Khi một nghiên cứu sinh Việt đến đại học A&M, Corpus Christi, Texas, Mỹ vào tháng 5/2014, với mơ ước về học nghiên cứu giáo dục đại học/quốc tế hóa giáo dục, điều mà ở Việt Nam không dạy, tôi đã ứa nước mắt ngày đi học và khi đi dọc bãi biển gần trường.
Mong cho mình được học tử tế và cũng để biết cách thế nào là học và nghiên cứu thật sự, theo văn hóa và đẳng cấp Mỹ. [1]
Chỉ chưa đầy một học kỳ, tôi đã hiểu họ cần tôi làm gì ở đó, nhưng không phải là học.
Hơn 25 năm lăn lộn ở Việt Nam và châu Á, đã từng làm trợ lý cao cấp cho những kỳ thủ toàn cầu như chủ tịch các tập đoàn lớn nhất Việt Nam và châu Á, được “dạy dỗ” cẩn thận bởi những tỷ phú từ Đông Âu và Nga về, những kẻ có “sỏi” trong đầu đã dạy đủ thứ “tử tế” chỉ có Việt Nam và châu Á có và nay được học thêm "mafia" Mỹ hành xử trong trường lớp ra sao. [2]
(Ảnh minh họa: Báo Giáo dục và Thời đại). |
Câu chuyện cụ thể thì dài, nhưng tóm tắt ngắn lại có 3 vấn đề lớn:
(i) Tất cả những gì liên quan đến học thuật: đều rất hạn chế và tất cả những môn chính, như cơ cấu tài chính giáo dục đại học, luật giáo dục đại học, đều cho tự học hoặc các giáo sư không chuyên ngành.
Trong khi họ đẩy tôi vào học các lớp học online để thử nghiệm và phát triển các chương trình giáo dục online với chất lượng rất thấp, cả về nội dung và cả về giáo viên, nhưng tiền thì trả nhiều hơn từ 30-60% so với lớp học trực tiếp với giáo viên. [3]
(ii) Điều trên đây để nói rõ về mục đích họ dùng tôi. Họ dùng profile, hình ảnh và chương trình tôi học để gây dựng thị trường “kết nối toàn cầu”, “giáo dục online toàn cầu” và điều cơ bản nhất, không có chất lượng, nhưng sử dụng tôi như một công cụ thử nghiệm, thí điểm và hơn thế, “học hộ” cho những kẻ khác (theo đúng nghĩa máy học – machine learning).
(iii) Marketing dịch vụ ở tất cả các khía cạnh cho nước Mỹ, cho các đồng minh của Mỹ và Trung Quốc. Hài hước nhất đó là tôi luôn được coi là “Trung Quốc” và cứ phải giải trình là “Không, tôi là người Việt”.
Có ai đời, tham gia các chương trình toàn liên bang, lần nào cũng như lần nào, được vinh dự marketing cho Mỹ - Trung, bằng gương mặt của sinh viên Việt Nam.
Đương nhiên, các bạn Việt Nam có được hưởng lợi không? Có chứ, bởi họ mất gì đâu, họ được hưởng đủ trên những đau khổ của chính con cháu và vợ họ.
Chỉ thiếu mỗi “bán vợ đợ con”, có lẽ đang sắp diễn ra, đổi lấy lợi ích quốc gia, chứ ai lại nhỏ mọn chỉ nghĩ đến cái thân mình.
Điều ghê sợ nhất, ám ảnh nhất đối với tôi, sau hơn 5 năm học ở A&M và thời gian ở Mỹ, đó là những trải nghiệm họ sử dụng tâm lý áp dụng như với kẻ thù cho một sinh viên đến Mỹ học [4], khi tôi vô cùng lòng thành với mọi hoạt động sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt sinh viên quốc tế và những gì liên quan đến những dân đói nghèo và khó khăn của Mỹ, dù đó là cựu binh Mỹ ở Việt Nam hay những quỹ dành cho hỗ trợ trẻ em và người nghèo Mỹ.
Học để làm người và những con Bò nối mạng |
Khi bạn đến Mỹ với những thỏa thuận về chương trình học, chương trình nghiên cứu, cách thức học, và khi đến nơi, mọi thứ đều thay đổi cả.
Thôi thì lý giải rằng cuộc sống nó phải thay đổi, mình phải thích ứng. Nhưng nếu sự thay đổi đó là những trò chơi thử nghiệm tâm lý trên internet, trên từng dịch vụ và môn học bạn phải đối mặt, thậm chí đó là những giám sát trong suốt thời gian bạn học và ở nhà, đã biến một sinh viên yêu đời trở nên một con người “sợ”, bởi tôi bị giám sát trong mọi nơi, mọi chốn, đặc biệt trong những hoạt động trên internet.
