Chống lại “cái chết” do internet và mạng xã hội

27/04/2020 06:25
Nguyễn Thị Lan Hương
0:00 / 0:00
0:00
(GDVN) - Chúng ta ca ngợi về internet và mạng xã hội, sử dụng chúng để marketing tất cả mọi thứ, kể cả chạy các chương trình tranh cử tổng thống.

Trong những chia sẻ về cuộc đời cá nhân và chính trị của Hillary Clinton, hai lần tranh cử tổng thống Mỹ đã để lại nhiều bài học thú vị trong “quản trị truyền thông” qua mạng xã hội/internet và các kênh truyền thông truyền thống. 

Ba cuốn sách của Hillary Rodham Clinton: Những lựa chọn khó khăn, Đã xảy ra điều gì?, Lịch Sử Sống động Hillary Rodham Clinton (*)
Ba cuốn sách của Hillary Rodham Clinton: Những lựa chọn khó khăn, Đã xảy ra điều gì?, Lịch Sử Sống động Hillary Rodham Clinton (*)

Mặc dù H. Clinton không có cơ hội thành tổng thống Mỹ, một điều đáng tiếc cho nước Mỹ chưa sẵn sàng cho một nữ tổng thống, nhưng những gì chia sẻ trong 3 cuốn sách trên có lẽ giúp chúng ta nhìn đến thực tế của mấy vấn đề lớn sau:

(1) Ai đang làm chủ hệ thống truyền thông của Mỹ [1]? Tự do báo chí, tự do thông tin, tự do truyền thông với tự do thể hiện ý kiến như thế nào, dẫu đó là tại đại học [2]?

(2) Quyền lực thứ 4 (quyền lực báo chí) [3] trong thời đại internet và mạng xã hội ra sao, khi với 100.000 đô la Mỹ vô số điều thật/giả có khả năng tác động vào nhận thức và ý kiến bầu cử của cử tri Mỹ [4], nơi được coi là tự do và dân chủ nhất thế giới?

(3) Nhìn từ những tác động của thông tin giả trong bầu cử tổng thống 2016; và quyết định điều tra lại việc sử dụng email bằng tài khoản cá nhân của một quan chức cao cấp chính phủ [5] và để đưa ra kết luận về “không có gì sai phạm”; cách nào “đo đếm” được sự thật trong những tác động vào kết quả bầu cử tổng thống Mỹ, khi quyền bầu cử là một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến định?  

Quyền lực của nhân dân, quyền được biết, được tiếp cận sự thật của cử tri Mỹ trong bầu cử và lựa chọn người đại diện quyền lực của họ đã và đang bị tác động bởi internet, mạng xã hội và những cơ quan quyền lực nhằm đến những mục đích nào [6]?

Chúng ta đang sống trong thế giới nào?
Chúng ta đang sống trong thế giới nào?

Ví dụ của bầu cử Mỹ năm 2008 - 2016, tác động của mạng xã hội, internet và các tập đoàn truyền thông cùng những lũng đoạn thông tin thật/giả nhằm “thay đổi” nhận thức của công chúng là điều đáng để quan tâm, không chỉ trong vấn đề bầu cử, mà cần giáo dục như thế nào cho thế hệ trẻ, cho số đông, về cách nào để phân biệt thông tin thật/giả; cách nào để đánh giá nguồn cung cấp thông tin, dẫu đó là từ chính quyền hay từ giới khoa học? 

Quan trọng nhất, những lựa chọn nào dựa trên những thông tin chúng ta “buộc” phải đọc, phải nhận và phải “sống chung với lũ thông tin thật giả lẫn lộn”, trong thời đại “thông tin kinh tế bất đối xứng” [7], khi quyền được biết sự thật là đặc quyền thuộc về số ít [8]

Clinton không trúng cử 2016 là điều đáng tiếc, nhưng biết bao trẻ em gái và phụ nữ có cơ hội để được bước tiếp con đường phấn đấu như Clinton? Đặc biệt khi họ chưa có cơ hội học tập, làm việc và phát triển sự nghiệp như Clinton?

Tôi muốn chia sẻ lại tuyên bố của Clinton về “Quyền của phụ nữ là nhân quyền” năm 1995 (*); nhưng trong một nền kinh tế - chính trị bất đối xứng ngay từ cơ hội tiếp cận thông tin “thật”, về chất lượng giáo dục “thật”, và những gì tác động vào nhận thức của phụ nữ và của đa số nhân dân, thông qua những kênh truyền thông; mà hóa ra phụ thuộc lớn vào lợi ích của thiểu số đang nắm giữ những sức mạnh dữ liệu và kết nối hàng tỷ người trên thế giới [7, 8]!  

