Chiều 26/10, Bộ Y tế đã dành thời gian thông tin đến báo chí cũng như dư luận xung quanh thông tin liên quan đến vụ án buôn lậu thuốc chữa bệnh và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức xảy ra tại Công ty Cổ phần VN Pharma.
Theo Bộ Y tế, thời gian trong các ngày từ 19/10 đến nay, xuất hiện nhiều thông tin trái chiều về phiên xét xử phúc thẩm vụ án buôn lậu thuốc chữa bệnh và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức chức xảy ra tại Công ty Cổ phần VN Pharma.
Để có thể phản ánh đầy đủ, chính xác về các nội dung liên quan đến vụ án này, Bộ Y tế dành thời gian trả lời báo chí và dư luận.
Một trong những thông tin được dư luận và báo chí quan tâm đó là sau khi xảy ra sai phạm của VN Pharma, ông Nguyễn Tất Đạt được bổ nhiệm làm Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược và ông Phan Công Chiến làm Trưởng Phòng kinh doanh.
Ông Chu Đăng Trung cho biết, Cục Quản lý dược đã làm hết trách nhiệm để không một viên thuốc H-Capita ra bên ngoài. Ảnh: Bạch Đằng. |
Về việc này, ông Chu Đăng Trung, Trưởng phòng Thông tin và truyền thông - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết: “Với ông Nguyễn Tất Đạt có trách nhiệm là Trưởng phòng kinh doanh tại thời điểm đó liên quan đến vấn đề lô thuốc H-Capita và đã được cơ quan an ninh điều tra công bố kết luận là không có vi phạm gì.
Theo quy định, làm rõ trách nhiệm đối với vi phạm nào thì thực hiện xử lý vi phạm đó. Sau khi xảy ra vụ thuốc H-Capital kém chất lượng, cơ quan điều tra đã tiến hành điều tra và kết luận là một số cá nhân công tác tại Cục quản lý Dược không có vi phạm”.
Cũng theo ông Chu Đăng Trung, với khuyến nghị của cơ quan điều tra để đảm bảo tính khách quan trong thủ tục nhập khẩu, Cục Quản lý Dược đã chuyển một số cán bộ này đến vị trí công tác khác.
“Do đó không có việc giẫm chân lên nhau giữa thăng chức và xử lý kỷ luật”, ông Trung nói.
Cục đã luân chuyển ông Nguyễn Tất Đạt thôi phụ trách Phòng Kinh doanh dược; ông Phan Công Chiến thôi làm nhóm trưởng; bà Lê Thúy Hương không được phân công tham gia thẩm định bất kỳ loại hồ sơ nào tại Cục.
Đồng thời cắt tất cả danh hiệu thi đua đối với tập thể và cá nhân có liên quan thuộc Phòng kinh doanh dược; xử lý hành chính, yêu cầu các cán bộ liên quan và chuyên gia thẩm định báo cáo, giải trình và nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc.
Sau này ông Nguyễn Tất Đạt được bổ nhiệm làm Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược, ông Chiến được bổ nhiệm làm Trưởng Phòng Kinh doanh dược.
Bộ Y tế nói gì về thông tin “triệu tập” trong vụ xét xử VN-Pharma? |
Đề cập đến trách nhiệm của Cục Quản lý dược, ông Chu Đăng Trung cho biết: “Việc cấp số đăng ký, cấp phép cho 8 thuốc này vào Việt Nam mới chỉ là khâu tiền kiểm.
Sau đó Cục còn phải thực hiện một loạt quy định khác để quản lý chất lượng thuốc: Kiểm tra 100% lô thuốc nếu công ty có tiền sử vi phạm, giám sát mẫu trên thị trường, phối hợp cơ quan quản lý các nước tiếp nhận thông tin về thực trạng lưu hành; phối hợp liên ngành giám định chất lượng.
Trong trường hợp phát hiện ra phải thực hiện thu hồi, tiêu huỷ, không cho phép sử dụng cho người.
