Hình ảnh cáp hãm đà trên đường băng tàu sân bay Trung Quốc do dân mạng đăng tải. |
Ngày 3/9, trang mạng tin tức tổ hợp công nghiệp quân sự Nga có bài viết cho rằng, theo một nguồn tin vừa tiết lộ cho tạp chí “Quốc phòng châu Á Kanwa” (Kanwa Asian Defense), Công ty Xuất khẩu Đặc chủng Ukraina rất ít tham gia vào sửa chữa và cải tạo tàu sân bay Varyag của Trung Quốc cũng như công tác nghiên cứu chế tạo tàu sân bay nội địa của Trung Quốc.
Brazil cũng không chắc chắn có khả năng giúp đỡ thực sự cho Trung Quốc trong lĩnh vực tàu sân bay, trong khi đó đại diện công nghiệp quốc phòng Nga xác nhận, Nga từ chối bán cáp hãm đà tàu sân bay cho Trung Quốc.
Một nguồn tin công nghiệp quân sự của Ukraina nói với tạp chí “Kanwa Asian Defense” rằng: “Trung Quốc chưa từng tiết lộ bí mật của những chương trình này cho đại diện nước ngoài. Tôi có thể nói một cách có trách nhiệm rằng, Ukraina không chuyển nhượng công nghệ cáp hãm đà cho Trung Quốc, cũng không giúp người Trung Quốc chế tạo cáp hãm đà, bởi vì Ukraina cũng không có loại công nghệ này”.
Báo Nga cho rằng, năm 2006, Nga từng phát đi thông điệp ngoại giao cứng rắn với Ukraina, hy vọng Ukraina không nên bán công nghệ có liên quan đến tàu sân bay cho Trung Quốc. Sau đó, hai nước Nga và Ukraina đã ký thỏa thuận bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có liên quan.
Cùng năm, một Phó Tư lệnh của Hải quân Trung Quốc từng dẫn đoàn đến thăm quan Trung tâm dạy học mô phỏng không quân Nitka của Ukraina.
Cáp hãm đà màu vàng trên đường băng tàu sân bay Varyag Trung Quốc (ảnh: news.qq.com) |
Trong khi đó, nhìn vào những bức ảnh dây cáp hãm đà của tàu sân bay Varyag Trung Quốc được đăng tải trên mạng Internet cho thấy, nó rất giống sản phẩm của Mỹ.
Nếu những bức ảnh này là sự thực, thì có thể có nghĩa là, Trung Quốc thông qua kênh không chính thức, đã sở hữu được công nghệ cáp hãm đà của Mỹ.
Nhưng, nhìn vào tất cả những bức ảnh tàu sân bay Varyag do Kanwa có được cho đến tháng 3/2012, thì trên tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc chưa hề lắp cáp hãm đà.
Theo báo Nga, hợp tác mật thiết giữa hải quân Trung Quốc và Brazil cũng gây sự chú ý cho dư luận. Năm 2010, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc đã đến tham quan tàu sân bay Sao Paulo của Brazil.
Khi đó, Tân Hoa xã không hề đưa tin một chữ nào về chuyến thăm này, chỉ có truyền thông Brazil là đưa tin.
Ngày 9/12/2010, Đại sứ quán Trung Quốc tại Brazil từng tổ chức một buổi chiêu đãi long trọng, hoan nghênh Tư lệnh Hải quân Brazil, trường hợp này tương đối khác thường.
Nguồn tin của Kanwa cho biết, Brazil từng cam kết giúp đỡ Hải quân Trung Quốc đào tạo chuyên gia phục vụ cho tàu sân bay, đồng thời cung cấp cơ hội cho Trung Quốc nghiên cứu tàu sân bay Sao Paulo của họ do Pháp chế tạo.
Ngoài Nga, trong các nước có quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, duy nhất có Brazil có kinh nghiệm sử dụng lực lượng hàng không trên tàu sân bay. Trên thực tế, ngay từ thập niên 1990, kinh nghiệm sử dụng máy bay cường kích A-4 của phi công thuộc lực lượng hàng không trên tàu sân bay của Brazil đã thu hút sự chú ý của Trung Quốc.
Tàu sân bay Varyag chạy thử lần 2 |
Nhưng, một nguồn tin từ Tập đoàn Vũ trụ Zodiac - doanh nghiệp sản xuất cáp hãm đà Pháp giải thích với tờ “Kanwa” rằng: “Trên thực tế chỉ có 2 quốc gia, đó là Nga và Mỹ, sở hữu công nghệ sản xuất cáp hãm đà trên đường băng.
