Có thể bạn quan tâm
> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn
> Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông
> Mục mới: Nóng trên mạng
Tờ Japan Times của Nhật Bản ngày 17/9 đưa tin, các cuộc biểu tình chống Nhật Bản ở Trung Quốc đã lan rộng ra ít nhất 85 thành phố, đã có những báo cáo cho thấy tình trạng bạo lực và hủy hoại tài sản vẫn đang tiếp diễn.
Ngoài Bắc Kinh và Thượng Hải, các cuộc biểu tình còn lan sang nhiều thành phố lớn khác, trong đó có Quảng Châu và Thâm Quyến ở tỉnh Quảng Đông, Thành Đô ở Tứ Xuyên. Cuộc biểu tình ở Quảng Châu đã thu hút hơn 10.000 người tham gia.
Ở một số thành phố, các cuộc biểu tình chống Nhật Bản đã biến thành tuần hành phản đối chính phủ, phản đối nạn tham nhũng, khoảng cách giàu nghèo và tình trạng thất nghiệp của sinh viên mới ra trường.
Theo đài TVB của Hồng Kông, người biểu tình ở Quảng Châuđã ném đá vào một tòa nhà ngoại giao Nhật Bản, trong khi khoảng 10.000 người biểu tình ở Thâm Quyến đụng độ với cảnh sát chống bạo động.
Cảnh sát đã bắn hơi cay vào đám đông giơ biểu ngữ “yêu nước không phải là tội” nhưng không giải tán được họ. Đám đông yêu cầu thả những người tổ chức cuộc biểu tình hôm Chủ nhật. Một số người biểu tình trèo lên nóc xe thiết giáp của cảnh sát trong khi trực thăng cảnh sát quần đảo phía trên.
Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc Uichiro Niwa đã yêu cầu chính phủ Trung Quốc thực hiện mọi biện pháp để bảo vệ công dân và các công ty Nhật.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc chỉ đưa rất ít thông tin về thiệt hại của các cơ sở kinh doanh Nhật Bản. Một bản tin của Tân Hoa xã nói rằng nhà chức trách ở các thành phố lớn đã tăng cường an ninh để ngăn chặn tình trạng đập phá tài sản và kêu gọi “biểu hiện lòng yêu nước hợp lý”.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng họ đang cố gắng làm dịu tình hình bằng cách yêu cầu các công dân “thể hiện yêu cầu theo cách hợp pháp và hợp lý”.
Các chuyên gia Trung Quốc về quan hệ Nhật Bản nói rằng những cuộc biểu tình bạo lực đó sẽ không có tác động tích cực đến tranh chấp lãnh thổ trên Senkaku/Điếu Ngư mà thậm chí còn có thể phản tác dụng.
Lưu Giang Vĩnh, Phó viện trưởng Viện Quan hệ Quốc tế hiện đại thuộc Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh phát biểu trên tờ Nhân dân Nhật báo rằng: “Những động thái phi lý trí này có thể khiến căng thẳng leo thang giữa hai nước, và đó có thể chính là những gì mà những người cánh hữu Nhật Bản mong đợi.”
> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn
> Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông
> Mục mới: Nóng trên mạng
Tờ Japan Times của Nhật Bản ngày 17/9 đưa tin, các cuộc biểu tình chống Nhật Bản ở Trung Quốc đã lan rộng ra ít nhất 85 thành phố, đã có những báo cáo cho thấy tình trạng bạo lực và hủy hoại tài sản vẫn đang tiếp diễn.
Biểu tình chống Nhật lan rộng trên 85 thành phố của Trung Quốc |
Ngoài Bắc Kinh và Thượng Hải, các cuộc biểu tình còn lan sang nhiều thành phố lớn khác, trong đó có Quảng Châu và Thâm Quyến ở tỉnh Quảng Đông, Thành Đô ở Tứ Xuyên. Cuộc biểu tình ở Quảng Châu đã thu hút hơn 10.000 người tham gia.
Ở một số thành phố, các cuộc biểu tình chống Nhật Bản đã biến thành tuần hành phản đối chính phủ, phản đối nạn tham nhũng, khoảng cách giàu nghèo và tình trạng thất nghiệp của sinh viên mới ra trường.
Theo đài TVB của Hồng Kông, người biểu tình ở Quảng Châuđã ném đá vào một tòa nhà ngoại giao Nhật Bản, trong khi khoảng 10.000 người biểu tình ở Thâm Quyến đụng độ với cảnh sát chống bạo động.
Cảnh sát đã bắn hơi cay vào đám đông giơ biểu ngữ “yêu nước không phải là tội” nhưng không giải tán được họ. Đám đông yêu cầu thả những người tổ chức cuộc biểu tình hôm Chủ nhật. Một số người biểu tình trèo lên nóc xe thiết giáp của cảnh sát trong khi trực thăng cảnh sát quần đảo phía trên.
Người biểu tình đụng độ với cảnh sát chống bạo động |
Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc Uichiro Niwa đã yêu cầu chính phủ Trung Quốc thực hiện mọi biện pháp để bảo vệ công dân và các công ty Nhật.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc chỉ đưa rất ít thông tin về thiệt hại của các cơ sở kinh doanh Nhật Bản. Một bản tin của Tân Hoa xã nói rằng nhà chức trách ở các thành phố lớn đã tăng cường an ninh để ngăn chặn tình trạng đập phá tài sản và kêu gọi “biểu hiện lòng yêu nước hợp lý”.
Toyota Nhật Bản tại Trung Quốc bị đốt phá |
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng họ đang cố gắng làm dịu tình hình bằng cách yêu cầu các công dân “thể hiện yêu cầu theo cách hợp pháp và hợp lý”.
Các chuyên gia Trung Quốc về quan hệ Nhật Bản nói rằng những cuộc biểu tình bạo lực đó sẽ không có tác động tích cực đến tranh chấp lãnh thổ trên Senkaku/Điếu Ngư mà thậm chí còn có thể phản tác dụng.
Lưu Giang Vĩnh, Phó viện trưởng Viện Quan hệ Quốc tế hiện đại thuộc Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh phát biểu trên tờ Nhân dân Nhật báo rằng: “Những động thái phi lý trí này có thể khiến căng thẳng leo thang giữa hai nước, và đó có thể chính là những gì mà những người cánh hữu Nhật Bản mong đợi.”
Bảo Thành (Nguồn: Japan Times)