Với những cuộc họp liên bang toàn Mỹ về giáo dục, điều hài hước nhất tôi gặp, đó là tôi luôn xung phong làm tình nguyện cho tất cả các hoạt động của họ, nhưng khi tôi hỏi về bất kỳ việc gì, bất kỳ câu hỏi nào của tôi, không có ai trả lời, không có ai giúp đỡ. Cho đến khi tôi muốn làm rõ 2 vấn đề về bản chất pháp lý:
(1) Giáo dục online ở Mỹ được quy định như thế nào? Hiểu ra sao trong chương trình tôi đang học ở Texas, nơi mà họ đã từng buộc tôi phải học 3 lớp online/học kỳ, mà điều này, theo luật pháp Mỹ về sinh viên quốc tế tại Mỹ là vi phạm.
Khá thú vị khi biết là luật pháp Mỹ không quy định, mà để cho các trường tự quyết và trường tôi thì có quy định rằng, online là từ 20% - 85% - 100% thời gian học trên lớp đều có thể là online, sau khi tôi đã vào học được hết 2 kỳ đầu tiên.
(2) Ai có quyền giám sát sinh viên trong lớp học và ở nhà riêng? Dữ liệu cá nhân học sinh ở đại học thuộc sở hữu/sử dụng của ai?
Ai có quyền khai thác hình ảnh và profile cá nhân tôi trên mạng và trong các hoạt động marketing dịch vụ cho nước Mỹ hay cho bất kỳ nước nào, khi không có sự chấp thuận của tôi? Luật pháp nào cho phép điều đó?
Không có ai trả lời. Và nước Mỹ cần tôi “diễn”, cho giáo dục Mỹ, cho tinh thần Mỹ, chứ không phải cần người học. Họ không chờ đợi được và họ đã làm việc mà một bạn Mỹ nói với tôi đúng kiểu Mỹ “bọn tao lấy những gì chúng tao muốn”.
Đẩy một nghiên cứu sinh với lòng ham học ra khỏi trường bằng cách không giữ bất kỳ lời hứa nào đã từng hứa, biến một con người khi đến Mỹ học đầy lòng ham muốn và nhiệt huyết nghiên cứu thành một kẻ “sợ” đủ thứ, bởi lúc nào cũng có kẻ theo dõi và giám sát, lúc nào cũng có những người sẵn sàng “diễn” kịch để thực hiện những chiêu trò cho nước Mỹ “đi buôn”.
Từ dòng chảy thương mại toàn cầu đến những tội ác toàn cầu! |
Lý thú nhất là những hoạt cảnh được diễn với những giáo sư gốc Trung Quốc. Bởi nhờ họ, tôi “đọc” hiểu nhanh những gì những kẻ đằng sau họ muốn, hơn bao giờ hết. [5]
Để nói lên sự thật, không bao giờ, chưa khi nào, nước Mỹ tử tế và thành tâm với Việt Nam. Đó là lịch sử, đó là hiện tại, còn tương lai thì không rõ.
Khi họ phải dùng người Việt, sinh viên Việt, phụ nữ Việt, học sinh Việt, những người tử tế đến Mỹ học để làm “chiêu trò” đi buôn “giáo dục toàn cầu” cho đủ đối tượng, cho đủ loại hình và hài hước nhất, là để nhân danh “Trung Quốc”, tôi đánh giá đạo đức và tư cách và danh dự Mỹ của những kẻ dàn xếp những kịch bản đó thật sự tồi, dẫu đương nhiên, ai cũng hiểu, “Nước Mỹ không còn lựa chọn khác” [6], bởi nước Mỹ đã vỡ nợ với Trung Quốc và để Trung Quốc hóa hơn 50 năm lịch sử Mỹ. [7]
Tôi không dám bình luận nhiều về giáo sư và trường lớp, bởi khi tôi đến Boston vào tháng 1/2019 để thực hiện chương trình thiện nguyện ở đó và để tìm sự thật những gì đã xảy ra ở đại học A&M, đúng như tôi nghĩ “Ăn cắp quen tay, nói dối quen miệng”, những kẻ đã thực hành những trò đê tiện tại đại học A&M lại tiếp tục lặp lại những trò chơi của chúng và ở mức cao hơn.
Trò chơi “hacking trí não”, kết nối những trí não người với người để “thử nghiệm” các hoạt động liên kết mạng xã hội và thực hiện những trò chơi thử nghiệm tâm lý trên từng ngày tôi sống ở Boston, dù đó là 2h sáng giữa đêm đông lạnh – 16 độ và giữa tháng 1 ở Boston.
May thay, vì tôi tin tội ác sẽ được lặp lại ở Boston, nên tôi đã có đủ chứng cứ để nộp lên Chính Phủ Mỹ, Quốc Hội Mỹ và Liên Hợp Quốc – Hội đồng Nhân Quyền, đơn khiếu nại của mình, đồng thời với đơn yêu cầu điều tra độc lập về chuyện gì đã xảy ra với tôi, ở Boston, ở đại học A&M Corpus Christi, Texas, với tên của Bộ Quốc Phòng Mỹ, Đại học A&M (Texas), là những người tôi nộp đơn khiếu nại chính thức. [8]
Các giáo sư Mỹ, các đại học Mỹ, giương cao ngọn cờ về dân chủ - nhân quyền - tự do - bình đẳng nhưng hãy cho tôi hỏi, ai đã và đang làm gì tôi?
