Ông Obama hy vọng sẽ thuyết phục các nền kinh tế khác trong nhóm G20 rằng các vấn đề kinh tế và chính trị của Mỹ hiện nay sẽ sớm được giải quyết.
Ngày 2/11, Tổng thống Mỹ Obama sẽ lên đường đi dự hội nghị cấp cao kinh tế G20 tại Pháp với hy vọng thuyết phục các nền kinh tế khác trong nhóm G20 rằng các vấn đề kinh tế và chính trị của Mỹ hiện nay sẽ sớm được giải quyết.
Hội nghị G20 diễn ra tại thành phố Cannes của Pháp trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu đã dâng lên cao mà đỉnh điểm của nó là những vụ bạo loạn trên đường phố Athen của Hy Lạp vào cuối tuần trước. Vấn đề nợ công của châu Âu chắc chắn sẽ là chủ đề trung tâm và quan trọng nhất của cuộc họp G20 lần này.
Bên cạnh đó, vấn đề kinh tế và chính trị của Mỹ cũng sẽ là một chủ đề được đưa ra thảo luận tại hội nghị. Việc kinh tế Mỹ phục hồi chậm, tỷ lệ thất nghiệp cao hơn 9%, tranh cãi triền miên giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ khiến các nước không ngần ngại đặt các câu hỏi nghi vấn về khả năng giải quyết các vấn đề của chính quyền tổng thống Obama.
Phát biểu trước chuyến đi tham dự hội nghị của Tổng thống Mỹ, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jay Carney trấn an các đối tác kinh tế thuộc nhóm G20 rằng Tổng thống Obama đã đạt được những tiến bộ nhất định trong giải quyết các vấn đề nội bộ của Mỹ.
Theo ông Carney, Tổng thống Obama sẽ chuyển một thông điệp đến Pháp khẳng định rằng, Nhà Trắng đang thúc giục Quốc hội Mỹ có các hành động đối với những vấn đề tồn tại ở Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế số 1 thế giới phát triển, và khi nền kinh tế Mỹ tăng trưởng nó sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu.
Ông Jay Carney cũng cho biết một trong những ưu tiên hàng đầu của Mỹ tại hội nghị G20 lần này, đó là đẩy mạnh khả năng xuất khẩu hàng hóa của Mỹ sang thị trường nước ngoài, nhằm thực hiện sáng kiến của Tổng thống Obama là tăng gấp đôi xuất khẩu của Mỹ vào năm 2015. Đây được coi là biện pháp hữu hiệu tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người người dân Mỹ và giúp ổn định và tăng trưởng nền kinh tế Mỹ.
Tại hội nghị lần này, Mỹ sẽ tiếp tục đưa vấn đề trị giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc vì Mỹ cho rằng nó tạo ra những bất bình đẳng trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, các nhà phân tích chính trị cho rằng vấn đề đó sẽ không nhận được sự ủng hộ của các nước châu Âu vì hiện châu lục này còn đang phải đối mặt với những khó khăn chồng chất về vấn đề tài chính và tiền tệ.
Ngày 2/11, Tổng thống Mỹ Obama sẽ lên đường đi dự hội nghị cấp cao kinh tế G20 tại Pháp với hy vọng thuyết phục các nền kinh tế khác trong nhóm G20 rằng các vấn đề kinh tế và chính trị của Mỹ hiện nay sẽ sớm được giải quyết.
Tổng thống Mỹ Obama |
Bên cạnh đó, vấn đề kinh tế và chính trị của Mỹ cũng sẽ là một chủ đề được đưa ra thảo luận tại hội nghị. Việc kinh tế Mỹ phục hồi chậm, tỷ lệ thất nghiệp cao hơn 9%, tranh cãi triền miên giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ khiến các nước không ngần ngại đặt các câu hỏi nghi vấn về khả năng giải quyết các vấn đề của chính quyền tổng thống Obama.
Phát biểu trước chuyến đi tham dự hội nghị của Tổng thống Mỹ, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jay Carney trấn an các đối tác kinh tế thuộc nhóm G20 rằng Tổng thống Obama đã đạt được những tiến bộ nhất định trong giải quyết các vấn đề nội bộ của Mỹ.
Theo ông Carney, Tổng thống Obama sẽ chuyển một thông điệp đến Pháp khẳng định rằng, Nhà Trắng đang thúc giục Quốc hội Mỹ có các hành động đối với những vấn đề tồn tại ở Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế số 1 thế giới phát triển, và khi nền kinh tế Mỹ tăng trưởng nó sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu.
Ông Jay Carney cũng cho biết một trong những ưu tiên hàng đầu của Mỹ tại hội nghị G20 lần này, đó là đẩy mạnh khả năng xuất khẩu hàng hóa của Mỹ sang thị trường nước ngoài, nhằm thực hiện sáng kiến của Tổng thống Obama là tăng gấp đôi xuất khẩu của Mỹ vào năm 2015. Đây được coi là biện pháp hữu hiệu tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người người dân Mỹ và giúp ổn định và tăng trưởng nền kinh tế Mỹ.
Tại hội nghị lần này, Mỹ sẽ tiếp tục đưa vấn đề trị giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc vì Mỹ cho rằng nó tạo ra những bất bình đẳng trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, các nhà phân tích chính trị cho rằng vấn đề đó sẽ không nhận được sự ủng hộ của các nước châu Âu vì hiện châu lục này còn đang phải đối mặt với những khó khăn chồng chất về vấn đề tài chính và tiền tệ.
Theo VOV