Bãi Vành Khăn nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng các cấu trúc quân sự vĩnh cửu từ năm 1995 và "đặt tên mới" là hòn Mỹ Tế |
Trước động thái lấn lướt của Trung Quốc trên Biển Đông, "xua đuổi" 2 tàu cá Philippines ra khỏi khu vực bãi cạn Scarborough đúng lúc biển động, Tổng thống Aquino khẳng định, sẽ không cho phép Bắc Kinh tuyên bố "kiểm soát" bãi cạn Scarborough vốn là ngư trường truyền thống của ngư dân Philippines, bởi sau Scarborough sẽ là Bãi Cỏ Rong (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - PV).
Mỹ khuyên Trung Quốc ra tòa, Tập Cận Bình "quyết không đổi chác"
Mỹ sẽ "hỗ trợ đầy đủ" cho Philippines trong vụ kiện "đường lưỡi bò"
Philippines vẽ lại bản đồ Biển Đông
Ngô Sỹ Tồn: Năm 2013 Biển Đông vẫn có khả năng "mất kiểm soát"
Philippines: Không kiện Trung Quốc, sau Scarborough sẽ đến Bãi Cỏ Rong
Trong khi Manila chính thức khởi kiện "đường lưỡi bò" phi pháp mà Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông lên Hội đồng trọng tài Liên Hợp Quốc về Luật Biển, Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục giăng bẫy Manila khi kêu gọi, "tình hình đảo Hoàng Nham (tức bãi cạn Scarborough - PV) đã ổn định, hy vọng Philippines không làm phức tạp thêm tình hình".
Bãi cạn Scarborough của Philippines trên Biển Đông đã chính thức bị Trung Quốc chiếm đóng, Bắc Kinh thường xuyên duy trì ít nhất 3 tàu công vụ (Hải giám, Ngư chính) án ngữ tại cửa vào đầm phá bãi cạn này để ngăn chặn mọi tàu thuyền của Philippines. Đây là một phần của “chiến lược xâm lấn lãnh hải” Bắc Kinh đang thực hiện trên Biển Đông, một quan chức cao cấp Philippines nhận định.
Có lẽ Philippines thừa hiểu, ẩn nấp đằng sau 2 từ "ổn định" mỹ miều đó là cả một âm mưu thôn tính bãi cạn Scarborough mà Philippines gọi là Bajo de Masinloc, từ đó làm bàn đạp tiếp tục xâm lấn bờ cõi nước khác trên Biển Đông. Chính vì vậy, Trung Quốc càng muốn im lặng thì Philippines càng tìm mọi cách để công luận quốc tế hiểu rõ chân tướng nước cờ này, kiện "đường lưỡi bò" phi pháp ra tòa án quốc tế là một sự lựa chọn.
Có lẽ Philippines thừa hiểu, ẩn nấp đằng sau 2 từ "ổn định" mỹ miều đó là cả một âm mưu thôn tính bãi cạn Scarborough mà Philippines gọi là Bajo de Masinloc, từ đó làm bàn đạp tiếp tục xâm lấn bờ cõi nước khác trên Biển Đông. Chính vì vậy, Trung Quốc càng muốn im lặng thì Philippines càng tìm mọi cách để công luận quốc tế hiểu rõ chân tướng nước cờ này, kiện "đường lưỡi bò" phi pháp ra tòa án quốc tế là một sự lựa chọn.
Sự hiện diện của tàu Trung Quốc tại bãi ngầm Scarborough hiện nay là một lời nhắc nhở đáng báo động đối với Philippines bởi nó sẽ là sự lặp lại của sự kiện Trung Quốc chiếm đóng bãi Vành Khăn trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Philippines cũng tuyên bố chủ quyền – PV).
Trong những năm 1990 Trung Quốc đã xây dựng những cấu trúc quân sự và cả một hệ thống ra đa nhưng lại rêu rao là xây dựng nơi trú ẩn cho ngư dân nước này đánh bắt cá (trái phép) tại khu vực quần đảo Trường Sa.
Trong những năm 1990 Trung Quốc đã xây dựng những cấu trúc quân sự và cả một hệ thống ra đa nhưng lại rêu rao là xây dựng nơi trú ẩn cho ngư dân nước này đánh bắt cá (trái phép) tại khu vực quần đảo Trường Sa.
Tháng 1/1995 một thuyền trưởng Philippines đã bị Trung Quốc bắt khi tiến vào đánh cá trong vùng biển gần bãi Vành Khăn, kể từ đó Bắc Kinh chính thức kiểm soát bãi Vành Khăn và các tàu cá Philippines không bao giờ tiếp cận khu vực này để đánh bắt như trước.
Theo chuyên gia Francois Xavier Bonnet tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đương đại (IRASEC) có trụ sở đặt tại Bangkok Thái Lan, việc chiếm đóng bãi cạn Scaborough là vô cùng quan trọng trong việc tìm cách “hiện thực hóa” bản đồ “lưỡi bò” hay còn gọi là đường chín đoạn mà Trung Quốc tự vẽ ra trên Biển Đông.
“Đường lưỡi bò” ôm trọn 90% diện tích Biển Đông mà Bắc Kinh “tuyên bố chủ quyền”, bản đồ không có tọa độ và được Trung Quốc đệ trình Liên Hợp Quốc vào ngày 7/5/2009.
Cái mà Trung Quốc gọi là “quần đảo Trung Sa” trên Biển Đông bao gồm bãi ngầm Macclesfild, bãi ngầm Truro, bãi ngầm Dreyer và Scarborough. Tất cả các bãi ngầm này, trừ Scarborough, nằm dưới mặt biển vài mét nước kể cả khi thủy triều xuống.
Giới hoạch định chính sách Trung Quốc biết quá rõ, nếu không có Scaborough mà Bắc Kinh gọi là “đảo Hoàng Nham”thì cơ hội “sở hữu chủ quyền” với cái gọi là “quần đảo Trung Sa” chỉ là con số 0.
Giới hoạch định chính sách Trung Quốc biết quá rõ, nếu không có Scaborough mà Bắc Kinh gọi là “đảo Hoàng Nham”thì cơ hội “sở hữu chủ quyền” với cái gọi là “quần đảo Trung Sa” chỉ là con số 0.
Bonnet cho rằng, nếu Trung Quốc không kiểm soát được Scarborough thì nó sẽ mất đi “quần đảo Trung Sa”, không được hưởng quyền vùng đặc quyền kinh tế hay các chế độ vùng biển. Kết quả là tuyên bố đường lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ chỉ là những tranh cãi xuông.
Việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” cũng như “khu phòng thủ quân sự Tam Sa” để “quản lý” 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam – PV) cũng như cái gọi là “quần đảo Trung Sa, bao gồm bãi cạn Scarborough ở trên thực chất là nước cờ chiến lược tiếp theo, một bước leo thang mới của chiến lược xâm lấn lãnh hải sau khi đã giành quyền kiểm soát Scarborough từ Philippines trên thực tế.
- Chiến đấu cơ Trung Quốc lắp tên lửa kéo ra Biển Hoa Đông
- Triều Tiên chỉ trích Trung Quốc "hồ đồ vô nguyên tắc"
- Báo TQ phủ nhận hoàn toàn giá trị của Công ước LHQ về Luật biển
- Mỹ khuyên Trung Quốc ra tòa, Tập Cận Bình "quyết không đổi chác"
- Trung Quốc chế clip tên lửa Đông phong 21 bắn chìm tàu sân bay Mỹ
- Video: Xe tăng Nga bất ngờ băng qua đường đông đúc
- Video: Ấn Độ phóng thử thành công tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm
Hồng Thủy