Vụ một kẻ thánh chiến Hồi giáo giết hại 7 công dân Pháp đã tạm thời làm chuyển hướng chiến dịch tranh cử tổng thống Pháp với những vấn đề kinh tế là tâm điểm của cuộc bầu cử.
Tuy nhiên, vài tuần sau vòng hai cuộc bầu cử vào ngày 6/5/2012, tân tổng thống sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20. Và ông sẽ phải lập tức chấp thuận, đàm phán lại hay từ chối một hiệp ước châu Âu ra đời từ ý tưởng của cánh hữu của Đức, có nội dung siết chặt thêm các chính sách thắt lưng buộc bụng.
Định hướng kinh tế và xã hội của Pháp và cả định hướng xây dựng châu Âu sẽ phụ thuộc vào sự lựa chọn của tân tổng thống.
Tuy nhiên, vài tuần sau vòng hai cuộc bầu cử vào ngày 6/5/2012, tân tổng thống sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20. Và ông sẽ phải lập tức chấp thuận, đàm phán lại hay từ chối một hiệp ước châu Âu ra đời từ ý tưởng của cánh hữu của Đức, có nội dung siết chặt thêm các chính sách thắt lưng buộc bụng.
Định hướng kinh tế và xã hội của Pháp và cả định hướng xây dựng châu Âu sẽ phụ thuộc vào sự lựa chọn của tân tổng thống.
Ảnh Telegraph |
Phải chăng cuộc bầu cử tổng thống ở Pháp có thể dẫn đến một sự thay đổi tổng thống song không vì thế mà các Cuộc thảo luận mang tính quyết định của thời kỳ mở từ năm 2007 sẽ chấm dứt? Sự luân phiên chính trị sẽ là một sự giảm nhẹ cho người dân Pháp.
Bởi ngoài các tật dễ nhận thấy nhất của tổng thống sắp mãn nhiệm – ông có mặt khắp nơi, giỏi phô diễn, ông tài nói mọi thứ và hành động trái ngược – khả năng lôi cuốn mà những người giàu có truyền cảm hứng cho ông gần ngang bằng với khả năng ông khiến những người thất nghiệp, những người nhập cư, những người Hồi giáo hay các viên chức thành những kẻ bung xung giận dữ, 5 năm trôi qua đã đánh dấu một sự thụt lùi của nền dân chủ chính trị và của quyền tối cao của người dân Pháp.
Bởi ngoài các tật dễ nhận thấy nhất của tổng thống sắp mãn nhiệm – ông có mặt khắp nơi, giỏi phô diễn, ông tài nói mọi thứ và hành động trái ngược – khả năng lôi cuốn mà những người giàu có truyền cảm hứng cho ông gần ngang bằng với khả năng ông khiến những người thất nghiệp, những người nhập cư, những người Hồi giáo hay các viên chức thành những kẻ bung xung giận dữ, 5 năm trôi qua đã đánh dấu một sự thụt lùi của nền dân chủ chính trị và của quyền tối cao của người dân Pháp.
Sau cuộc trưng cầu ý dân vào tháng 5/2005, các ứng cử viên vào Điện Élysée của 2 đảng chính đại diện tại Quốc hội đã không biết sự phản đối của đại bộ phận người dân Pháp đối với việc xây dựng châu Âu mà tất cả sai lầm của nó hiện đang bộc lộ.
Tuy nhiên, cuộc trưng cầu ý dân lại được thể hiện bằng một sự bỏ phiếu dứt khoát, sau một cuộc thảo luận quốc gia có độ tin cậy cao hơn chiến dịch bầu cử hiện tại. Nhiệm kỳ tổng thống của Nicolas Sarkozy, hẳn là đánh dấu sự quay về với chủ nghĩa duy ý chí chính trị, đã kết thúc bằng một loạt các tuyên bố gây bất ngờ.
Tuy nhiên, cuộc trưng cầu ý dân lại được thể hiện bằng một sự bỏ phiếu dứt khoát, sau một cuộc thảo luận quốc gia có độ tin cậy cao hơn chiến dịch bầu cử hiện tại. Nhiệm kỳ tổng thống của Nicolas Sarkozy, hẳn là đánh dấu sự quay về với chủ nghĩa duy ý chí chính trị, đã kết thúc bằng một loạt các tuyên bố gây bất ngờ.
