35 (100 chiếc). Tình hình tương đối xấu là, Trung Quốc sẽ chỉ mua một lô máy bay Su-35, sau đó chỉ mua động cơ sử dụng cho loại máy bay này.

Còn khả năng tác động từ hợp đồng cung ứng Su-35 Trung-Nga đối với thị trường trang bị hàng không tác chiến Nam Á và Đông Nam Á, có thể suy đoán chắc chắn rằng, việc xuất hiện loại máy bay chiến đấu xuất sắc này trong kho vũ khí trang bị của Không quân Trung Quốc ít nhất sẽ kích thích Việt Nam và Indonesia tiếp tục mua máy bay của Nga, hơn nữa làm cho việc nhập khẩu máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30MK2 phiên bản trước đây đã mất đi ý nghĩa đáng có.

Báo TQ bình luận rằng "để đối phó với thực lực tác chiến trên không ngày càng tăng của Trung Quốc, Việt Nam sẽ buộc phải mua sắm Su-35. Ngoài ra, Trung Quốc sở hữu Su-35 sẽ tạo điều kiện tiên quyết cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 của Nga tiến quân vào thị trường Đông Nam Á".

Trung Quốc mua Su-35 sẽ thúc đẩy Su-35 thâm nhập thị trường Nam Á và Đông Nam Á?
Trung Quốc mua Su-35 sẽ thúc đẩy Su-35 thâm nhập thị trường Nam Á và Đông Nam Á?

Điều cuối cùng còn có thể suy đoán là, phản ứng tự nhiên của Ấn Độ trước việc Trung Quốc nhập khẩu Su-35 cũng tương đồng, sẽ đẩy nhanh chương trình nghiên cứu chế tạo liên hợp FGFA máy bay chiến đấu thế hế thứ năm Nga-Ấn, và có thể gia tăng số lượng mua sắm theo kế hoạch, đồng thời đẩy nhanh chương trình cải tiến sâu sắc máy bay chiến đấu Su-30MKI, có thể sẽ lắp radar mảng pha quét điện tử chủ động.

Tóm lại, mặc dù số lượng mua 24 máy bay Su-35 của Trung Quốc không lớn lắm, nhưng sẽ làm nảy sinh những hệ quả về địa-chính trị, thương mại và thị trưởng tương đối lớn.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!

CÁC TIN BÀI ĐƯỢC BẠN ĐỌC QUAN TÂM

>> Hình ảnh mới nhất về siêu hạm USS Independence có thể có mặt ở Biển Đông

>> Thời báo Hoàn Cầu:Không tin Việt Nam có thể nâng cấp được xe tăng T-55

>> Sức mạnh siêu hạm đổ bộ Zurb của Hải quân Nga

>> Su-30MK2 của Việt Nam lại xuất hiện trên báo Trung Quốc

>> Siêu hạm tuần duyên, bảo vệ chủ quyền USS Freedom của Hải quân Mỹ

>> Báo Trung Quốc đăng ảnh phi đội trực thăng EC-225 mới của Việt Nam

>> Cận cảnh trực thăng tấn công AH-64 Apache của Lục quân Mỹ

>> Báo Trung Quốc: Việt Nam có khả năng công, thủ mạnh nhất ĐNA

>> Mãn nhãn với những hình ảnh siêu nét chụp tiêm kích F-35 của Mỹ

>> Xem các tàu ngầm tương lai của Hải quân Việt Nam

>> Thời báo Hoàn Cầu: Việt Nam đang đẩy nhanh xây dựng lực lượng hải quân

>> Các tuần tra hạm của Hải quân nhân dân Việt Nam

 >> Sức mạnh chiến hạm tên lửa Molnya của Hải quân Việt Nam  >> Cảnh sát biển Việt Nam tiếp nhận máy bay tuần tra biển CASA-212-400
 >> Báo Trung Quốc đăng ảnh các học viên tàu ngầm Việt Nam tại Nga  >> Thăm “vua” Đinh Tiên Hoàng tại quân cảng Cam Ranh
Việt Dũng