Riêng vụ VN Pharma, trước khi cấp phép nhập khẩu đã căn cứ vào hồ sơ pháp lý được Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, phòng công chứng xác nhận.
Bộ đã lập hội đồng thẩm định chuyên môn. Thuốc sau đó đã vào Việt Nam nhưng kịp thời phát hiện ra sai phạm trước khi lưu hành”.
Ông Chu Đăng Trung cũng cho biết thêm về quá trình Cục Quản lý dược phát hiện lô thuốc H-Capita có dấu hiệu bất thường. “Chúng tôi đã làm hết trách nhiệm để ngăn thuốc ra thị trường”, ông Trung nói.
Theo đó, lô thuốc H-Capita được cấp phép nhập khẩu 30/12/2013, đến tháng 4/2014 lô thuốc đã được nhập khẩu về.
Theo quy định về đấu thầu, thuốc H-Capita là thuốc kê đơn thì phải thực hiện việc kê khai giá trong quá trình thẩm định và xét thầu.
Khi xem xét vấn đề giá kê khai có nhận thấy giá thuốc này thấp một cách bất thường, doanh nghiệp kê khai giá thuốc rất thấp. Bởi theo quy định thuốc nhập từ Canada thuộc nhóm I, giá thuốc H-Capita sẽ phải tương đương với giá thuốc nhập từ châu Âu.
Cơ quan chức năng không xử theo luật thì theo gì, thưa bà Phạm Khánh Phong Lan? |
Ông Chu Đăng Trung cho hay: “Từ dấu hiệu trên, Cục Quản lý dược nghi ngờ về nguồn gốc, chất lượng của lô thuốc H-Capita.
Ngay lập tức, Cục đã yêu cầu doanh nghiệp giải trình vấn đề giá. Tuy nhiên, doanh nghiệp không giải trình rõ ràng.
Nhận thấy dấu hiệu vi phạm, Cục Quản lý dược đã có công văn và có biên bản họp và yêu cầu viện kiểm nghiệm lấy mẫu để kiểm nghiệm chất lượng. Đồng thời, niêm phong toàn bộ lô thuốc để đảm bảo không một viên thuốc nào ra thị trường.
Bên cạnh đó, Cục Quản lý dược đã liên hệ với các cơ quan quản lý của Việt Nam tại nước ngoài để kiểm tra tính pháp lý của các hồ sơ.
Ngay sau khi có câu trả lời của Cục Lãnh sự, Cục Quản lý dược đã gửi các cơ quan an ninh điều tra để thực hiện tìm nguyên nhân, làm rõ vấn đề làm giả hồ sơ, tài liệu…”.
Các bị cáo tại phiên phúc thẩm vụ án buôn lậu thuốc chữa bệnh và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức xảy ra tại Công tỷ Cổ phần VN Pharma. Ảnh: VNN. |
Đại diện Bộ Y tế cũng cho biết, tại phiên xét xử, đại diện Bộ Y tế và các các cán bộ liên quan đã trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của Hội đồng xét xử và đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm làm rõ trách nhiệm của Cục Quản lý dược trong việc cấp phép nhập khẩu lô thuốc H-Capita.
Việc thẩm định, cấp phép nhập khẩu thuốc lô thuốc H-Capita đã thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật cho phép. Đúng Quy chế hoạt động của tổ thẩm định, tuân thủ theo các quy trình chuẩn.
Đáng chú ý, ngay sau khi phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ Cục Quản lý dược đã chủ động thực hiện một loạt các biện pháp nhằm kịp thời ngăn chặn không để một viên thuốc H-Capita nào đưa ra lưu thông trên thị trường và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Bộ Công an điều tra, xử lý.
Việc làm này của Cục Quản lý dược đã thể hiện đầy đủ tinh thần trách nhiệm trong việc giải quyết và xử lý việc gian lận của lô thuốc H-Capita.
Bộ Y tế cũng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và cũng đã nghiêm túc nhận khuyết điểm, thiếu sót nhất định trong quản lý và hoàn thiện cơ chế quản lý để ngăn chặn các vi phạm có thể xảy ra.