Thịt thú nhà thành thịt thú rừng
Vẫn theo lệ hàng năm, bắt đầu từ mùng 6 âm lịch (tức 15/2 dương lịch năm nay) chùa Hương lại tưng bừng mở hội. Một hình ảnh phản cảm dễ dàng nhận thấy ở chốn đất phật này là những phản thịt thú rừng bày bán la liệt. Ở bến Thiên Trù thịt hươu sao, nhím, cầy… được bày bán tràn lan cả con móc ngược trên những xà gác tự chế.
Khi tìm hiểu sự thật về thịt thú rừng tràn lan ở chùa Hương, chúng tôi đã được một người dân bản địa tên T.T bảo rằng: “Thịt thú rừng ở đây đều là loại “treo đầu dê bán thịt chó” toàn thịt giả chứ làm gì có thật, không tin cứ đi theo tôi”.
Rồi T dẫn chúng tôi vào một quán gần bến Thiên Trù, sau khi đã ngồi vào chỗ, nhân viên quán vừa đến, T đã hắng giọng nói to "cho các món cầy vòi ngon nhất ra đây". Thấy vẻ mặt ái ngại của chúng tôi, T khẽ ghé tai mà bảo rằng: “Các ông yên tâm, Hương Sơn thì làm gì có nhiều thú rừng đến thế để bán cho khách. Muốn ăn cầy vòi hả? Đơn giản thôi, chỉ cần kiếm một con chó ta vừa tầm 7 – 8kg, khi thịt cầm búa đập vỡ hàm ra rồi dùng khò (sắt uốn hình) đẩy dài hàm trên với mũi ra rồi giữ nguyên đem thui là giữ được nguyên dạng gần giống như cái vòi của con cầy và nhất là treo lên nữa thì giời phân biệt. Còn chú muốn ăn chồn thì đơn giản hơn chỉ việc kiếm con mèo, thịt xong thui lên tạo hình cho nó là có ngay. Tôi là khách quen ở đây, biết thừa cái chiêu ấy nên quán này chỉ tính tiền tôi với giá “thú nhà” thôi, cứ yên tâm mà ăn cho no nê”.
Thấy chúng tôi còn chưa tin, T đưa cả bọn ra bên hông quán, nhòm qua khe cửa vào một căn phòng chỉ 5m2, dưới ánh điện mờ mờ hai gã thanh niên đang vật lộn với con chó đã cạo lông trắng phau, một người vành mõm, một người gài khò và rồi hô biến thành thịt thú rừng. Sợ bị phát hiện, T lại vội kéo chúng tôi trở về bàn ăn.
Trên đường trở ra, để xác minh lời của T, tôi hỏi đùa anh lái đò tên Quanh trên suối Yến: “Làm ở đây chắc thi thoảng cũng ra bến Thiên Trù thưởng thức thịt thú rừng nhỉ”, anh lái đò cười sang sảng vô tư trả lời rằng: “Kiếm đâu ra nhiều thịt thú rừng thế, toàn là thịt chó với mèo cả thôi”.
Xử lý nghiêm hành vi lừa đảo người tiêu dùng
Về tình trạng trên, trao đổi với PV, ông Nguyễn Chí Thanh, Trưởng ban Quản lý di tích Hương Sơn, Phó ban Tổ chức lễ hội Chùa Hương xác nhận: “Việc giết mổ, buôn bán thịt động vật tại lễ hội Chùa Hương là có, nhưng toàn bộ thịt đó hoàn toàn không phải là thịt “thú rừng” mà hầu hết số thú trên đều là những động vật được nhà nước cho phép nuôi trong những trang trại như: Nhím, hươu…
Ban Tổ chức cũng đã tổ chức những đợt tuyên truyền, nhắc nhở đối với các hộ kinh doanh trên địa bàn lễ hội và trong thời gian tới của lễ hội, phía ban tổ chức sẽ phối hợp cùng các cơ quan chức năng trong đoàn liên ngành của Hà Nội thực hiện giải quyết triệt để những hộ kinh doanh không đảm bảo vệ sinh, gây phản cảm mỹ quan quần thể di tích cũng như lễ hội”.
Ông Thanh cũng cho biết thêm, ngoài cương vị của mình, ông cũng là một người dân sinh ra và lớn lên tại Hương Sơn cho nên một số thủ thuật biến chó, mèo, thỏ… thành thịt thú rừng ông cũng từng biết đến. Trên các phương tiện tuyên truyền cho khách thập phương khi đến thăm quan, ban Tổ chức lễ hội cũng đã nhiều lần nhắc nhở nhưng vì những lý do khác nhau khách thăm quan vẫn mặc nhiên không đoái hoài.
Trước hiện trạng trên, qua trao đổi và làm việc với hạt Kiểm lâm huyện Mỹ Đức, chúng tôi được ông Nguyễn Văn Mạc, Hạt Trưởng hạt Kiểm lâm huyện Mỹ Đức cho biết: “Thịt động vật được treo và bày bán trong khu vực lễ hội Chùa Hương hoàn toàn không phải là thịt thú rừng mà hoàn toàn là động vật nuôi được chuyển đến từ các trang trại những khu vực xung quanh như: Ninh Bình, Nam Định…".
Ông Đỗ Đình Hồng, Phó đội Trưởng đội Quản lý Thị trường huyện Mỹ Đức, kiêm Tổ trưởng Tổ Kiểm tra xử lý vi phạm vệ sinh môi trường lễ hội Chùa Hương 2013 khẳng định: “Trong thời gian tới ngoài ký cam kết cho các hộ kinh doanh, tổ còn tiến hành rà soát, xử lý vi phạm khi phát hiện”.
