Được một người bạn “phôn” có một trang trại ở Trại Hầm, TP Đà Lạt, Lâm Đồng đang sản xuất cà phê chồn bán với giá 20 triệu đồng/kg, ngay trong đêm chúng tôi lên xe vượt qua hơn 300 km đường đèo dốc từ TP.HCM lên đây để tìm hiểu.
Chúng tôi bước xuống xe, trong cái se se lạnh của Đà Lạt, ngoài trời sương vẫn còn rơi trên những hàng cây, mỗi góc phố. Chúng tôi hỏi thăm địa chỉ nhân vật cần tìm, được các bác xe ôm chỉ rất tận tình. Một bác nói: “Trang trại cà phê chồn này ngon lắm, ngày nào chúng tôi chẳng chở khách từ Sài Gòn, khách nước ngoài vào tham quan”.
Chúng tôi leo lên xe ôm, nhờ hai bác chở đi. Xe chạy về hướng Trại Hầm, đi được vài km, lại từ từ bò xuống một cái dốc dài hun hút. Bác tài dừng xe ngay tại một cái cổng lớn, gắn tấm bảng khoảng 40 – 50 cm, có chữ Coffee và hình vẽ một con chồn.
Thấy người lạ tới, con ngỗng đang đứng ở vườn cà phê kêu toáng lên. Một người đàn ông tầm thước phương phi, mặc chiếc áo thun màu nâu sậm (màu của cà phê), tóc muối tiêu chạy ra niềm nở đón tiếp. Qua trò chuyện được biết tên ông là Nguyễn Quốc Minh, chủ trang trại số 135E Hoàng Hoa Thám, phường 10, TP Đà Lạt.
Tự tay pha và mời khách những tách cà phê nóng hổi thơm lừng, ông Minh kể: “Gia đình tôi ở quận 2, TP.HCM; trước đây từng làm luật sư chuyên tư vấn và đầu tư. Tôi có dịp đi nhiều nước trên thế giới, đi tới đâu tôi cũng tìm đến các quán cà phê để thưởng thức, mỗi nước có cách chế biến và hương vị cà phê đều khác nhau, nhưng có một điểm chung là giá cả họ bán rất cao.
Nếu nói về chất lượng thì cà phê Moka ở Cầu Đất - Đà Lạt không thua kém gì cà phê nước ngoài, nhưng cà phê của Việt Nam chỉ dừng lại ở mức sản xuất hàng thô. Cà phê chế biến lại chưa xây dựng được thương hiệu, cho nên giá trị kinh tế thấp.
Trước thực trạng đó nhiều đêm, tôi cứ trằn trọc suy nghĩ mãi. Một lần tôi nảy sinh ra ý tưởng kinh doanh cà phê theo quy trình thực hành sản xuất - chế biến theo hướng nông nghiệp tốt (VietGAP) và quyết định lên Đà Lạt mua rẫy cà phê Moka trồng sẵn để làm trang trại (năm 2006).
Hồi mới mua vườn cà phê, thoạt nhìn chán lắm, cây cà phê không được chăm sóc, bị chết nhiều. Công việc đầu tiên là phải vệ sinh vườn, làm cỏ, cuốc đất cho tơi xốp, trồng dặm, chăm sóc, bón phân theo quy trình mới... Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật cây cà phê được hồi phục và phát triển nhanh chóng, cây nào cũng sai trĩu quả”.
Đặc biệt, để sản xuất cà phê chồn, ban đầu ông Minh mua 15 con chồn giống của Indonesia về nuôi thử, vừa để nhân giống, vừa để SX cà phê chồn. Do thiếu kinh nghiệm, hơn nữa loại chồn này không hợp khí hậu ở Đà Lạt, đàn chồn bị chết gần hết.
Không nản chí ông lại lặn lội tìm kiếm thông tin, trên sách báo và lên tận Đăk Lăk mua chồn giống về nuôi thử nghiệm. Qua quá trình nuôi, giống chồn này rất thích hợp và phát triển tốt, dần dà trang trại của ông đã có 135 con chồn bố mẹ và 12 chồn con mới đẻ.
Theo ông Minh, giống chồn hương sinh sản khá nhanh, trung bình 1 con chồn mẹ mỗi năm sinh sản 4 - 5 chồn con. Hiện nay ông có thể cung cấp giống cho những người dân ở địa phương có nhu cầu. Chồn là cách gọi dân dã, tên chính thức của nó là cầy vòi hương, vật nuôi rất dễ tính, có thể thuần hóa như mèo nhà hoặc nuôi thả tự do trong vườn như môi trường tự nhiên của chúng.
