Vì vậy khi tóc rụng ít, người ta bắt đầu lo, rụng nhiều quá lại trở thành một nỗi ám ảnh. Đông y gọi là Ban Thốc, Du Phong, Du Phong Độc, Mai Y Thốc, Quỷ Thỉ Đầu, Mao Bạt, Phát Lạc, Phát Đọa, Thoát Phát, Bạch Phát.
Từ khi bắt đàu hình thành cho đến khi rụng, tóc trải qua ba giai đoạn khác nhau với những tên gọi riêng: anagen ( giai đoạn sinh trưởng); catagen (giai đoạn trung gian) và telogen (giai đoạn rụng).
Tóc sống từ 3-5 năm mới rụng. Mỗi tháng tóc mọc dài thêm vài cm, sau đó nghỉ 6 tháng. Trong giai đoạn ngưng nghỉ, sợi tóc có thể rụng. Một nang tóc có chu kỳ 2—25 sinh ra tóc mới. Như vậy, sau 25 lần sinh, mỗi lần 5 năm thì hơn 100 tuổi tóc vẫn còn đủ.
Mới nhìn thì có cảm giác tóc luôn mọc dài ra nhưng tóc có thời kỳ hoạt động và thời kỳ ngưng nghỉ. Thời kỳ mọc hoặc thời kỳ hoạt động kéo dài từ 2-6 năm.
Vào bất cứ lúc nào, mái tóc cũng có khoảng 90% hoạt động, dài ra. Trong khi đó khoảng 10% ở vào thời kỳ nghỉ, kéo dài khoảng 2-3 tháng. Khi thời kỳ nghỉ chấm dứt, sợi tóc sẽ rụng đi và một sợi mới lại mọc lên.
Mỗi ngày dưới 50 sợi tóc rụng là bình thường. Theo Bác sĩ Diana Bihova, nhà nghiên cứu da liễu học, trong một nghiên cứu cá nhân ở Newyork cho rằng: một ngày rụng khoảng 10-100 sợi tóc là bình thường.
Nếu trên 100 sợi mỗi ngày là dấu hiệu cần chú ý. Để tóc 2 ngày không gội, túm 10 sợi tóc chỗ thường rụng, kéo căng vừa phải, nếu trên 3 sợi rời ra là rụng có tính bệnh lý.
Rất nhiều người lo lắng khi phải đối diện với chuyện bị rụng tóc nhiều. |
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây rụng tóc có thể do:
Thận Hư: Thiên ‘Thượng Cổ Thiên Chân Luận’ (Tố Vấn 1) viết: “Con gái 7 tuổi thận khí thịnh, răng thay, tóc dài… Tuổi ngũ thất, mạch Dương minh bị suy, mặt bắt đầu nhăn, tóc bắt đầu rụng… Con trai 8 tuổi Thận khí thực, tóc dài, răng thay… Tuổi ngũ bát thận khí suy, tóc rụng, răng khô…”.
Thận là tinh hoa của ngũ tạng, tinh hư không hóa sinh được âm huyết khiến cho lông tóc không được nuôi dưỡng gây nên rụng tóc hoặc tóc bạc sớm.
Phế Bị Tổn Hại: Trương Trọng Cảnh viết: “Phế chủ da lông, Phế bại thì lông, tóc mất mầu, không nhuận, khô, biểu hiện bệnh ở Phế”. Phế ở phần trên cao, chủ về khí của toàn thân. Phế khí vượng thì sẽ giúp cho tân dịch, doanh huyết chuyển đi, bên trong thì nuôi dưỡng tạng phủ.
Bên ngoài tưới ướt da lông và các khiếu. Nếu Phế bị tổn hại thì sẽ gây nên các biến chứng: tóc rụng, tóc khô hoặc tóc bạc…
Huyết ứ: Sách ‘Huyết Chứng Luận’ (Ứ Huyết): viết: “Nếu huyết bị ly kinh, huyết không thể nuôi dưỡng toàn thân... sẽ gây nên huyết ứ ở thượng tiêu hoặc tóc rụng”.