Pháp đến nay vẫn chưa có khả năng sản xuất sản phẩm tương tự, bởi vì Tập đoàn vũ trụ Zodiac chẳng qua là một chi nhánh của Công ty hệ thống hãm đà Mỹ, chi nhánh này sản xuất tất cả thiết bị cáp hãm đà cho tàu sân bay của Mỹ và Pháp, trong đó có tàu sân bay Pháp bán cho Brazil”.
“Chúng ta biết rằng, Trung Quốc tìm mọi cách để sở hữu công nghệ hãm đà của tàu sân bay. Họ luôn muốn thâm nhập vào công ty của chúng tôi. Tàu sân bay Sao Paulo bán cho Brazil trang bị cáp hãm đà MK VII loại ban đầu của Mỹ. Sau khi Pháp bán nó, hai năm trước, Hải quân Brazil xin tiếp tục bán một số bộ kiện của MK VII và lưới hãm đà, nhưng cái gì chúng tôi cũng không bán. Nhiều tài liệu có liên quan đến vấn đề này đều có thể tiếp xúc công khai, không cần phải tốn công sức”.
Theo báo Nga, tình hình sản xuất cáp hãm đà tương đối phức tạp. Muốn có được vật liệu thép cần thiết hoàn toàn không quá khó khăn. Một số nước, chẳng hạn Anh, có thể sản xuất và xuất khẩu. Nhưng, muốn chế tạo cáp hãm đà, còn cần vật liệu thép đặc chủng với nhiều chủng loại khác nhau để chế tạo ra dây cáp hãm đà, hơn nữa dây cáp rất dài.
Ngoài ra, toàn bộ công nghệ có liên quan đến nhất thể hóa hệ thống cáp hãm đà rất quan trọng. Cáp hãm đà trên đường băng tàu sân bay và cáp hãm đà “giả” sử dụng trên đường băng mặt đất có sự khác biệt rất lớn. Tất cả những thứ này đều tự chủ suy nghĩ, rốt cuộc Hải quân Brazil có thể giúp gì cho Hải quân Trung Quốc trong chế tạo tàu sân bay?
Tàu sân bay Varyag được cho là sắp bàn giao cho Hải quân Trung Quốc |
Người phát ngôn Công ty Xuất khẩu Quốc phòng Nga (Rosoboronexport) Vitor Plotnikov tiết lộ với “Kanwa” rằng, Trung Quốc thực sự từng muốn mua cáp hãm đà tàu sân bay, nhưng Nga từ chối bán. Điều này cũng đã chứng thực suy luận Trung Quốc không có cáp hãm đà do Nga chế tạo.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu chế tạo Cơ khí Tàu thủy Trung ương Nga và Giám đốc Nhà máy “Vô sản” từng tiết lộ, năm 2006 Trung Quốc có kế hoạch mua 4 bộ cáp hãm đà của Nga. Hai bên đã tiến hành nhiều vòng đàm phán. Nhưng năm 2011, nhà máy đột nhiên nhận được chỉ thị từ Moscow, lập tức chấm dứt tất cả mọi tiếp xúc với Trung Quốc. Điều này có nghĩa là, Nga cơ bản không thể cung cấp cáp hãm đà và bất cứ thiết bị nào cho tàu sân bay Trung Quốc.
>> Hình ảnh mới nhất về siêu hạm USS Independence có thể có mặt ở Biển Đông
>> Sức mạnh siêu hạm đổ bộ Zurb của Hải quân Nga
>> Siêu hạm tuần duyên, bảo vệ chủ quyền USS Freedom của Hải quân Mỹ
>> Cận cảnh trực thăng tấn công AH-64 Apache của Lục quân Mỹ
>> Mãn nhãn với những hình ảnh siêu nét chụp tiêm kích F-35 của Mỹ
>> Thời báo Hoàn Cầu: Việt Nam đang đẩy nhanh xây dựng lực lượng hải quân
>> Thời báo Hoàn Cầu:Không tin Việt Nam có thể nâng cấp được xe tăng T-55
>> Su-30MK2 của Việt Nam lại xuất hiện trên báo Trung Quốc
>> Báo Trung Quốc đăng ảnh phi đội trực thăng EC-225 mới của Việt Nam
>> Báo Trung Quốc: Việt Nam có khả năng công, thủ mạnh nhất ĐNA