Chiến lược quân sự mới của Mỹ: Australia là "tài sản chiến lược"?

05/04/2012 06:00
Đông Bình (Theo báo Phương Đông)
(GDVN) - Gần đây, Mỹ-Australia đã thảo luận về nhiều vấn đề hợp tác quốc phòng, một báo cáo của Australia còn đề nghị cho tàu sân bay Mỹ neo đậu.
Quần đảo Cocos của Australia (Vòng màu đỏ. Ảnh từ Internet).
Quần đảo Cocos của Australia (Vòng màu đỏ. Ảnh từ Internet).

Ngày 28/3, quan chức Chính phủ Australia thừa nhận, đã thảo luận với quan chức Mỹ về khả năng máy bay Mỹ đến đồn trú ở quần đảo Cocos trên Ấn Độ Dương, nhưng là ý tưởng lâu dài.

Đóng quân ở quần đảo Cocos là “khả năng lâu dài”

Ngày 27/3, tờ “Bưu điện Washington” dẫn lời của một số quan chức Mỹ và Australia, hai bên cho rằng, quần đảo Cocos có thể trở thành căn cứ lý tưởng cho máy bay trinh sát (do thám) và máy bay không người lái Global Hawk của quân Mỹ.

Hải quân Mỹ đang nghiên cứu phát triển “Global Hawk” phiên bản cải tiến, được gọi là “máy bay do thám trên biển khu vực rộng không người lái”, dự kiến trang bị vào năm 2015.

Ngày 28/3, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith cho biết, triển vọng máy bay Mỹ đóng ở quần đảo Cocos “rất xa vời”.

Ông cho biết, qua thảo luận, quan chức hai bên cho rằng, công trình trên đảo cần cải tạo quy mô lớn, nâng cấp sân bay dự kiến cần khoảng 75-100 triệu đô la Úc (khoảng 78-104 triệu USD).

Stephen nói: “Tôi và đồng nghiệp Mỹ không thảo luận bất cứ chi tiết nào, cho dù là với Robert Gates (cựu Bộ trưởng Quốc phòng) hay Leon Panetta (Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm)”. “Đây là khả năng lâu dài, cần phải nhìn như vậy”.

Máy bay do thám không người lái Global Hawk Mỹ.
Máy bay do thám không người lái Global Hawk Mỹ.

Thủ tướng Australia Julia Gillard cho biết, Australia và Mỹ thảo luận về mở rộng hợp tác quốc phòng tại khu vực này, bao gồm cả khả năng sử dụng quần đảo Cocos. Bà không phủ nhận thông tin của tờ “Bưu điện Washington”, nhưng đồng thời nói rằng, về rất nhiều vấn đề thảo luận với Mỹ vào tháng 11/2011, “không có bất cứ sự tiến triển thực chất nào”.

Quần đảo Cocos cách bờ biển phía tây Australia khoảng 3.000 km, nằm ở vùng biển phía nam Indonesia, do một loạt các rạn san hô tạo thành.

Hiện nay, Quân đội Mỹ đang có căn cứ liên hợp hải-không quân ở đảo Diego Garcia – cách Ấn Độ khoảng 1.600 km về phía nam. Quan chức Mỹ cho biết, căn cứ này đã hoạt động hết công suất, khả năng mở rộng thêm nhỏ, hơn nữa thỏa thuận cho thuê sẽ hết hạn vào năm 2016.

Tìm kiếm hợp tác quốc phòng

Chiến lược quân sự mới của Tổng thống Mỹ Barack Obama xác định khu vực châu Á-Thái Bình Dương là trọng tâm chiến lược. Tháng 11/2011, Australia và Mỹ đã đạt được thỏa thuận, tìm cách tăng cường hợp tác quốc phòng.

Bộ trưởng Quốc phòng Australia Smith cho biết, 3 trọng điểm hợp tác hiện nay là lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ đóng tại Darwin-Australia, tăng các chuyến bay của máy bay Mỹ ở miền bắc Australia, và tàu chiến Mỹ sử dụng căn cứ hải quân Stirling ở thành phố Perth-Australia.

Tàu sân bay USS George Washington - Hải quân Mỹ.
Tàu sân bay USS George Washington - Hải quân Mỹ.

Theo thỏa thuận, lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ thay phiên nhau đóng tại Darwin, tốp 250 binh sĩ đầu tiên đã đến, cuối cùng quân đồn trú sẽ lên tới 2.500 binh sĩ.

Tờ “Washington Post” cho biết, một bản báo cáo căn cứ quân sự gần đây của Australia đề nghị tăng cường đóng quân ở duyên hải phía bắc và phía tây, xem xét lợi ích an ninh của Mỹ, đưa ra phương án căn cứ.

Báo cáo cho biết, căn cứ Sterling “có thể giúp cho Hải quân Mỹ triển khai và hành động ở Đông Nam Á và Ấn Độ Dương”, cần cải tạo quy mô lớn, từ đó tiếp nhận tàu sân bay, tàu chiến mặt nước cỡ lớn khác và tàu ngầm hạt nhân tấn công của quân Mỹ.

