Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã thông tin, Dự án 283 Khương Trung (quận Thanh Xuân, Hà Nội) được Sở Xây dựng Hà Nội cấp giấy phép xây dựng số 57/GPXD - SXD.
Dự án này dành cho cán bộ - chiến sỹ Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công an có diện tích hơn 5.700m2 do Công ty Cổ phần đầu tư thiết kế và xây dựng Việt Nam (VIDEC) làm Chủ đầu tư.
Những sai phạm tại Dự án khu nhà ở dành cho cán bộ - chiến sỹ Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công an đã đi vào hoàn thiện. |
Theo hồ sơ thiết kế, dự án có chiều cao của công trình là +81,43m, trong đó bao gồm 20 tầng để sử dụng chính, 02 tầng kỹ thuật và tầng tầng kỹ thuật mái, 01 tầng hầm.
Các tầng kỹ thuật bao gồm tầng 1 có chiều cao 3,0m, tầng kỹ thuật 2 có chiều cao 4,3m và tầng kỹ thuật mái có chiều cao 3,25m.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án, Chủ đầu tư đã tự ý thay đổi công năng tầng kỹ thuật số 2 của tòa nhà từ nhà để xe thành văn phòng làm việc của công ty, khiến cư dân không có nhà sinh hoạt cộng đồng.
Tại mặt sàn tầng kỹ thuật số 2, cốt cao độ + 7.30 của tòa nhà A (đơn nguyên A), chủ đầu tư đã tự ý ngăn và chia nhỏ thành phòng làm việc, phục vụ nhu cầu của Chủ đầu tư. |
Chủ đầu tư biến tầng kỹ thuật trên mái thành nhiều căn hộ. |
Trước những sai phạm mang tính “cố ý” của chủ đầu tư, Sở Xây dựng Hà Nội, Đội Thanh tra xây dựng đã tiến hành lập biên bản, ra các quyết định xử phạt, đình chỉ…
Mặc dù vậy, trên thực tế những sai phạm của chủ đầu tư vẫn được hoàn thiện và đi vào sử dụng mà không hề có sự mạnh tay nào từ cơ quan chức năng.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng phòng Hành chính – Kinh doanh Công ty Cổ phần đầu tư thiết kế và xây dựng Việt Nam đã thừa nhận sai phạm khi tự ý xây thêm tầng và điều chỉnh tầng 2 thành trung tâm hành chính của công ty.
Chủ đầu tư dự án 283 Khương Trung trục lợi hàng chục tỷ đồng từ việc sai phép?(GDVN) - Thay đổi công năng tòa nhà, tự ý xây dựng tầng 21 thành các căn hộ để bán… nhưng chủ đầu tư không bị xử lý và đang đưa công trình đi vào sử dụng. |
Tại mặt sàn tầng kỹ thuật số 2, cốt cao độ + 7.30 của tòa nhà A (đơn nguyên A), chủ đầu tư đã tự ý ngăn và chia nhỏ thành phòng làm việc, phục vụ nhu cầu của Chủ đầu tư.
Tại sàn tầng kỹ thuật mái cốt cao độ + 74.30 chủ đầu tư đã tự ý xây ngăn thành 10 căn hộ.
Về việc này, ông Dũng cho biết là để cho nhân viên Công ty sử dụng bởi công ty đang còn khó khăn...
Khi phóng viên đặt câu hỏi vì sao Chủ đầu tư không chấp hành những quyết định của chính quyền khi yêu cầu buộc tháo dỡ phần vi phạm? thì ông Dũng cho biết: Công ty đang xin phép Thành phố điều chỉnh dự án và xin được chấp thuận những sai phạm trên...
Như vậy, có thể thấy rằng, Chủ đầu tư đang sử dụng chiêu bài "tiền trảm hậu tấu" để hợp thức hóa sai phạm.
Tuy nhiên, điều mà dư luận đang quan tâm là hiệu lực của các văn bản yêu cầu chủ đầu tư buộc tháo dỡ phần vi phạm đã hết nhưng doanh nghiệp lại chầy ỳ, không thực hiện thì cơ quan chức năng đành "bó tay"?
Bất chấp quy định, không quan tâm dư luận... càng cho thấy Công ty VIDEC đang thách thức pháp luật? Nếu như dự án nào cũng được chủ đầu tư “làm trước, xin sau” như dự án này thì bộ mặt đô thị của Thủ đô sẽ ra sao?
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục thông tin!