Các nhà khoa học vừa hoàn thành xong bản đồ chi tiết nhất về phần chìm của lục địa trắng này, đó là bản đồ về dãy núi dưới đáy Nam cực.
Hình ảnh gây sửng sốt này tốn hàng thập kỷ để thu thập dữ liệu bằng máy bay, vệ tinh, tàu thuyền và cả những người dùng chó để kéo xe.
Thật đáng khâm phục khi biết rằng chỉ 1% ngọn núi này nhô lên khỏi lục địa. Theo như trên bản đồ, nơi cao nhất được đánh dấu đỏ đen.
Còn màu xanh cho thấy phần mở rộng của thềm lục địa. Nơi thấp nhất được đánh dấu xanh đen. Cũng lưu ý rằng những vực sâu trong lục địa nằm khá sâu so với mực nước biển ngày nay.
Bản đồ trông thật quyến rũ, nhưng còn hơn thế, nó cung cấp cho chúng ta kiến thức quan trọng trong việc hiểu Nam cực phản ứng như thế nào trước 1 thế giới đang ấm lên.
Theo BBC, các nhà khoa học hiện đang làm báo cáo về những thay đổi đáng kể tại rìa lục địa này. Đó là việc các tảng băng đã tan chảy vào đại dương, làm mực nước biển dâng lên trên toàn cầu. Những thông tin trong bản đồ này sẽ giúp các nhà nghiên cứu dự báo tốc độ tan chảy trong tương lai.
Hamish Pritchard, thuộc cơ quan nghiên cứu Nam cực của Anh giải thích, thông tin này sẽ là nền móng cho những mô hình chúng tôi hiện đang sử dụng để nghiên cứu các tảng băng trôi như thế nào trên lục địa này. Tuyết rơi làm cho Nam cực vẫn tiếp tục có băng, và những tảng băng này tiếp tục trôi dạt vào bờ nơi các núi băng khổng lồ vỡ ra trên đại dương hoặc tan chảy.
Để mô hình quá trình này không chỉ đòi hỏi kiến thức vật lý phức tạp về băng mà còn phải đo vẽ địa hình đáy lục địa mà tảng băng đang trôi qua.
Hamish Pritchard đã giới thiệu bản đồ này trong cuộc họp của hiệp hội địa vật lý Mỹ, cuộc họp thường niên của những nhà khoa học về trái đất và hành tinh.
“Chúng tôi đã mang toàn bộ mọi thứ để vào 1 nơi. Trong nhiều khu vực, bạn có thể thấy vực sâu, thung lũng, đồi núi, như thể bạn đang ngắm nhìn 1 phần của Trái đất mà trước đây chúng ta từng xem giờ được đưa ra ngoài sáng”, Hamish Pritchard nói trên trang BBC.
Dữ liệu nguồn của bản đồ này được 1 loạt những cộng sự trên thế giới cung cấp. Tiến sĩ Pritchard cùng đồng sự của mình Peter Fretwell và David Vaughan đã gộp tất cả lại thành 1 kết quả duy nhất.
Dự án này chủ yếu được thực hiện phần lớn dựa vào máy bay sử dụng hệ thống rada để khảo sát trong vài năm gần đây. Không như các ngọn núi, băng hoàn toàn trong suốt khi nhìn trên rada.
Vì vậy các nhà khoa học đã bắn các tia sóng siêu âm xuyên qua các tảng băng và thu nhận những phản hồi để xác định độ sâu của dãy núi dưới đáy lục địa và độ dày của lớp băng bao phủ.
Những chiếc máy bay đo đạc này, sử dụng GPS, sẽ bay tới hay bay lui trên khắp các tảng băng với nhiệm vụ có thể kéo dài hàng tuần mỗi lần.
Hình ảnh gây sửng sốt này tốn hàng thập kỷ để thu thập dữ liệu bằng máy bay, vệ tinh, tàu thuyền và cả những người dùng chó để kéo xe.
BEDMAP, bản đồ thể hiện phần đáy của Nam cực. Ảnh: BBC. |
Còn màu xanh cho thấy phần mở rộng của thềm lục địa. Nơi thấp nhất được đánh dấu xanh đen. Cũng lưu ý rằng những vực sâu trong lục địa nằm khá sâu so với mực nước biển ngày nay.
Bản đồ trông thật quyến rũ, nhưng còn hơn thế, nó cung cấp cho chúng ta kiến thức quan trọng trong việc hiểu Nam cực phản ứng như thế nào trước 1 thế giới đang ấm lên.
Theo BBC, các nhà khoa học hiện đang làm báo cáo về những thay đổi đáng kể tại rìa lục địa này. Đó là việc các tảng băng đã tan chảy vào đại dương, làm mực nước biển dâng lên trên toàn cầu. Những thông tin trong bản đồ này sẽ giúp các nhà nghiên cứu dự báo tốc độ tan chảy trong tương lai.
Hamish Pritchard, thuộc cơ quan nghiên cứu Nam cực của Anh giải thích, thông tin này sẽ là nền móng cho những mô hình chúng tôi hiện đang sử dụng để nghiên cứu các tảng băng trôi như thế nào trên lục địa này. Tuyết rơi làm cho Nam cực vẫn tiếp tục có băng, và những tảng băng này tiếp tục trôi dạt vào bờ nơi các núi băng khổng lồ vỡ ra trên đại dương hoặc tan chảy.
Để mô hình quá trình này không chỉ đòi hỏi kiến thức vật lý phức tạp về băng mà còn phải đo vẽ địa hình đáy lục địa mà tảng băng đang trôi qua.
Hamish Pritchard đã giới thiệu bản đồ này trong cuộc họp của hiệp hội địa vật lý Mỹ, cuộc họp thường niên của những nhà khoa học về trái đất và hành tinh.
“Chúng tôi đã mang toàn bộ mọi thứ để vào 1 nơi. Trong nhiều khu vực, bạn có thể thấy vực sâu, thung lũng, đồi núi, như thể bạn đang ngắm nhìn 1 phần của Trái đất mà trước đây chúng ta từng xem giờ được đưa ra ngoài sáng”, Hamish Pritchard nói trên trang BBC.
Dữ liệu nguồn của bản đồ này được 1 loạt những cộng sự trên thế giới cung cấp. Tiến sĩ Pritchard cùng đồng sự của mình Peter Fretwell và David Vaughan đã gộp tất cả lại thành 1 kết quả duy nhất.
Dự án này chủ yếu được thực hiện phần lớn dựa vào máy bay sử dụng hệ thống rada để khảo sát trong vài năm gần đây. Không như các ngọn núi, băng hoàn toàn trong suốt khi nhìn trên rada.
Vì vậy các nhà khoa học đã bắn các tia sóng siêu âm xuyên qua các tảng băng và thu nhận những phản hồi để xác định độ sâu của dãy núi dưới đáy lục địa và độ dày của lớp băng bao phủ.
Những chiếc máy bay đo đạc này, sử dụng GPS, sẽ bay tới hay bay lui trên khắp các tảng băng với nhiệm vụ có thể kéo dài hàng tuần mỗi lần.
Theo Vietnamnet