Sách ‘Y Lâm Cải Thác’ viết: “Tóc rụng (Thoát lạc) đa số các sách cho rằng do huyết bị tổn thương, không biết rằng da thịt ở bên ngoài có huyết ứ, làm ngăn trở huyết lạc, huyết mới không nuôi dưỡng được tóc thì tóc phải rụng”.
Huyết ứ ở lỗ chân lông, kinh khí không thông, huyết mới không rót vào chân tóc thì sẽ gây nên tóc rụng.
Huyết Nhiệt: Sách ‘Nho Môn Sự Thân’ viết: “Tuổi trẻ bị rụng tóc sớm là do huyết bị quá nhiệt. Người xưa chỉ biết tóc là phần dư của huyết, huyết suy thì tóc sẽ rụng, không biết rằng nếu huyết nhiệt thì tóc không mọc được.. tạng Can, thuộc Mộc, nếu hỏa nhiều, thủy ít, mộc không sinh được, mộc không được nuôi dưỡng, hỏa bốc lên đầu, gây nên viêm. Chứng nhiệt bệnh ra mồ hôi, tóc thường bị rụng, có thể do hàn được sao?”.
Huyết là phần tinh vi của thủy cốc tạo nên để nuôi dưỡng toàn thân, nếu ăn những thức ăn cay nóng quá, thức ăn nướng hoặc tinh thần uất ức hóa thành hỏa hoặc tuổi trẻ khí huyết bị tổn hao, Can mộc hóa hỏa làm tổn hại âm huyết hoặc huyết nhiệt sinh phong, phong nhiệt theo khí đưa lên đầu, chân tóc không được âm huyết nuôi dưỡng, tóc sẽ rụng hoặc khô đi hoặc bị bạc sớm.
Huyết Hư: Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: “Mạch Xung Nhâm là biển của huyết, biệt lạc của nó đi lên môi, miệng. Nếu huyết thịnh thì nó sẽ nuôi dưỡng râu tóc, vì thế tóc râu tươi tốt. Nếu huyết khí suy yếu, kinh mạch hư kiệt, không được vinh nhuận tóc sẽ bị rụng”.
Doanh huyết hư tổn, mạch Xung Nhâm suy thì tóc sẽ khô, không nhuận hoặc héo úa, tóc mọc ít, hoặc rụng.
Do Thất Tinh: Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ viết: “Người bị thất tinh, bụng dưới đau cấp, âm đầu bị hàn, hoa mắt, tóc rụng, mạch cực hư, Khổng, do thanh cốc, vong huyết, thất tinh”.
Ý nói người bị thất tinh, người nam tinh tiết ra nhiều quá, hoặc tinh cung, huyết hải bị hao tổn, trống rỗng, dương khí theo tinh tiết ra ngoài sẽ gây nên hoa mắt, tóc rụng.
Do Hư: Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: “Người ta nếu có phong tà ở đầu, bên ngoài bị hư yếu thì sẽ bị rụng tóc, cơ nhục khô héo, giống như tơ sợi, như mỡ bóng, không ngứa, vì vậy gọi là Quỷ Tiễn Đầu”.
Da đầu trống, hư, ngoại phong thừa cơ xâm nhập vào làm cho chân tóc bị rỗng, không được nuôi dưỡng gây nên rụng tóc.
Do Thấp Nhiệt: Sách ‘Lâm Chứng Chỉ Nam’ viết: “Thấp tà xâm nhập vào bên trong, do uống rượu, trà, ăn thức ăn sống lạnh, béo ngọt”.
Cho thấy ăn thức ăn béo ngọt nhiều quá làm tổn thương Tỳ Vị, thấp nhiệt uẩn kết bên trong theo đường kinh bốc lên nung đốt râu Do Suy Yếu Từ Trong Thai: Người xưa cho rằng thai vào tháng thứ 7 trở đi, tóc mọc dài.
Vì vậy, lúc thụ thai mà tạng phủ suy yếu, thai khí kém thì thận khí cũng yếu, tóc mọc kém hoặc ít, hoặc khô héo. Sách ‘Lan Đài Quỹ Phạn – Tiểu Nhi’ viết: “Tóc lâu không mọc, mọc thì không đen, là dấu hiệu thai suy yếu”.
