Tên lửa chiến thuật Đông Phong-15 phiên bản cải tiến của Lực lượng Pháo binh 2 Trung Quốc |
Ngày 20 tháng 8, tạp chí "Chính sách ngoại giao" Mỹ đăng bài viết nhan đề "Bao vây: Mỹ sử dụng căn cứ quân sự bao vây Trung Quốc như thế nào?" của tác giả John Ried.
Bài viết cho rằng, Mỹ đang sử dụng một chuỗi căn cứ không quân và quân cảng bao vây Trung Quốc.
Một điểm mới nhất là đường băng nhỏ xây dựng ở đảo Saipan trên Thái Bình Dương. Không quân Mỹ có kế hoạch thuê 33 mẫu Anh đất ở đảo này xây dựng sân bay trung chuyển để thay thế cho sân bay cũ xây dựng thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, thời gian thuê khoảng 50 năm. Nhưng, người dân địa phương hoàn toàn không đồng ý. Người Trung Quốc cũng không muốn bị người Mỹ bao vây.
Chiến lược quan trọng hoàn toàn mới hướng tới thế kỷ 21 của Lầu Năm Góc là "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển", tức là lực lượng không quân và hải quân liên hợp chọc thủng hệ thống phòng thủ ngày càng mạnh của các nước như Trung Quốc. Tuy rất nhiều nội dung của chiến lược này vẫn dừng lại ở giai đoạn khái niệm, nhưng một phần của khái niệm này đang được thực thi ở Thái Bình Dương.
Một phần quan trọng của khái niệm đó là, một khi các căn cứ chủ yếu bị tên lửa Trung Quốc ngắm chuẩn, quân Mỹ phải phân tán đến các căn cứ nhỏ, sơ sài ở Thái Bình Dương phát động chiến dịch. Khi đảo Guam và các sân bay Tây Thái Bình Dương khác bị phong tỏa, máy bay chiến đấu Mỹ sẽ sử dụng căn cứ Saipan.
Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21C của Pháo binh 2 Trung Quốc |
Ngoài Saipan, Không quân Mỹ còn có kế hoạch định kỳ đóng quân ở các căn cứ của Australia, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, Philippines, trở thành một bộ phận tăng cường sức mạnh Thái Bình Dương.
Đồng thời, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc vừa có chuyến thăm Washington. Ngày 20 tháng 8, tại cuộc họp báo chung tổ chức giữa Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và Mỹ, chủ đề căn cứ quân Mỹ ở Thái Bình Dương hoàn toàn không được đề cập, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã trả lời về vấn đề quân Mỹ gia tăng mức độ coi trọng đối với Thái Bình Dương, cho rằng, Trung Quốc hy vọng chiến lược của Mỹ không nhằm vào quốc gia cụ thể nào trong khu vực.
Nhà nghiên cứu Antony Cordesman, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ cho rằng, mặc dù quân Mỹ kiên trì cho rằng "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" hoàn toàn không nhằm vào Trung Quốc, nhưng, những căn cứ này đang phòng bị Trung Quốc bành trướng ra Thái Bình Dương trong tương lai. Cân nhắc tới việc lực lượng của Mỹ đã hiện diện, Bắc Kinh trở nên thận trọng hơn ở khu vực này. "Chúng tôi hoàn toàn không nói kiểu bàn giấy, những căn cứ này tồn tại thực sự" – Cordesman nói.
Việc sửa chữa lại các sân bay khiến người ta hầu như lại trở về thời đại Chiến tranh Lạnh. Khi đó, quân Mỹ ra vào châu Âu, tập trung vào Quân đội Liên Xô. Để ứng phó với đối thủ mới, Không quân Mỹ sẽ tiếp tục triển khai lực lượng ở chuỗi sân bay của Đông Nam Á.
Căn cứ Andersen của Không quân Mỹ tại Guam. |
Nhà nghiên cứu J. Thor của Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách Mỹ cho rằng, chiến thuật phân tán này không chỉ sẽ làm cho máy bay chiến đấu Mỹ tránh bị phá hủy, mà còn có lợi cho tiến hành hiệp đồng ở khu vực mà Mỹ có thể khai chiến...
Khi được hỏi về việc Mỹ còn có kế hoạch mở rộng căn cứ cũ ở khu vực này nữa không, Thor cho rằng: "Quan điểm của mỗi người khác nhau, tôi cho rằng sẽ là đảo Wake và quần đảo Palau". Hai khu vực này còn giữ lại đường băng sân bay Mỹ xây dựng thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai. Palau đã công khai mời quân Mỹ quay trở lại. Điều này cho thấy, ở Thái Bình Dương, Mỹ sẽ tận dụng những cơ sở, căn cứ cũ.