Do vậy, khi tất cả ứng cử viên cánh tả chỉ trích các ngân hàng, Bộ trưởng Kinh tế Pháp Francois Baroin đã khẳng định rằng việc đổ lỗi cho tài chính cũng ngu đốt chẳng khác gì như khi nói rằng “tôi phản đối mưa”, “tôi phản đối lạnh” hay “tôi phản đối sương mù”, về phần mình, Thủ tướng Pháp Francois Fillon đã khuyên ứng cử viên thuộc Đảng Xã hội Francois Hollande “đệ trình chương trình tranh cử lên Cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s”.
Sự lệ thuộc của giới lãnh đạo Pháp vào một cánh tả nước Đức ngày càng ngạo mạn và coi trọng giáo lý của một “nền dân chủ phù hợp với thị trường” cũng đồng thời khiến quyền tối cao của người dân Pháp bị giảm sút. Việc chấm dứt giả thuyết này là trọng tâm của cuộc bầu cử đang diễn ra, và điều đó buộc người ta phải thẳng thắn đặt ra các thời hạn cho cuộc tranh luận châu Âu.
Không ai không biết rằng các chương trình thắt lưng buộc bụng được thực hiện bền bỉ từ suốt 2 năm qua đã và sẽ không mang lại một sự cải thiện nào cho các vấn đề nợ mà giới lãnh đạo Pháp muốn giải quyết. Do đó, một chiến lược cánh tả, do không đưa ra xem xét lại vấn đề tài chính, đã lập tức bị chỉ trích. Thế nhưng, môi trường chính trị châu Âu không cho phép người ta tưởng tượng rằng kết quả này có thể đạt được mà không cần phải mệt hơi tốn sức.
Không ai không biết rằng các chương trình thắt lưng buộc bụng được thực hiện bền bỉ từ suốt 2 năm qua đã và sẽ không mang lại một sự cải thiện nào cho các vấn đề nợ mà giới lãnh đạo Pháp muốn giải quyết. Do đó, một chiến lược cánh tả, do không đưa ra xem xét lại vấn đề tài chính, đã lập tức bị chỉ trích. Thế nhưng, môi trường chính trị châu Âu không cho phép người ta tưởng tượng rằng kết quả này có thể đạt được mà không cần phải mệt hơi tốn sức.
Ảnh CNN |
Hiện tại, sự bế tắc nói chung được khai thông bởi lượng tiền mà Ngân hàng trung ương châu Âu đổ vào đầu tư ở các ngân hàng tư nhân với mức lãi thấp và các ngân hàng này lại cho nhà nước vay lại với mức cao hơn.
Nhưng giải pháp tình thế này lại phụ thuộc vào ý muốn của Ngân hàng trung ương châu Âu vốn dựa trên sự “độc lập” mà các hiệp ước châu Âu mang lại cho nó.
Xét về dài hạn hơn, đáp ứng các yêu cầu của Đức, vốn được giới chức Pháp ngoan ngoãn tuân thủ, phần lớn các nước thành viên của Lien minh châu Âu đã cam kết siết chặt các chính sách thắt lưng buộc bụng của họ và buộc các nước vi phạm phải chịu một cơ chế trừng phạt khắc nghiệt, tuân thủ Hiệp ước về ổn định, phối hợp và quản lý (TSCG) đang trong quá trình phê chuẩn.
Nhưng giải pháp tình thế này lại phụ thuộc vào ý muốn của Ngân hàng trung ương châu Âu vốn dựa trên sự “độc lập” mà các hiệp ước châu Âu mang lại cho nó.
Xét về dài hạn hơn, đáp ứng các yêu cầu của Đức, vốn được giới chức Pháp ngoan ngoãn tuân thủ, phần lớn các nước thành viên của Lien minh châu Âu đã cam kết siết chặt các chính sách thắt lưng buộc bụng của họ và buộc các nước vi phạm phải chịu một cơ chế trừng phạt khắc nghiệt, tuân thủ Hiệp ước về ổn định, phối hợp và quản lý (TSCG) đang trong quá trình phê chuẩn.