Dầu gội Thái Dương 7 là một sả phẩm vừa loại bỏ gàu hiệu quả, vừa chống rụng tóc nhờ các dược chất tự nhiên. |
Đề phòng rụng tóc
Tránh các tác nhân gây rụng tóc: thuốc, hóa chất, nấm, tia bức xạ… Cẩn thận trong khi chải tóc, nhất là phái nữ, nên chải từng chùm và chải ở phần đuôi trước vì chải mạnh nhiều lần và bắt đầu từ chỗ da đầu trước dễ làm đứt tóc và gây bệnh tóc chẻ (chải lược thưa trước rồi mới chải lược dày sau).
Giữ đầu sạch nhưng không nên gội đầu quá nhiều làm dễ rụng tóc (trung bình tuần 1-2 lần).
Không nên dùng dầu gội đầu có nhiều chất kiềm làm tóc khô dễ rụng. Chọn dầu gội đầu thích hợp với tóc khô tóc nhờn, tóc bình thường, nên gội đầu bằng nước ấm cho tóc sạch và chân tóc được khỏe mạnh. Buổi tối, trước khi ngủ, chà xát da đầu 5-10 phút để máu huyết da đầu lưu.
Giải pháp hiệu quả
Như chúng ta cũng đã biết, nguồn thảo dược của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Ông cha ta ngày xưa cũng có sử dụng nhiều dược liệu để chăm sóc tóc và điều trị rụng tóc như: hương nhu, mần trầu, ngũ sắc, sả, lá bưởi, lá chanh, lá dâu, bồ kết…
Mỗi khi có vấn đề về tóc và da đầu, sử dụng liệu pháp thiên nhiên được ưu tiên chọn lựa bởi tính an toàn và hiệu quả mà vẫn đáp ứng được các nhu cầu làm đẹp tóc.
Mỗi cây cỏ đều là vị dược liệu quí có công dụng riêng, đã được cổ nhân dùng hàng ngàn đời nay để chăm sóc tóc và da đầu.
Hương nhu: Cây Hương nhu trắng (tên khoa học là Ocimum gratissimum L.) có chứa tinh dầu hương nhu 0,6-0,8% trong đó chủ yếu là Eugenol, ete metylic của eugenol, cacvarol, o-cymen, p-cymen, camphen, limonen, pinen.
Theo đông y, hương nhu có tác dụng thông khiếu, làm ra mồ hôi, làm thông thoáng da đầu, nhẹ đầu, sảng khoái khi gội đầu, giúp tăng lưu thông khí huyết dưới da, kích thích mọc tóc mới.
Khoa học hiện đại đã chứng minh tinh dầu hạt Hương nhu có tác dụng anti-oxydant, chống nhiễm khuẩn.
Kinh nghiệm dùng hương nhu chữa trẻ em chậm mọc tóc: Hương nhu sắc với nước, cô đặc, trộn với mỡ lợn, bôi lên đầu.
Tang bạch bì: Cây dâu (Morus alba L.) thường được trồng để nuôi tằm và làm thuốc. Vỏ rễ cây dâu chứa các flavon: mulberrin, mullberochromen, cyclomulberin, cyclomulberochromen, acid hữu cơ, tanin, pectin và b-amirin, tinh dầu.
Trong dân gian thường dùng cây dâu để chữa rụng tóc, làm chặt tóc, mọc tóc, đen tóc như sau:
Tang bạch bì giã dập, ngâm nước, đun sôi nửa giờ, lọc lấy nước gội đầu chữa rụng tóc
Tang bạch bì cạo bỏ vỏ vàng, đổ nước vào ngâm, nấu sôi 5, 6 dạo, bỏ bã đi mà gọi đầu thì tóc luôn luôn bền chặt
Tang bạch bì, lá trắc bá đều 1 lạng, nấu nước tắm gôi trị tóc trên đầu không mọc được
Lá dâu và lá vừng hai vị bằng nhau, đổ nước vo gạo vào, nấu lên gội đầu 7 lần thì tóc dài được vài thước
Dầu mè cùng nấu với lá dâu, bỏ lá dâu đi, thường ngày xát vào, lâu lâu tóc mọc tốt như mây.
