Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã thông tin, ông Nguyễn văn Thái, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Xây dựng Phú Hưng (Công ty Phú Hưng) đã huy động vốn của nhiều nhà đầu tư vào Dự án đầu tư xây dựng công trình hỗn hợp dịch vụ công cộng và nhà ở tại lô đất có ký hiệu 5.1 NO và 5.5 NO đường Lê Văn Lương, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Trong số đó, Công ty TNHH Hợp tác và Đầu tư Bất Động Sản Linh Anh (Công ty Linh Anh) đã chuyển cho Công ty Phú Hưng 10 tỷ đồng để góp vốn dự án.
Phiếu chuyển tiền của Công ty Linh Anh cho Công ty Phú Hưng. |
Do năng lực yếu kém, đến ngày 29/6, Công ty Hancom đã ký biên bản chấm dứt hợp đồng hợp tác đầu tư Dự án nhà ở hỗn hợp dịch vụ công cộng và nhà ở tại lô đất có ký hiệu 5.1 NO và 5.5 NO.
Tuy nhiên, trong Thông báo số 28, ngày 28/09/2015 do ông Nguyễn Văn Thái ký nêu rõ, đến ngày 28/10/2015 Công ty Linh Anh sẽ được UBND TP. Hà Nội chấp thuận là đồng chủ đầu tư.
Sau khi chuyển tiền cho Công ty Phú Hưng thì các nhà đầu tư mới “té ngửa” khi Công ty Phú Hưng không còn là đồng chủ đầu tư như giới thiệu trước đó.
Có hay không Công ty Phú Hưng huy động 10 tỷ đồng để "biếu" các "sếp"? (GDVN) - Huy động vốn của các nhà đầu tư vào dự án nhưng sau đó, Công ty Phú Hưng lại sử dụng số tiền vào một số việc làm mờ ám... |
“Mặc dù không còn là đồng Chủ đầu tư vào Dự án đầu tư xây dựng công trình hỗn hợp dịch vụ công cộng và nhà ở tại lô đất có ký hiệu 5.1 NO và 5.5 NO đường Lê Văn Lương, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Tuy nhiên, Công ty Phú Hưng vẫn gửi thông báo tiến độ thực hiện Dự án góp vốn đầu tư xây dựng, khai thác kinh doanh công trình hỗn hợp dịch vụ công cộng và nhà ở tại khu nhà A/21 tầng trên lô đất ký hiệu 5.1NO và 5.5NO Lê Văn Lương (Cầu Giấy, Hà Nội) khi chúng tôi yêu cầu giải trình”, đại diện Công ty Linh Anh cho biết.
Mặc dù đã bị Công ty Hancom thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên, Công ty Phú Hưng vẫn thông báo kế hoạch cho Công ty Linh Anh. |
Vì sao Công ty Phú Hưng không có năng lực tài chính mà Công ty Hancom vẫn chấp nhận ký kết liên doanh đồng chủ đồng tư dự án trên?
Câu hỏi này được ông Dương Ngọc Nhâm, Giám đốc Công ty Hancom giải thích là do tin tưởng vào một người quen và tờ séc 500 triệu USD mà ông Thái giới thiệu. Tuy nhiên, giải thích này của ông Nhâm không có tính thuyết phục.
Liệu rằng Công ty Hancom có biết việc làm của Công ty Phú Hưng khi đi huy động vốn của cổ đông. Công ty Hancom có vô can trong sự việc này?
Nhận định về vụ việc trên Luật sư Nguyễn văn Kiệm, Văn phòng Luật sư Phạm Sơn, thuộc Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết:
"Một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thì không dễ dàng tin một doanh nghiệp hay một cá nhân nào nói họ có một số tiền lớn mà không tìm hiểu số tiền đó ở đâu ra, do kinh doanh hay như thế nào...mà ở đây là 500 triệu USD.
Một số tiền nhiều đến mức các tập đoàn lớn cũng khó thể có được. Như vậy, số tiền là bất khả thi.
Chính vì thế, cần phải điều tra, xác minh làm rõ động cơ, mục đích của hành động ký thỏa thuận hợp tác liên doanh giữa Công ty Hancom và Công ty Phú Hưng này là gì?
Cơ quan chức năng cần xem xét có sự cấu kết, thông đồng đề tạo điều kiện cho bên kia thực hiện hàng loạt hành vi mờ ám để chiếm đoạt tiền của các tổ chức, cá nhân hay không?
Cơ quan Cảnh sát điều tra cũng cần nhanh chóng vào cuộc để điều tra, xác minh ngay những dấu hiệu bất thường về giá trị thật của tờ séc 500 triệu USD để có biện pháp ngăn chặn kịp thời nếu tờ séc đó là giả. Và, có biện pháp thu hồi số tiền người dân và doanh nghiệp đã bị chiếm dụng để tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra".
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục thông tin.