Đòn trừng phạt áp dụng cho Hy Lạp giờ đang đe dọa Tây Ban Nha, nước bị yêu cầu phải giảm bớt 1/3 khoản thâm hụt ngân sách khi tỷ lệ thất nghiệp ở nước này đã lên mức 22,8%. Bồ Đào Nha cũng không lâu nữa buộc phải căt giảm các khoản chi tiêu công mặc dù lãi suất các khoản vay của họ tăng vọt (ở mức 14% vào tháng 3) và nước này đang chìm vào sự suy thoái kính tế 0-3% tăng trưởng năm 2011).
Việc áp dụng chính sách thắt chặt ngân sách đối với các quốc gia có nguy cơ thất nghiệp ồ ạt không còn là chuyện lạ lẫm; đó đã từng là cách quản lý kinh tế – xã hội của cánh hữu Pháp trong những năm 1930. Các đảng viên Đảng xã hội khi đó đã lý giải: “Giảm phát làm khủng hoảng thêm trầm trọng, khiến sản lượng giảm sút và làm giảm bớt hiệu suất thuế.”
Việc áp dụng chính sách thắt chặt ngân sách đối với các quốc gia có nguy cơ thất nghiệp ồ ạt không còn là chuyện lạ lẫm; đó đã từng là cách quản lý kinh tế – xã hội của cánh hữu Pháp trong những năm 1930. Các đảng viên Đảng xã hội khi đó đã lý giải: “Giảm phát làm khủng hoảng thêm trầm trọng, khiến sản lượng giảm sút và làm giảm bớt hiệu suất thuế.”
Tuy nhiên, sự ngu dốt của các chính sách hiện nay chỉ bất ngờ với những ai còn ảo tưởng rằng chúng có khuynh hướng phục vụ lợi ích chung chứ không phục vụ lợi ích của lực lượng chính trị chóp bu. Nếu tài chính có một bộ mặt, thì đây hẳn là bộ mặt thực của nó. Việc điểm mặt chỉ tên kẻ thù này giúp người ta dễ dàng kêu gọi chống lại nó.
Ảnh CNN |
Giả sử có sự luân phiên chính trị ở Pháp, thì việc xem xét lại TSCG hay các chính sách thắt lưng buộc bụng khác có cùng bản chất sẽ phải là ưu tiên tuyệt đối của tân tổng thống, cho dù ông là ai. Thành công hay thất bại trong khâu này sẽ quyết định các lĩnh vực còn lại: giáo dục, các dịch vụ công, chính sách thuế và việc làm.
Ông Hollande muốn tách rời sự đoàn kết châu Âu mà ông bảo vệ ra khỏi liệu pháp sốc kinh tế tự do mà ông phản đối. Ông đã cam kết sẽ “đàm phán lại” hiệp ước nói trên, với hy vọng sẽ đưa thêm vào nội dung bản hiệp ước “mảng tăng trưởng và việc làm” dựa trên các dự án công nghiệp trong phạm vi châu Âu.
Ông Hollande muốn tách rời sự đoàn kết châu Âu mà ông bảo vệ ra khỏi liệu pháp sốc kinh tế tự do mà ông phản đối. Ông đã cam kết sẽ “đàm phán lại” hiệp ước nói trên, với hy vọng sẽ đưa thêm vào nội dung bản hiệp ước “mảng tăng trưởng và việc làm” dựa trên các dự án công nghiệp trong phạm vi châu Âu.
Trái lại, ứng cử viên Jean-Luc Mélenchon lại nhận định: “Không một chính sách cánh tả nào có thể được thực thi trong khuôn khổ của các hiệp ước như vậy.” Như vậy, một cách khá lôgíc, ứng cử viên thuộc Đảng Mặt trận cánh tả (FG) này đã phản đối TSCG, cũng giống như ông đã phản đổi Cơ chế ổn định châu Âu (ESM), một cơ chế dự kiến chỉ dành sự hỗ trợ tài chính cho những nước khó khăn đã chấp nhận các biện pháp cân bằng ngân sách khắt khe.
