Nhiều thập kỷ qua, cùng với các chủ trương phát triển kinh tế, chính trị, an sinh xã hội Nhà nước và nhiều cấp ở địa phương chú trọng; vấn đề phụ nữ, giới và bình đẳng giới. Nhiều phụ nữ nay được tín nhiệm, đề cử vào nhiều vị trí quan trọng trong chính quyền và xã hội. Theo Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội, nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình là do tư tưởng bất bình đẳng giới, lối xử sự gia trưởng từng tồn tại dai dẳng ở nước ta.
Từ lâu nay, chế độ phụ hệ, tư tưởng 'trọng nam, khinh nữ' kéo theo sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới. Trước đây, người phụ nữ bị hành hạ do sống phụ thuộc chủ yếu vào chồng. Khi nền kinh tế thị trường, vai trò của phụ nữ có nhiều thay đổi và thành đạt hơn chồng thế nhưng họ vẫn bị chồng ngược đãi. Theo nghiên cứu của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, những trường hợp này chiếm 72% trong số những vụ xung đột gia đình mà nguyên nhân là một số ông chồng cảm thấy địa vị trụ cột gia đình bị lung lay.
Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao, trung bình một năm trên cả nước có tới 8.000 vụ ly hôn mà nguyên nhân do bạo lực gia đình. Cũng theo số liệu thống kê của bệnh viện, các trung tâm, phòng cấp cứu lớn của cả nước, có hơn 27% phụ nữ bị ngược đãi nhập viện, hơn 10% điều trị y khoa nghiêm trọng hằng năm do nguyên nhân bạo lực gia đình.
Theo báo cáo của Bộ Công an, trên cả nước cứ khoảng 2-3 ngày lại có một người bị giết có liên quan đến bạo lực gia đình. Riêng năm 2005, có 14% số vụ giết người liên quan đến bạo lực gia đình (151/1.113 vụ giết người), trong đó có 39 vụ chồng giết vợ, tám vụ vợ giết chồng); sáu tháng đầu năm 2006, tỷ lệ này là 30,5% (26/77 vụ).
Theo báo cáo của sở y tế một số tỉnh gần đây số bệnh nhân là nạn nhân của bạo lực gia đình ở An Giang có 1.319 bệnh nhân, trong đó có 1.011 người tự tử với 30 người chết; Gia Lai có 3.944 bệnh nhân, trong đó có 715 người tự tử với 27 người chết; Bắc Giang có 464 bệnh nhân, trong đó có 174 người tự tử với ba người bị chết...
Những năm gần đây một số tổ chức quốc tế đã giúp Việt Nam xây dựng mô hình Ngôi nhà bình yên để hỗ trợ phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo hành gia đình, cố gắng xoa dịu nỗi đau của những con người không may mắn đó; tuy nhiên mô hình này chỉ là giải pháp cuối khi chưa có lối thoát.
Mặc dù ở nước ta Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã có hiệu lực từ tháng 7-2008 nhưng hiện tượng bạo lực vẫn chưa thuyên giảm. Làm thế nào để đưa luật vào cuộc sống, ngăn chặn được tình trạng bạo lực gia đình. Số liệu khảo sát điều tra xã hội học cho biết: Bạo lực gia đình ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ chiếm 91,0%, gây tổn hại về sức khỏe, thể chất: 87,5%, gây tổn thương về tâm lý, tinh thần: 89,4%, gây tan vỡ gia đình: 89,7% và làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội: 89%. Với tuổi thơ hậu quả là hết sức nguy hại vì nó làm cho các em mất niềm tin vào các thành viên gia đình, từ đó chán học, sa ngã vào các tệ nạn xã hội hoặc có hành vi phạm pháp.
Nguyên nhân bạo lực gia đình do các tệ nạn xã hội mà người chồng hoặc vợ mắc phải, như nghiện rượu, sa vào cờ bạc, con cái vi phạm pháp luật... Ðây là nhóm nguyên nhân được nhiều người đồng thuận nhất, bởi ai cũng dễ thấy tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình thì thường dẫn đến vợ chồng lục đục, kinh tế khó khăn, suy sụp, mâu thuẫn vợ chồng gay gắt và khi đó, bạo hành đối với vợ con là điều khó tránh khỏi.
Ðiều đáng quan tâm nữa là một số nạn nhân của bạo lực gia đình có tâm lý cam chịu, không muốn tố cáo, sợ 'vạch áo cho người xem lưng'. Nhiều vụ bạo lực gia đình gây hậu quả nghiêm trọng nhưng hình phạt dường như còn quá nhẹ. Vì vậy tính phòng ngừa răn đe hạn chế.
Phòng, chống bạo lực gia đình phải được kết hợp đồng bộ với nhiều giải pháp, song lấy phòng ngừa là chính; cần chú trọng trước hết là công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình và làm tốt công tác tư vấn hòa giải và đi đôi với phòng, chống tệ nạn xã hội.
Làm tốt công tác tuyên truyền sẽ giúp thay đổi nhận thức, hành vi trong ứng xử về gia đình, từ đó dần xóa bỏ bạo lực gia đình, đề cao truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam. Hoạt động truyền thông cần nêu rõ nguyên nhân bạo lực gia đình là sự bất bình đẳng giới, là tư tưởng 'trọng nam khinh nữ', phân biệt địa vị, vai trò của phụ nữ và nam giới trong gia đình. Những năm gần đây chiến dịch truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình đã được phát động với khẩu hiệu: 'Mình là đàn ông, mình chống bạo lực gia đình' hướng tới số đông nam giới.
Xây dựng các thiết chế gia đình bền vững được xem là giải pháp nội lực để phòng tránh bạo lực gia đình. Vì vậy đòi hỏi các tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận đoàn thể xây dựng được quy chế, quy ước nhằm hạn chế mâu thuẫn có thể bùng nổ thành xung đột, tạo dựng hình ảnh gia đình chuẩn mực: no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững.