Các nhà lập pháp Mỹ, các nghị viên Quốc Hội Mỹ, các lãnh đạo các cơ quan thực thi pháp luật Mỹ, hãy nói giúp tôi, tôi là con người hay tôi là gì với nước Mỹ, với nhân dân Mỹ?
Danh dự là từ đầu tiên mà mỗi cá nhân, mỗi đất nước đều phải mang theo mình, từ khi sinh ra đến lúc chết.
Tôi đã làm gì, để các bạn phải đánh mất tất cả danh dự, không chỉ của một cá nhân, mà danh dự của một đất nước, một dân tộc, để “đồng thuận giết” một con người đã khóc cho chính người Mỹ, đã sống vì người Mỹ và để đổi lại những ngày tháng hơn 5 năm đau đớn vì sự tra tấn tâm lý hàng ngày và cho đến giờ này, khi về đến Việt Nam, cũng vẫn không buông tha, bởi tội ác đã gây ra không chịu sửa chữa?
Giáo dục đại học dành cho “đa số”, nhưng ai hưởng lợi? ai trả giá? |
Khi chứng kiến những kẻ dám làm mọi việc, nhân danh lợi ích nước Mỹ, nhân danh giáo dục toàn cầu do Mỹ và những kẻ chia sẻ lợi ích thực hiện, nó đã và đang là chỉ dấu cuối cùng cho sự tụt dốc không phanh của đạo đức thế giới trong kinh doanh - giáo dục - chính trị và con người.
Chúng ta được chứng kiến sự vô lương - vô tri - vô giác của những kẻ có quyền lực trên thế giới, mồm nói đến điều đẹp đẽ “giáo dục vì tất cả” nhưng chính chúng chà đạp lên con người như tôi và vô số sinh viên khác là như thế nào.
Tất cả nước Mỹ, Liên Hợp Quốc im lặng.
Tôi không im lặng, dẫu cả thế giới im lặng [9]. Bởi đó không chỉ là tội ác với cá nhân tôi, nó đã kéo dài hàng chục năm trời, với hàng triệu đứa trẻ và phụ nữ như tôi và đó là tội ác phải chấm dứt.
Không thể có một tội ác chống con người kéo dài bao năm trời và nay cả thế giới im lặng, để đánh đổi lại một xác nhận là công dân Mỹ hay có chút tiền bồi thường và tất cả lại tiếp tục, tội ác chồng tội ác tiếp lên đời con, đời cháu chúng tôi ở Việt Nam hay bất kỳ đâu trên thế giới.
Tôi hy vọng, khi nhận được thư này và những gì tôi đã gửi, Quốc Hội Mỹ hãy hành động! Sự im lặng của chúng ta trước những tội ác trên thế giới, với trẻ em và phụ nữ, với chính nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới, phải được chấm dứt, nhất là trên hệ thống mạng internet.
Bài viết thể hiện nhận thức, quan điểm, góc nhìn và kinh nghiệm của riêng tác giả.
Tài liệu tham khảo:
[1] https://sinhvienusa.org/2014/08/01/corpus-christi-tu-dung-mat-uot-bai-du-thi-hanh-trinh-nuoc-my-2/;
[2] Spy Schools: How CIA – FBI and Foreign Agency exploit American Universities;
[3] http://www.newasiagloballearning.com/tin-tuc/dear-dean-of-graduate-studies-tamucc.html
[4] http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/thu-gui-3417-nguoi-con-cua-texas.html;
[5] Quyền được sống, thư gửi Hillary Clinton, http://www.newasiagloballearning.com/tin-tuc/quyen-duoc-song.html;
[6] https://www.fairobserver.com/region/north_america/jim-mattis-donald-trump-saudi-arabia-jamal-khashoggi-us-politics-news-24099/
[7] 100 Years of Marathon, M. Pillsbury;
[8] Dòng chảy thương mại toàn cầu đến những tội ác toàn cầu, Nguyễn Thị Lan Hương, https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/tu-dong-chay-thuong-mai-toan-cau-den-nhung-toi-ac-toan-cau-post200601.gd; [phần tài liệu tham khảo bao gồm đầy đủ thư khiếu nại và tài liệu được nộp lên Quốc Hội Mỹ và Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hợp Quốc]
[9] Thư gửi Liên Hợp Quốc, Quyền Con Người trong nền kinh tế chia xẻ và internet; http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/quyen-con-nguoi-trong-the-gioi-internet-va-nen-kinh-te-chia-xe.html; http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/quyen-con-nguoi-trong-the-gioi-internet-va-nen-kinh-te-chia-xe.html;