Ứng cử viên thuộc Đảng Xanh (bà Eva Joly) và hai ứng cử viên theo đường lối của (ông Philippe Poutou và bà Nathalie Arthaud) cùng tiến hành chiến dịch tranh cử vì một “sự kiểm toán trong phạm vi châu Âu các khoản nợ công”, thậm chí, để phản đối các khoản nợ bất hợp lý này, họ kết luận rằng việc đánh thuế thấp trong suốt 20 năm qua và những lợi ích dành cho các tổ chức cho vay là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mức độ nợ công hiện tại.
Ứng cử viên thuộc Đảng Xanh (bà Eva Joly) và hai ứng cử viên theo đường lối của (ông Philippe Poutou và bà Nathalie Arthaud) cùng tiến hành chiến dịch tranh cử vì một “sự kiểm toán trong phạm vi châu Âu các khoản nợ công”, thậm chí, để phản đối các khoản nợ bất hợp lý này, họ kết luận rằng việc đánh thuế thấp trong suốt 20 năm qua và những lợi ích dành cho các tổ chức cho vay là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mức độ nợ công hiện tại.
“Sự rút lui mềm dẻo” năm 1997
Tổng thống Pháp Nicolai Sarkozy. Ảnh CNN |
Phần lớn các nước châu Âu, đứng đầu là Đức, những nước đã phản đối việc đàm phán lại các hiệp ước, không hề nghĩ như vậy. Không có chuyện cho các nước gặp khó khăn về tài chính vay những khoản tiền lớn mà không cần họ đưa ra các bằng chứng cho khả năng quản lý tốt của họ.
Có nghĩa là, các nước này phải chấp nhận vừa tư nhân hoá một số lĩnh vực, vừa xem xét lại các chính sách bảo hiểm xã hội (tiền lương, trợ cấp thất nghiệp, tiền lương tối thiểu, v.v).
Vả lại, ngày 24/2, trong một bài phỏng vấn trên báo Wall Street, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu đã mỉa mai rằng “các nước châu Âu không đủ giàu để có thể trả lương cho tất cả những người không làm việc,” Cựu Giám đốc của Ngân hàng Tài chính Goldman Sachs nói thêm rằng một chính sách thắt lưng buộc bụng “tốt” sẽ phải yêu cầu nhà nước đồng thời cắt giảm thuế (một việc mà không một ứng cử viên tổng thống nào, ngay cả Sarkozy, đề xuất) và các khoản chi tiêu công.
Có nghĩa là, các nước này phải chấp nhận vừa tư nhân hoá một số lĩnh vực, vừa xem xét lại các chính sách bảo hiểm xã hội (tiền lương, trợ cấp thất nghiệp, tiền lương tối thiểu, v.v).
Vả lại, ngày 24/2, trong một bài phỏng vấn trên báo Wall Street, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu đã mỉa mai rằng “các nước châu Âu không đủ giàu để có thể trả lương cho tất cả những người không làm việc,” Cựu Giám đốc của Ngân hàng Tài chính Goldman Sachs nói thêm rằng một chính sách thắt lưng buộc bụng “tốt” sẽ phải yêu cầu nhà nước đồng thời cắt giảm thuế (một việc mà không một ứng cử viên tổng thống nào, ngay cả Sarkozy, đề xuất) và các khoản chi tiêu công.
Nói cách khác, một vị tổng thống cánh tả sẽ vấp phải sự phản đối của phần lớn các chính phủ Liên minh châu Âu, mà đa phần là các chính phủ bảo thủ, và sự phản đối của Ngân hàng Trung ương châu Âu, và cả Uỷ ban châu Âu do ông José Manuel Barroso làm chủ tịch.
Do vậy, sau khi đã suy nghĩ cân nhắc, các thủ tướng Anh, Ba -Lan và Italia, cũng như thủ tướng Đức đã không chấp nhận ứng cử viên tống thống được cử tri ủng hộ do ông bị đánh giá là không dễ gần như tổng thống sắp mãn nhiệm.