Hàng năm, đến mùa cà phê chín (từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau), công nhân sẽ chọn những trái to, chín mọng đem về cho chồn ăn. Mỗi con chồn ăn khoảng 200 gram trái cà phê một ngày, sau khi ăn, phần vỏ tươi được tiêu hóa, còn phần nhân không tiêu hóa được, chồn thải ra ngoài.
Sở dĩ cà phê chồn có hương vị đặc biệt là nhờ trong quá trình tiêu hóa, dịch vị trong dạ dày tiết ra ngấm vào hạt cà phê tạo sự lên men của Enzyme. Qua quá trình chuyển hóa, tạo ra hương vị rất đặc trưng, vừa bùi bùi, đắng đắng, pha lẫn mùi mốc của đất. Khi người ta uống xong, hương vị đậm đà còn lưu giữ mãi trong miệng.
Ông Minh chia sẻ: “Vừa qua, đại diện một số Cty nước ngoài đến từ Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc tới tham quan và đề nghị ký kết hợp đồng mua bán, nhưng tôi không dám ký. Bởi hiện nay trang trại mới chỉ sản xuất được từ 200 – 250 kg cà phê chồn/năm. Giá bán tại trang trại là 20 triệu đồng/kg, với sản lượng khiêm tốn như vậy, chỉ đủ phục vụ khách du lịch tham quan uống tại chỗ và khách quen ở Đà Lạt và TP.HCM”.
Qua việc trồng cà phê sạch, SX cà phê chồn, hàng năm ông Nguyễn Quốc Minh, thu nhập hàng tỷ đồng. Để đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và hướng tới thị trường XK, tới đây ông mở rộng thêm diện tích trồng cà phê sạch, cũng như diện tích chuồng trại để nuôi chồn.
Những cố gắng nỗ lực của ông đã được Hội Khoa học và Công nghệ lương thực - thực phẩm Việt Nam chứng nhận thương hiệu “Cà Phê Chồn Trại Hầm Đà Lạt” đạt thương hiệu thực phẩm năm 2013.
Chúng tôi bước xuống xe, trong cái se se lạnh của Đà Lạt, ngoài trời sương vẫn còn rơi trên những hàng cây, mỗi góc phố. Chúng tôi hỏi thăm địa chỉ nhân vật cần tìm, được các bác xe ôm chỉ rất tận tình. Một bác nói: “Trang trại cà phê chồn này ngon lắm, ngày nào chúng tôi chẳng chở khách từ Sài Gòn, khách nước ngoài vào tham quan”.
Chúng tôi leo lên xe ôm, nhờ hai bác chở đi. Xe chạy về hướng Trại Hầm, đi được vài km, lại từ từ bò xuống một cái dốc dài hun hút. Bác tài dừng xe ngay tại một cái cổng lớn, gắn tấm bảng khoảng 40 – 50 cm, có chữ Coffee và hình vẽ một con chồn.
Thấy người lạ tới, con ngỗng đang đứng ở vườn cà phê kêu toáng lên. Một người đàn ông tầm thước phương phi, mặc chiếc áo thun màu nâu sậm (màu của cà phê), tóc muối tiêu chạy ra niềm nở đón tiếp. Qua trò chuyện được biết tên ông là Nguyễn Quốc Minh, chủ trang trại số 135E Hoàng Hoa Thám, phường 10, TP Đà Lạt.
Tự tay pha và mời khách những tách cà phê nóng hổi thơm lừng, ông Minh kể: “Gia đình tôi ở quận 2, TP.HCM; trước đây từng làm luật sư chuyên tư vấn và đầu tư. Tôi có dịp đi nhiều nước trên thế giới, đi tới đâu tôi cũng tìm đến các quán cà phê để thưởng thức, mỗi nước có cách chế biến và hương vị cà phê đều khác nhau, nhưng có một điểm chung là giá cả họ bán rất cao.
Ông Nguyễn Quốc Minh chủ trang trại pha chế cà phê chồn mời du khách. |
Nếu nói về chất lượng thì cà phê Moka ở Cầu Đất - Đà Lạt không thua kém gì cà phê nước ngoài, nhưng cà phê của Việt Nam chỉ dừng lại ở mức sản xuất hàng thô. Cà phê chế biến lại chưa xây dựng được thương hiệu, cho nên giá trị kinh tế thấp.