Bồ kết: Cây Bồ kết (Gleditschia australis Hemsl.) có chứa nhiều Saponin triterpenic là Gleditsaponin, australozid, các flavonoid: luteolin, saponaretin, vitexin, homoorientin và orientin. Bồ kết có tác dụng làm sạch nhẹ nhàng, thông khiếu.
Dầu gội dược liệu Thái Dương 3 cũng là một sản phẩm rất tốt, giúp mái tóc chắc và đẹp. |
Kinh nghiệm dùng Bồ kết với tóc
Chữa trẻ em chốc đầu, rụng tóc: Bồ kết đốt ra than, tán nhỏ, rửa sạch vết chốc, rồi đắp than bồ kết lên.
Bồ kết nướng trên than, bóc bỏ hạt, đun sôi vài dạo với nước. Thêm các lá cây khác như hương nhu, cứt lợn, mần trầu, lá bưởi,... mỗi thứ một nắm đun sôi, đổ ra pha với nước nguội gội đầu mượt tóc, sạch gầu, dầy tóc.
Ngũ sắc (cỏ cứt lợn): Cây ngũ sắc (Ageratum conyzoides L.) có chứa tinh dầu: cadinen, caryophyllen, geratocromen, demetoxygerratocromen, cumarin.
Dân gian thường dùng cây ngũ sắc phối hợp với bồ kết nấu nước gội đầu vừa thơm đầu vừa sạch tóc, sạch gàu, chống ngứa. Giã lá, hoa ngũ sắc với một ít muối, vắt lấy nước, nhỏ mũi chữa viêm mũi, viêm xoang.
Mần trầu: Cỏ mần trầu (Eleusine indica L.) có chứa acid cyanhydric. Là một vị thuốc mát, thường dùng để nấu nước gội đầu làm trơn tóc, mượt tóc.
Kinh nghiệm dùng Cỏ mần trầu: Mần trầu, hương nhu, cỏ cứt lợn, mỗi thứ một nắm, 3 – 5 quả bồ kết nướng, bỏ hạt, nấu với nước dùng để gội đầu có tác dụng sạch gầu, suôn mượt tóc, chống rụng tóc.
Nghệ: Nghệ tươi đã được sử dụng từ cổ xưa để bôi lên các mụn để đỡ sẹo, làm đẹp da; nước ép nghệ tươi được dùng bôi toàn thân phụ nữ mới sinh nở để làm kín lỗ chân lông, tránh gió, tránh phong lạnh, làm hồi sinh làn da tươi tắn, tránh rám da...
Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh trong dịch chiết nghệ tươi có chứa Curcumin, monodesmetoxy curcumin, didesmetoxy curcumin, zingiberen, ceton sesquiterpenic, tumeron... có tác dụng làm tái tạo tế bào da, chống oxy hoá, chống lão hoá da trước tuổi, chống viêm, giảm ngứa, kích thích liền da, tránh tạo sẹo.
Bộ sản phẩm của công ty cổ phần Sao Thái Dương gồm dầu gội dược liệu TD3, dầu gội TD7 và dầu dưỡng tóc là bước đột phá mới chăm sóc toàn diện mái tóc bằng các tinh chất thảo dược đã được ca tụng hàn ngàn đời nay, nuôi dưỡng tóc từ gốc đến ngọn.
Bảo vệ tóc khỏi những tác nhân gây hại bên ngoài. Giúp tóc trở nên khoẻ mạnh hơn, suôn mịn và óng mượt như tơ.
Tác dụng của dầu gội thái dương 7:
-Sạch gàu sau lần gội đầu tiên, và 7 ngày tiếp theo không gội không gầu, không ngứa
-Sạch tóc và da đầu, dưỡng tóc, giúp tóc suôn mềm, không cần dùng thêm dầu xả
-Thoáng mát da đầu
-Phù hợp với mọi đối tượng, đặc biệt người bị rụng tóc và người bị hói
-Sản phẩm có thể dùng hàng ngày