Tờ "Phượng Hoàng" Hồng Kông ngày 24 tháng 10 đưa tin, Nhật Bản rất quan tâm đến vấn đề Biển Đông, sau khi Nhật Bản thông qua Luật bảo đảm an ninh mới vào tháng 9 vừa qua, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có tham gia các hành động ở Biển Đông hay không đã gây chú ý.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani chuẩn bị thăm Việt Nam |
Trả lời phỏng vấn báo chí hôm thứ Sáu, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết, Nhật Bản không tiện bày tỏ lập trường đối với vấn đề của nước thứ ba, nhưng "tuân thủ luật pháp quốc tế, bảo đảm tự do hàng hải" là vấn đề rất quan trọng, Nhật Bản rất quan tâm đến các động thái liên quan.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida nói: "Đây là việc ứng xử của Mỹ, là động thái liên quan đến Biển Đông. Đối với động thái của nước thứ ba, nước tôi không giữ lập trường cụ thể. Nhưng tuân thủ luật pháp và tự do hàng hải là vấn đề rất quan trọng, nước tôi cũng quan tâm đến các động thái của cộng đồng quốc tế".
Vào hôm thứ Năm vừa qua, khi nói về vấn đề Quân đội Mỹ điều tàu chiến đến Biển Đông, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cũng cho biết, Nhật Bản không bày tỏ quan điểm đối với nội dung tác chiến của Quân đội Mỹ, nhưng “hành động đơn phương” của nước khác gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế, các bên duy trì “hợp tác chặt chẽ” rất quan trọng.
Giới cầm quyền Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ, tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. |
Nhưng Yoshihide Suga cho biết, Lực lượng Phòng vệ hiện nay hoàn toàn không có kế hoạch cụ thể can dự vào Biển Đông.
Theo bài báo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani có kế hoạch thăm Việt Nam vào đầu tháng 11, sẽ cùng Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam tổ chức hội đàm, thảo luận vấn đề Biển Đông, đồng thời sẽ thị sát căn cứ hải quân của Việt Nam, thảo luận cách thức giúp Việt Nam nâng cao năng lực phòng vệ.
Đây sẽ là chuyến thăm Việt Nam sau 2 năm của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản. Bài báo cho rằng, do tình hình Biển Đông căng thẳng, Nhật Bản muốn qua đây tăng cường hợp tác với Việt Nam để tiếp tục "kiềm chế" Trung Quốc.
Đối với yêu sách “đường lưỡi bò” mang tính bành trướng, tham lam vô độ thì hợp tác quốc tế để ngăn chặn rõ ràng là một lẽ tự nhiên, chính đáng. Khi Trung Quốc quân sự hóa và muốn chiếm tiếp biển đảo của Việt Nam thì không có gì khác là Việt Nam phải tự vệ, phải tăng cường năng lực quốc phòng, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển đảo
Nhật Bản cung cấp tàu tuần tra cũ cho Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam |
thiêng liêng - PV.
Việt Nam không liên minh, liên kết với nước này để chống nước kia, nhưng Việt Nam có quyền hợp tác quốc tế, tận dụng sức mạnh quốc tế và sức mạnh thời đại để chống lại mọi mưu đồ và thủ đoạn bành trướng lãnh thổ, xâm lược đối với Việt Nam - PV.