Cảnh nghèo xơ xác lớp học trường tiểu học Quang Minh |
Phải bỏ xe ở trung tâm xã để đi bộ 5km từ sáng sớm tinh mơ đến 8h sáng, chúng tôi mới đặt chân đến được điểm trường tiểu học Quang Minh (thuộc trường tiểu học Quảng Nguyên).
Đến đây chúng tôi mới thấy hết cái khó khăn thiếu thốn của trẻ và cả những giáo viên vùng cao nhiệt huyết ngày ngày trèo đèo lội suối để đem con chữ đến với trẻ em vùng cao.
Không những nghèo mà bàn học còn quá cao so với trẻ |
Thành lập hơn 10 năm, cơ sở vật chất của trường vẫn không hề có gì thay đổi.
Bảng đen của lớp học |
Gọi là điểm trường nhưng chỉ có vỏn vẹn duy nhất một phòng học nhỏ, dạy ghép cả mầm non đến lớp 3, được phân theo nhóm một bên là mầm non do một giáo viên dạy và một bên là tiểu học do giáo viên khác phụ trách.
Cô giáo vùng cao thổi lửa đun nước ăn tạm bữa trưa |
Lớp học là nền đất, thời gian lâu trở nên ghồ ghề, vào những hôm trời mưa, nước hắt vào lớp, tụ thành những vũng nước sâu khiến cho việc giảng dạy vô cùng khó khăn.
Trường được lợp bằng mái lá cọ nên sau một thời gian lá xác xơ. Mỗi khi trời mưa, thầy trò ngồi trong lớp mà như giữa trời mưa.
Xen những tấm gỗ là tường đan phên đã gần mục nát |
Cô Hoàng Thị Luyên, một giáo viên đã có 2 năm thâm niên công tác tại trường cho biết: “Có hôm trời cứ mưa là cô, trò lại phải chạy vào nhà dân gần nhất để trú. Có lẽ, hiếm ở đâu mà cả cô lẫn trò lại "trông trời, trông nắng, trông mây" như ở đây. Chỉ mong trời đừng mưa gió để việc học và dạy được hiệu quả”.
Phòng học ở đây được dựng bởi những thanh gỗ ghép lại, lâu ngày mục nát, mưa gió là lại hắt tới mặt các em. Đặc biệt lớp học không được mắc điện nên việc dạy học vô cùng khó khăn vào những hôm trời tối.
Nền đất là nơi vui chơi của lớp mầm non |
Chưa hết, các em chưa được biết thế nào là đồ chơi, hay khu vui chơi cho trẻ. Thậm chí, các thầy cô vẫn phải dùng bảng đen dạy học, lâu ngày lại phải đánh bằng hoa chuối để viết cho rõ.
Đồ chơi của các em là những hộp bút màu bỏ đi, không còn bút bên trong |
Đức Họ