Một số quan chức Quân đội Mỹ cho biết, vị trí của Perth xa xôi, nhưng có thể địa điểm tiếp tế và bảo trì quan trọng của Hải quân Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương. Họ cho biết, quân Mỹ chỉ dự định “làm khách” ở Australia, không tìm cách xây dựng căn cứ.

Một số quan chức Australia cho biết, sẽ không vội vã đưa ra quyết định về tương lai của căn cứ Stirling, nhưng gần đây sự quan tâm của Quân đội Mỹ đối với căn cứ này tăng lên, Phó Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ Mark Ferguson tháng 2 đã thăm Australia, Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus trong tháng này dự kiến đến thăm Perth và Darwin.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công của Quân đội Mỹ.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công của Quân đội Mỹ.

Trong một lần phỏng vấn, Mabus cho biết: “Australia luôn là đồng minh lâu đời nhất, đáng tin cậy nhất của chúng tôi. Có thể nói, chúng tôi sẽ luôn quan tâm tới các hành động và quan điểm của Australia”.

Ngoài Perth và quần đảo Cocos, Australia còn đề xuất xây thêm một căn cứ hải quân ở thành phố bờ biển phía đông Brisbane. Mỹ quan tâm đến quan điểm này.

Một quan chức cấp cao của Quân đội Mỹ giấu tên cho biết: “Australia là đồng minh duy nhất của chúng tôi ở Ấn Độ Dương”. “Chúng tôi cho rằng, chúng tôi cần bỏ thêm nhiều thời gian hơn ở Ấn Độ Dương. So với Tây Thái Bình Dương, quốc gia chúng tôi có quan hệ tốt ở khu vực này ít”.

Một quan chức Australia nói với phóng viên tờ “Bưu điện Washington” rằng: “Nói về ảnh hưởng tổng thể của các bạn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trọng tâm chiến lược của các bạn (Mỹ) đang chuyển xuống phía nam.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh (thế kỷ trước), Australia (vị trí) xem ra không quan trọng như vậy. Nhưng, khi các bạn (Mỹ) thực sự cuốn hút bởi các hòn đảo ở khu vực Đông Nam Á, tầm quan trọng của Australia xem ra được nâng lên rất nhiều”.

“Australia trở thành tài sản chiến lược của Mỹ”

Đảng Xanh Australia phản đối máy bay Mỹ vào đóng ở quần đảo Cocos, lý do là máy bay không người lái của Mỹ tập kích đường không có thể làm chết rất nhiều dân thường. Người phát ngôn các vấn đề quốc phòng của Đảng Xanh nói:

“Đối với một số người, theo dõi, giám sát nghe ra thì dường như vô hại. Nhưng, căn cứ này sẽ làm cho quân Mỹ có thể dễ dàng phát động cuộc tấn công chí tử hơn.

Nếu nói chúng ta học được gì trong 40 năm qua, thì chúng ta chắc chắn phải cẩn thận, không nên trở thành đồng lõa cho những việc làm rủi ro này”.

Australia trở thành "tài sản chiến lược" của Mỹ khi chuyển trọng tâm chiến lược đến châu Á-Thái Bình Dương. Trong hình là các bang của Australia.
Australia trở thành "tài sản chiến lược" của Mỹ khi chuyển trọng tâm chiến lược đến châu Á-Thái Bình Dương. Trong hình là các bang của Australia.

Quần đảo Cocos có khoảng 600 dân, họ lo ngại vườn nhà của họ biến thành căn cứ của Quân đội Mỹ. Từ năm 1966-1971, để đem lại “proton” cho căn cứ quân Mỹ ở đảo Diego Garcia, nhà cầm quyền Anh và Mỹ yêu cầu tất cả người dân trên đảo phải di dời.

Doanh nhân John Clunies sống 30 năm ở đảo Cocos. Ông nói với phóng viên Công ty Phát thanh Australia rằng, nghị sĩ Công đảng Warren Snowdon hồi đầu tháng này đã đến thăm quần đảo Cocos, cho biết, “đời này của chúng ta” sẽ không thấy xuất hiện của Quân đội Mỹ. Nhưng, “khó có thể yêu cầu họ đưa ra bảo đảm. Họ cơ bản không muốn thảo luận vấn đề này”.

Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, Đại học Quốc lập Australia Hugh White cho biết, trọng tâm chiến lược của Mỹ chuyển tới châu Á-Thái Bình Dương, có nghĩa là sau Chiến tranh Việt Nam, lần đầu tiên Mỹ coi Australia là “tài sản chiến lược” cạnh tranh với nước khác.

Báo chí Trung Quốc bình luận Australia nếu tham gia chiến lược quân sự mới của Mỹ, sẽ là sai lầm, có thể bị cuốn vào cuộc tranh chấp giữa Mỹ với nước khác.


Đông Bình (Theo báo Phương Đông)