Vẫn theo lệ hàng năm, bắt đầu từ mùng 6 âm lịch (tức 15/2 dương lịch năm nay) chùa Hương lại tưng bừng mở hội. Một hình ảnh phản cảm dễ dàng nhận thấy ở chốn đất phật này là những phản thịt thú rừng bày bán la liệt. Ở bến Thiên Trù thịt hươu sao, nhím, cầy… được bày bán tràn lan cả con móc ngược trên những xà gác tự chế.
Khi tìm hiểu sự thật về thịt thú rừng tràn lan ở chùa Hương, chúng tôi đã được một người dân bản địa tên T.T bảo rằng: “Thịt thú rừng ở đây đều là loại “treo đầu dê bán thịt chó” toàn thịt giả chứ làm gì có thật, không tin cứ đi theo tôi”.
Thịt thú rừng bày bán ở chùa Hương. |
Rồi T dẫn chúng tôi vào một quán gần bến Thiên Trù, sau khi đã ngồi vào chỗ, nhân viên quán vừa đến, T đã hắng giọng nói to "cho các món cầy vòi ngon nhất ra đây". Thấy vẻ mặt ái ngại của chúng tôi, T khẽ ghé tai mà bảo rằng: “Các ông yên tâm, Hương Sơn thì làm gì có nhiều thú rừng đến thế để bán cho khách. Muốn ăn cầy vòi hả? Đơn giản thôi, chỉ cần kiếm một con chó ta vừa tầm 7 – 8kg, khi thịt cầm búa đập vỡ hàm ra rồi dùng khò (sắt uốn hình) đẩy dài hàm trên với mũi ra rồi giữ nguyên đem thui là giữ được nguyên dạng gần giống như cái vòi của con cầy và nhất là treo lên nữa thì giời phân biệt. Còn chú muốn ăn chồn thì đơn giản hơn chỉ việc kiếm con mèo, thịt xong thui lên tạo hình cho nó là có ngay. Tôi là khách quen ở đây, biết thừa cái chiêu ấy nên quán này chỉ tính tiền tôi với giá “thú nhà” thôi, cứ yên tâm mà ăn cho no nê”.
Thấy chúng tôi còn chưa tin, T đưa cả bọn ra bên hông quán, nhòm qua khe cửa vào một căn phòng chỉ 5m2, dưới ánh điện mờ mờ hai gã thanh niên đang vật lộn với con chó đã cạo lông trắng phau, một người vành mõm, một người gài khò và rồi hô biến thành thịt thú rừng. Sợ bị phát hiện, T lại vội kéo chúng tôi trở về bàn ăn.
Trên đường trở ra, để xác minh lời của T, tôi hỏi đùa anh lái đò tên Quanh trên suối Yến: “Làm ở đây chắc thi thoảng cũng ra bến Thiên Trù thưởng thức thịt thú rừng nhỉ”, anh lái đò cười sang sảng vô tư trả lời rằng: “Kiếm đâu ra nhiều thịt thú rừng thế, toàn là thịt chó với mèo cả thôi”.
Xử lý nghiêm hành vi lừa đảo người tiêu dùng
Về tình trạng trên, trao đổi với PV, ông Nguyễn Chí Thanh, Trưởng ban Quản lý di tích Hương Sơn, Phó ban Tổ chức lễ hội Chùa Hương xác nhận: “Việc giết mổ, buôn bán thịt động vật tại lễ hội Chùa Hương là có, nhưng toàn bộ thịt đó hoàn toàn không phải là thịt “thú rừng” mà hầu hết số thú trên đều là những động vật được nhà nước cho phép nuôi trong những trang trại như: Nhím, hươu…
Ban Tổ chức cũng đã tổ chức những đợt tuyên truyền, nhắc nhở đối với các hộ kinh doanh trên địa bàn lễ hội và trong thời gian tới của lễ hội, phía ban tổ chức sẽ phối hợp cùng các cơ quan chức năng trong đoàn liên ngành của Hà Nội thực hiện giải quyết triệt để những hộ kinh doanh không đảm bảo vệ sinh, gây phản cảm mỹ quan quần thể di tích cũng như lễ hội”.
Hành vi lừa đảo người tiêu dùng sẽ bị xử lý nghiêm. |
Ông Thanh cũng cho biết thêm, ngoài cương vị của mình, ông cũng là một người dân sinh ra và lớn lên tại Hương Sơn cho nên một số thủ thuật biến chó, mèo, thỏ… thành thịt thú rừng ông cũng từng biết đến. Trên các phương tiện tuyên truyền cho khách thập phương khi đến thăm quan, ban Tổ chức lễ hội cũng đã nhiều lần nhắc nhở nhưng vì những lý do khác nhau khách thăm quan vẫn mặc nhiên không đoái hoài.
Trước hiện trạng trên, qua trao đổi và làm việc với hạt Kiểm lâm huyện Mỹ Đức, chúng tôi được ông Nguyễn Văn Mạc, Hạt Trưởng hạt Kiểm lâm huyện Mỹ Đức cho biết: “Thịt động vật được treo và bày bán trong khu vực lễ hội Chùa Hương hoàn toàn không phải là thịt thú rừng mà hoàn toàn là động vật nuôi được chuyển đến từ các trang trại những khu vực xung quanh như: Ninh Bình, Nam Định…".
Ông Đỗ Đình Hồng, Phó đội Trưởng đội Quản lý Thị trường huyện Mỹ Đức, kiêm Tổ trưởng Tổ Kiểm tra xử lý vi phạm vệ sinh môi trường lễ hội Chùa Hương 2013 khẳng định: “Trong thời gian tới ngoài ký cam kết cho các hộ kinh doanh, tổ còn tiến hành rà soát, xử lý vi phạm khi phát hiện”.
Theo Infonet