Do vậy, sau khi đã suy nghĩ cân nhắc, các thủ tướng Anh, Ba -Lan và Italia, cũng như thủ tướng Đức đã không chấp nhận ứng cử viên tống thống được cử tri ủng hộ do ông bị đánh giá là không dễ gần như tổng thống sắp mãn nhiệm.
Bộ trưởng Tài chính Hà Lan Jan Kees de Jager nói: “Chắc chắn, chúng tôi không ủng hộ việc đàm phán lại. Ngược lại, nếu Hollande muốn tiến hành nhiều cải cách hơn, chúng tôi sẽ sát cánh cùng ông ấy, dù đó là vấn đề tự do hoá dịch vụ hay cải cách thị trường lao động.” Tóm lại, sự ủng hộ của Hà Lan được dành cho bất kỳ vị tổng thống cánh tả nào của Pháp thực thi một chính sách còn tự do hơn cả Sarkozy.
Áp phích cổ động bầu cử treo trên đường phố Mons-en-Pévèle, gần Lille. Ảnh Reuters |
Bà Angela Merkel không giữ bí mật về khuynh hướng đảng phái của mình: bà cho hay sẵn sàng tham gia các cuộc mít tinh của cánh hữu Pháp. Các đảng viên Đảng xã hội Đức cũng tỏ ra không mấy nhiệt tình đối với những người cùng đảng phái với họ ở bên kia sông Rhine.
Ông Sigmar Gabriel, Chủ tịch Đảng xã hội Dân chủ Đức bày tỏ sự đoàn kết, nhưng ông Peer Steinbruck, một nhà lãnh đạo khác của đảng này, người cũng hy vọng sẽ giữ chức thủ tướng Đức trong 18 tháng nữa, đã đánh giá cam kết “đàm phán lại một lần nữa tất cả các thỏa thuận châu Âu” của ông Hollande là “một việc làm ngây thơ”.
Ông đã dự đoán một sự thay đổi hoàn toàn quan điểm của ứng cử viên tổng thống này: “Nếu Hollande được bầu, chính sách của ông ấy có thể khác biệt rõ rệt với những gì ông ấy nói.”
Ông Sigmar Gabriel, Chủ tịch Đảng xã hội Dân chủ Đức bày tỏ sự đoàn kết, nhưng ông Peer Steinbruck, một nhà lãnh đạo khác của đảng này, người cũng hy vọng sẽ giữ chức thủ tướng Đức trong 18 tháng nữa, đã đánh giá cam kết “đàm phán lại một lần nữa tất cả các thỏa thuận châu Âu” của ông Hollande là “một việc làm ngây thơ”.
Ông đã dự đoán một sự thay đổi hoàn toàn quan điểm của ứng cử viên tổng thống này: “Nếu Hollande được bầu, chính sách của ông ấy có thể khác biệt rõ rệt với những gì ông ấy nói.”
Trên thực tế, người ta không thể loại trừ một giả thuyết như vậy. Trước đó, năm 1997, các ứng cử viên Đảng xã hội Pháp đã hứa hẹn trước cuộc bầu cử Quốc hội Pháp rằng họ sẽ đàm phán lại Hiệp ước ổn định châu Âu ký kết tại Amxtécđam, khi đó được Lionel Jospin xem là một “sự nhượmg bộ phi lý trước Chính phủ Đức”. Tuy nhiên, sau khi lên nắm quyền, cánh tả Pháp chỉ chấp nhận bổ sung các từ “và tăng trưởng” trong tiêu đề của “Hiệp ước ốn định”.
Năm 2003, ông Pierre Moscovici, hiện đang là Giám đốc chiến dịch tranh cử của Hollande, đã quay trở lại phân tích sự thay đổi hoàn toàn quan điểm nói trên.
Đọc lại bài viết của ông, thật khó để người ta không nghĩ tới tình huống có thể xảy ra sau cuộc bầu cử vào tháng 5 tới: “Hiệp ước Amxtécđam đã được thương lượng – rất tồi tệ – trước khi chúng tôi đảm nhận các trọng trách. Bản hiệp ước tồn tại nhiều thiếu sót – trước hết, nó chứa đựng một nội dung xã hội không đầy đủ. (…) Chính phủ mới lẽ ra đã có thể không chấp nhận hiệp ước một cách chính đáng, hoặc ít nhất là yêu cầu đàm phán lại. Đó đã không phải là sự lựa chọn cuối cùng của chúng ta. - Khi đó, ông Moscovici là Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu.