Trước thực trạng đó nhiều đêm, tôi cứ trằn trọc suy nghĩ mãi. Một lần tôi nảy sinh ra ý tưởng kinh doanh cà phê theo quy trình thực hành sản xuất - chế biến theo hướng nông nghiệp tốt (VietGAP) và quyết định lên Đà Lạt mua rẫy cà phê Moka trồng sẵn để làm trang trại (năm 2006).
Hồi mới mua vườn cà phê, thoạt nhìn chán lắm, cây cà phê không được chăm sóc, bị chết nhiều. Công việc đầu tiên là phải vệ sinh vườn, làm cỏ, cuốc đất cho tơi xốp, trồng dặm, chăm sóc, bón phân theo quy trình mới... Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật cây cà phê được hồi phục và phát triển nhanh chóng, cây nào cũng sai trĩu quả”.
Đặc biệt, để sản xuất cà phê chồn, ban đầu ông Minh mua 15 con chồn giống của Indonesia về nuôi thử, vừa để nhân giống, vừa để SX cà phê chồn. Do thiếu kinh nghiệm, hơn nữa loại chồn này không hợp khí hậu ở Đà Lạt, đàn chồn bị chết gần hết.
Không nản chí ông lại lặn lội tìm kiếm thông tin, trên sách báo và lên tận Đăk Lăk mua chồn giống về nuôi thử nghiệm. Qua quá trình nuôi, giống chồn này rất thích hợp và phát triển tốt, dần dà trang trại của ông đã có 135 con chồn bố mẹ và 12 chồn con mới đẻ.
Theo ông Minh, giống chồn hương sinh sản khá nhanh, trung bình 1 con chồn mẹ mỗi năm sinh sản 4 - 5 chồn con. Hiện nay ông có thể cung cấp giống cho những người dân ở địa phương có nhu cầu. Chồn là cách gọi dân dã, tên chính thức của nó là cầy vòi hương, vật nuôi rất dễ tính, có thể thuần hóa như mèo nhà hoặc nuôi thả tự do trong vườn như môi trường tự nhiên của chúng.
Hàng năm, đến mùa cà phê chín (từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau), công nhân sẽ chọn những trái to, chín mọng đem về cho chồn ăn. Mỗi con chồn ăn khoảng 200 gram trái cà phê một ngày, sau khi ăn, phần vỏ tươi được tiêu hóa, còn phần nhân không tiêu hóa được, chồn thải ra ngoài.
Sở dĩ cà phê chồn có hương vị đặc biệt là nhờ trong quá trình tiêu hóa, dịch vị trong dạ dày tiết ra ngấm vào hạt cà phê tạo sự lên men của Enzyme. Qua quá trình chuyển hóa, tạo ra hương vị rất đặc trưng, vừa bùi bùi, đắng đắng, pha lẫn mùi mốc của đất. Khi người ta uống xong, hương vị đậm đà còn lưu giữ mãi trong miệng.
Ông Minh chia sẻ: “Vừa qua, đại diện một số Cty nước ngoài đến từ Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc tới tham quan và đề nghị ký kết hợp đồng mua bán, nhưng tôi không dám ký. Bởi hiện nay trang trại mới chỉ sản xuất được từ 200 – 250 kg cà phê chồn/năm. Giá bán tại trang trại là 20 triệu đồng/kg, với sản lượng khiêm tốn như vậy, chỉ đủ phục vụ khách du lịch tham quan uống tại chỗ và khách quen ở Đà Lạt và TP.HCM”.
Qua việc trồng cà phê sạch, SX cà phê chồn, hàng năm ông Nguyễn Quốc Minh, thu nhập hàng tỷ đồng. Để đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và hướng tới thị trường XK, tới đây ông mở rộng thêm diện tích trồng cà phê sạch, cũng như diện tích chuồng trại để nuôi chồn.
Những cố gắng nỗ lực của ông đã được Hội Khoa học và Công nghệ lương thực - thực phẩm Việt Nam chứng nhận thương hiệu “Cà Phê Chồn Trại Hầm Đà Lạt” đạt thương hiệu thực phẩm năm 2013.
Theo Nông nghiệp Việt Nam