Trước đó, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã phản ánh tình trạng hàng nghìn người dân tại tổ dân phố 12A, 12B, 12C, 12D, 12E (phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) thường xuyên phải đối mặt với cảnh con đường Bạch Đằng cứ tối đến là chìm nghỉm trong bóng tối.
Tình trạng trên kéo dài, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông rất lớn khi người và phương tiện lưu thông trên tuyến đường này.
Được biết hệ thống chiếu sáng do Cảng Hà Nội đầu tư xây dựng.
Nhưng từ khi doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa (2014), toàn bộ hệ thống điện đường từ ngã ba Lãng Yên đến khu vực Cảng Hà Nội, dài khoảng hơn 1 km bỗng dưng bị ngưng chiếu sáng.
Ông Trịnh Ngọc Thắng, phụ trách kinh doanh Cảng Hà Nội. Ảnh tư liệu của Thụy Du. |
Trong khi đó, câu trả lời của đại diện Cảng Hà Nội về việc này được cho là thiếu tính xây dựng, thậm chí còn mang tính thách đố với hàng nghìn người dân và những người thường xuyên tham gia giao thông trên đoạn đường này.
Hôm 5/3, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam về thông tin "Phố “tối thui” giữa lòng Hà Nội", ông Trịnh Ngọc Thắng, phụ trách kinh doanh Cảng Hà Nội cho biết, Cảng không chiếu sáng điện đường (khu vực dân sinh - pv) nhằm mục đích tiết kiệm tiền:
"Cảng bỏ tiền ra (đầu tư) thì phải (thu) được cái gì chứ. Khu vực nào Cảng không dùng thì bật điện làm gì để bị trừ (mất) tiền.
Chỗ mà không phục vụ cho người ta (doanh nghiệp) mà lại bỏ tiền cho người khác sử dụng thì liệu có được không?
Cái không phục vụ cho người ta (doanh nghiệp) tội gì người ta phải mất tiền.
Ngày trước, khi chưa cổ phần hóa, tiền chiếu sáng
"Hệ thống chiếu sáng tại đường Bạch Đằng không thuộc quản lý của Công ty Chiếu sáng và Thiết bị đô thị Hà Nội. Chúng tôi cũng không can thiệp được việc này", Đại diện Công ty Chiếu sáng và Thiết bị đô thị Hà Nội cho biết. |
không đáng bao nhiêu, nhưng khi cổ phần hóa, 1 xu, 1 xèng cũng phải tính.
Chẳng hạn đường bê tông đấy! đất là của nhà nước, đường thì của Cảng làm. Bây giờ nhà nước trả tiền đầu tư trước đó cho Cảng thì dân mới được sử dụng miễn phí", ông Thắng nói.
Đại diện Cảng Hà Nội cũng nói rằng, đơn vị chưa nhận được phản ánh, kiến nghị của người dân về hệ thống chiếu sáng ngưng hoạt động.
"Bây giờ, muốn có điện, cơ quan chức năng nào đó đến làm việc với Cảng, muốn gì, thích gì thì nói...
Người dân muốn có điện thì làm đơn kiến nghị với chính quyền rồi chính quyền sẽ đàm phán với Cảng...", ông Thắng nói.
Trong khi đó, nhiều hộ dân sống dọc đường Bạch Đằng lại cho rằng, họ nhiều lần phản ánh về tình trạng "phố không điện", nhưng chưa được cấp có thẩm quyền đáp ứng.
Trước đó, theo phản ánh của người dân, vì không có điện đường nên thi thoảng lại xảy ra các vụ va quệt, tai nạn giao thông trên đoạn đường này.
Phố “tối thui” giữa lòng Hà Nội |
Vậy, trách nhiệm thuộc về ai trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông gây ảnh hưởng tới tính mạng của người dân do hệ thống chiếu sáng trên đường không đảm bảo?
Vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương ở đâu khi những kiến nghị của người dân được cho là chưa được đáp ứng theo nguyện vọng?
Phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với lãnh đạo phường Thanh Lương để trao đổi về thông tin nói trên, nhưng chưa nhận được câu trả lời.