Chúng ta nghĩ đến tương lai nào, khi truyền thông và công nghệ truyền thông đều chỉ phục vụ cho lợi ích của nhóm kinh tế - chính trị quyền lực [8]?

Chúng ta ca ngợi về internet và mạng xã hội, và sử dụng chúng để marketing tất cả mọi thứ, kể cả chạy các chương trình tranh cử tổng thống. 

Nhưng với những sức mạnh “lobby” của các tập đoàn, của các lợi ích nào đó được thỏa thuận và thương lượng, “tin giả” lại thành “tin thật” khi được viết và tuyên truyền trên các mạng xã hội mà chỉ số ít mới có cơ hội kiểm chứng sự thật là gì [7, 8].  Nền dân chủ nào, nền giáo dục nào, trong trường hợp này?

Khi tôi ở Austin 2017/18 (Texas, US), tôi ngạc nhiên khi thấy nhiều cửa nhà các gia đình có cắm biển “Pursuit Science, Pursuit Truth” (“Theo đuổi khoa học, Theo đuổi sự thật”). 

Điều đáng suy nghĩ trong thời đại internet và sự thật thuộc về đặc quyền của số ít, chúng ta tìm kiếm được sự thật nào; khoa học nào, dựa trên những nguồn nào, nếu nhìn từ ví dụ của chính phủ Mỹ khi rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu [9]. 

Tài liệu tham khảo:

(*) https://en.wikipedia.org/wiki/Hard_Choices; https://en.wikipedia.org/wiki/What_Happened_(Clinton_book)

https://en.wikipedia.org/wiki/Living_History_(book)

[1] J. Heimans, New Power, How Power works in our hyperconnected world and How to make it work to you; J. Nye, Smart Power, https://www.belfercenter.org/publication/joseph-nye-smart-power; People – Power – Profits, Progressive Capitalism for an Age of Discontent, J. Stiglitz; Nguyễn Thị Lan Hương, NEWASIA GLOBAL LEARNING, Thị trường công nghệ và bất bình đẳng,

[2] A. Kreighbaum, Trump Signs Broad Executive Order

https://www.insidehighered.com/news/2019/03/22/white-house-executive-order-prods-colleges-free-speech-program-level-data-and-risk; ACE’ Letter and Colleges Community to US Congress to oppose Trump’ Order, https://www.acenet.edu/News-Room/Pages/Statement-by-ACE-President-Ted-Mitchell-on-President-Trumps-Executive-Order-on-Free-Speech.aspx; https://www.cjr.org/analysis/fake-news-media-election-trump.php

[3] J. Archer, Fourth State, https://en.wikipedia.org/wiki/Fourth_Estate; [1]; Predictive Analysis,: The Power to Predict Who Will Click, Buy, Lie, Or Die, E. Siegel; Nguyễn Thị Lan Hương, NEWASIA GLOBAL LEARNING, Thị trường công nghệ và bất bình đẳng, http://www.newasiagloballearning.com/tin-tuc/cach-mang-4-0-thi-truong-cua-cong-nghe.html

[4] https://www.wsj.com/articles/facebook-identifies-100-000-in-ad-spending-by-fake-accounts-with-suspected-ties-to-russia-1504730852

[5] https://en.wikipedia.org/wiki/Hillary_Clinton_email_controversy

[6] R. Thaler, Misbehaving, The Making of Behavioral Economics;

[7] J. Stiglitz, https://en.wikipedia.org/wiki/Joseph_Stiglitz#Information_asymmetry

[8] S. Zuboff, The Age of Surveillance Capitalism, The fight for a Human Future at the New frontier of power;

[9] https://en.wikipedia.org/wiki/United_States_withdrawal_from_the_Paris_Agreement; M. Mandelbaum & T. Friedman, That used to be US, How America Fell behind in the World It invented and How we can come back; H. Friedman, The Measure of a Nation, How to Regain America's Competitive Edge and Boost Our Global Standing; M. Tucker, “I love uneducated”, http://ncee.org/2018/11/i-love-the-uneducated/; https://www.theguardian.com/science/2019/oct/03/science-trump-administration-crisis-point-report

Nguyễn Thị Lan Hương