Bởi cùng với ông Jacques Chirac ở Điện Élysée, chúng ta đang phải đối mặt với mối đe dọa của ba cuộc khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng Pháp – Đức, bởi sự lùi bước của chúng ta đã lập tức làm phức tạp mối quan hệ của chúng ta với đôi tác quan trọng này.
Cuộc khủng hoảng với các thị trường tài chính, nơi có các nhà quản lý mong muốn hiệp ước này được thông qua. Cuối cùng, là cuộc khủng hoảng ‘chung sống chính trị’. Lionel Jospin đã có lựa chọn giải pháp xoay chuyển tình thế bằng cách tìm kiếm một sự rút lui mềm dẻo và một lối thoát danh dự. Có nghĩa là, ông chấp nhận Hiệp ước Amxtécđam, và đổi lại, ông đạt được nghị quyết đầu tiên của Hội đồng châu Âu về vấn đề tăng trưởng và việc làm.”
Đọc lại bài viết của ông, thật khó để người ta không nghĩ tới tình huống có thể xảy ra sau cuộc bầu cử vào tháng 5 tới: “Hiệp ước Amxtécđam đã được thương lượng – rất tồi tệ – trước khi chúng tôi đảm nhận các trọng trách. Bản hiệp ước tồn tại nhiều thiếu sót – trước hết, nó chứa đựng một nội dung xã hội không đầy đủ. (…) Chính phủ mới lẽ ra đã có thể không chấp nhận hiệp ước một cách chính đáng, hoặc ít nhất là yêu cầu đàm phán lại. Đó đã không phải là sự lựa chọn cuối cùng của chúng ta. - Khi đó, ông Moscovici là Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu.
Cử tri Pháp đi bầu cử hôm 22/4. |
Bởi cùng với ông Jacques Chirac ở Điện Élysée, chúng ta đang phải đối mặt với mối đe dọa của ba cuộc khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng Pháp – Đức, bởi sự lùi bước của chúng ta đã lập tức làm phức tạp mối quan hệ của chúng ta với đôi tác quan trọng này.
Cuộc khủng hoảng với các thị trường tài chính, nơi có các nhà quản lý mong muốn hiệp ước này được thông qua. Cuối cùng, là cuộc khủng hoảng ‘chung sống chính trị’. Lionel Jospin đã có lựa chọn giải pháp xoay chuyển tình thế bằng cách tìm kiếm một sự rút lui mềm dẻo và một lối thoát danh dự. Có nghĩa là, ông chấp nhận Hiệp ước Amxtécđam, và đổi lại, ông đạt được nghị quyết đầu tiên của Hội đồng châu Âu về vấn đề tăng trưởng và việc làm.”
Với giả thiết về một chiến thắng của cánh tả trong cuộc bầu cử tổng thống, rồi trong cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 5 và tháng 6/2012, hai yếu tố này khác biệt với bức tranh ở trên. Một mặt, quyền lực hành pháp của Pháp sẽ không bị chia rẽ như cách đây 15 năm; mặt khác, năm 1997, thế cân bằng chính trị của châu Âu nghiêng về phe trung tả thì giờ đây lại nghiêng mạnh về cánh hữu.
Tuy nhiên, cho dù một chính phủ Pháp cũng bảo thủ như chính phủ của Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy cũng phải lo lắng về các biện pháp thắt lưng buộc bụng mà các nhà cầm quyền Đức áp dụng với Pháp. Ngày 2/3 vừa qua, Chính phủ Pháp đã đưa ra “quyết định tối cao” của mình là không chấp nhận biện pháp thắt chặt ngân sách của châu Âu.