Từ lâu nay, chế độ phụ hệ, tư tưởng 'trọng nam, khinh nữ' kéo theo sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới. Trước đây, người phụ nữ bị hành hạ do sống phụ thuộc chủ yếu vào chồng. Khi nền kinh tế thị trường, vai trò của phụ nữ có nhiều thay đổi và thành đạt hơn chồng thế nhưng họ vẫn bị chồng ngược đãi. Theo nghiên cứu của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, những trường hợp này chiếm 72% trong số những vụ xung đột gia đình mà nguyên nhân là một số ông chồng cảm thấy địa vị trụ cột gia đình bị lung lay.
Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao, trung bình một năm trên cả nước có tới 8.000 vụ ly hôn mà nguyên nhân do bạo lực gia đình. Cũng theo số liệu thống kê của bệnh viện, các trung tâm, phòng cấp cứu lớn của cả nước, có hơn 27% phụ nữ bị ngược đãi nhập viện, hơn 10% điều trị y khoa nghiêm trọng hằng năm do nguyên nhân bạo lực gia đình.
Theo báo cáo của Bộ Công an, trên cả nước cứ khoảng 2-3 ngày lại có một người bị giết có liên quan đến bạo lực gia đình. Riêng năm 2005, có 14% số vụ giết người liên quan đến bạo lực gia đình (151/1.113 vụ giết người), trong đó có 39 vụ chồng giết vợ, tám vụ vợ giết chồng); sáu tháng đầu năm 2006, tỷ lệ này là 30,5% (26/77 vụ).
Theo báo cáo của Bộ Công an, trên cả nước cứ khoảng 2-3 ngày lại có một người bị giết có liên quan đến bạo lực gia đình. (Ảnh minh họa) |
Theo báo cáo của sở y tế một số tỉnh gần đây số bệnh nhân là nạn nhân của bạo lực gia đình ở An Giang có 1.319 bệnh nhân, trong đó có 1.011 người tự tử với 30 người chết; Gia Lai có 3.944 bệnh nhân, trong đó có 715 người tự tử với 27 người chết; Bắc Giang có 464 bệnh nhân, trong đó có 174 người tự tử với ba người bị chết...
Những năm gần đây một số tổ chức quốc tế đã giúp Việt Nam xây dựng mô hình Ngôi nhà bình yên để hỗ trợ phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo hành gia đình, cố gắng xoa dịu nỗi đau của những con người không may mắn đó; tuy nhiên mô hình này chỉ là giải pháp cuối khi chưa có lối thoát.
Mặc dù ở nước ta Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã có hiệu lực từ tháng 7-2008 nhưng hiện tượng bạo lực vẫn chưa thuyên giảm. Làm thế nào để đưa luật vào cuộc sống, ngăn chặn được tình trạng bạo lực gia đình. Số liệu khảo sát điều tra xã hội học cho biết: Bạo lực gia đình ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ chiếm 91,0%, gây tổn hại về sức khỏe, thể chất: 87,5%, gây tổn thương về tâm lý, tinh thần: 89,4%, gây tan vỡ gia đình: 89,7% và làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội: 89%. Với tuổi thơ hậu quả là hết sức nguy hại vì nó làm cho các em mất niềm tin vào các thành viên gia đình, từ đó chán học, sa ngã vào các tệ nạn xã hội hoặc có hành vi phạm pháp.
Nguyên nhân bạo lực gia đình do các tệ nạn xã hội mà người chồng hoặc vợ mắc phải, như nghiện rượu, sa vào cờ bạc, con cái vi phạm pháp luật... Ðây là nhóm nguyên nhân được nhiều người đồng thuận nhất, bởi ai cũng dễ thấy tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình thì thường dẫn đến vợ chồng lục đục, kinh tế khó khăn, suy sụp, mâu thuẫn vợ chồng gay gắt và khi đó, bạo hành đối với vợ con là điều khó tránh khỏi.
Ðiều đáng quan tâm nữa là một số nạn nhân của bạo lực gia đình có tâm lý cam chịu, không muốn tố cáo, sợ 'vạch áo cho người xem lưng'. Nhiều vụ bạo lực gia đình gây hậu quả nghiêm trọng nhưng hình phạt dường như còn quá nhẹ. Vì vậy tính phòng ngừa răn đe hạn chế.
Phòng, chống bạo lực gia đình phải được kết hợp đồng bộ với nhiều giải pháp, song lấy phòng ngừa là chính; cần chú trọng trước hết là công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình và làm tốt công tác tư vấn hòa giải và đi đôi với phòng, chống tệ nạn xã hội.
Làm tốt công tác tuyên truyền sẽ giúp thay đổi nhận thức, hành vi trong ứng xử về gia đình, từ đó dần xóa bỏ bạo lực gia đình, đề cao truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam. Hoạt động truyền thông cần nêu rõ nguyên nhân bạo lực gia đình là sự bất bình đẳng giới, là tư tưởng 'trọng nam khinh nữ', phân biệt địa vị, vai trò của phụ nữ và nam giới trong gia đình. Những năm gần đây chiến dịch truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình đã được phát động với khẩu hiệu: 'Mình là đàn ông, mình chống bạo lực gia đình' hướng tới số đông nam giới.
Xây dựng các thiết chế gia đình bền vững được xem là giải pháp nội lực để phòng tránh bạo lực gia đình. Vì vậy đòi hỏi các tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận đoàn thể xây dựng được quy chế, quy ước nhằm hạn chế mâu thuẫn có thể bùng nổ thành xung đột, tạo dựng hình ảnh gia đình chuẩn mực: no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững.
Như Thảo