Tuy nhiên, cho dù một chính phủ Pháp cũng bảo thủ như chính phủ của Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy cũng phải lo lắng về các biện pháp thắt lưng buộc bụng mà các nhà cầm quyền Đức áp dụng với Pháp. Ngày 2/3 vừa qua, Chính phủ Pháp đã đưa ra “quyết định tối cao” của mình là không chấp nhận biện pháp thắt chặt ngân sách của châu Âu.
Gần như đồng thời, hàng chục quốc gia khác, trong đó có Italia, Vương quốc Anh và Ba Lan, cũng đã kêu gọi định hướng lại chính sách kinh tế của cặp đôi Pháp – Đức. Ông Hollande có thể vui mừng vì điều đó. Trên thực tế, ông hy vọng khả năng thắng cử của mình sẽ làm đảo lộn các tương quan lực lượng ở châu Âu, mà ông không cần phải cùng với nhiều chính phủ châu Âu khác, Ngân hàng Trung ương châu Âu và ủy ban châu Âu tại Brúcxen cam kết một ý chí thép – điều ông đã biểu lộ sự ghê tởm một cách dễ nhận thấy.
Nhưng, sự định hướng lại mà các nước theo khuynh hướng tự do mong muốn hoàn toàn khác với sự định hướng lại mà Hollande và những người bạn của ông đề nghị.
Từ “tăng trưởng” với người này có nghĩa là sự áp dụng các chính sách bảo trợ của nhà nước (giảm thuế, gỡ bỏ các quy định về xã hội và môi trường), với người khác lại có nghĩa là một gói ngân sách nhỏ đầu tư vào các lĩnh vực công (giáo dục, nghiên cứu, cơ sở hạ tầng).
Sự mập mờ trong cách hiểu này đã không kéo dài mãi. Cần phải rất nhanh chóng tính đến “sự không vâng lời châu Âu” theo đề nghị của ông Mélenchon và các lực lượng cánh tả khác, hoặc sẽ phải tiếp tục tiến trình đã cam kết mà không có hy vọng gì.
Từ “tăng trưởng” với người này có nghĩa là sự áp dụng các chính sách bảo trợ của nhà nước (giảm thuế, gỡ bỏ các quy định về xã hội và môi trường), với người khác lại có nghĩa là một gói ngân sách nhỏ đầu tư vào các lĩnh vực công (giáo dục, nghiên cứu, cơ sở hạ tầng).
Sự mập mờ trong cách hiểu này đã không kéo dài mãi. Cần phải rất nhanh chóng tính đến “sự không vâng lời châu Âu” theo đề nghị của ông Mélenchon và các lực lượng cánh tả khác, hoặc sẽ phải tiếp tục tiến trình đã cam kết mà không có hy vọng gì.
Ngoài những quan điểm khác biệt, chẳng hạn về chính sách, thuế, Sarkozy và Hollande ủng hộ những hiệp ước châu Âu giống nhau, từ Hiệp ước Maastricht đến Hiệp ước Lixbon. Hai ông đều chấp nhận các mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách công hà khắc (xuống mức 3% GDP năm 2013, 0% vào năm 2016 và 2017) và đều không ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ mà mong chờ mọi điều từ sự tăng trưởng.
Họ bảo vệ những đường hướng chính sách đối ngoại và quốc phòng giống nhau kể từ khi việc Pháp tái gia nhập Bộ chỉ huy hỗn hợp của NATO không còn bị các đảng viên Đảng xã hội Pháp đưa ra xem xét.
Họ bảo vệ những đường hướng chính sách đối ngoại và quốc phòng giống nhau kể từ khi việc Pháp tái gia nhập Bộ chỉ huy hỗn hợp của NATO không còn bị các đảng viên Đảng xã hội Pháp đưa ra xem xét.
Giờ phút bầu cử đang đến để chấm dứt mọi giả thuyết nói trên. Thay đổi tổng thống chắc chắn là điều kiện đảm bảo điều đó. Nhưng không phải việc cánh tả năm quyền cũng không phải diễn biến của chiến dịch bầu cử hiện tại cho phép người ta nghĩ rằng đó có thể là điều kiện đủ.
Những sự kiện nổi bật |
|
CÁC NỘI DUNG KHÁC |
|
Theo TTXVN