Không biết từ khi nào, thú vui nhậu nhẹt đã trở thành thói quen ăn sâu vào máu của phần lớn đàn ông Việt Nam. Cảnh tượng sau giờ tan tầm tại một quán nhậu trên phố Sơn Tây (Hà Nội) chiều 13/8. Trong quán chỉ toàn đàn ông. Ảnh: Phan Dương. |
Sau mỗi giờ tan tầm, đồng nghiệp, bạn bè đều hẹn nhau ra những quán cóc thế này để chén chú chén anh. Không chỉ tại Hà Nội mà đây là tình trạng diễn ra ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Trời đã khuya các ông vẫn "ngồi đồng" ở một quán nhậu trên đường Thành Thái, TP HCM. Ảnh: Thi Trân. |
Một quán bia đông nghịt khách nam. Ảnh: Kiến thức gia đình |
Người nhiều tiền nhậu thường xuyên không ảnh hưởng đến thu nhập, nhưng với người hạng trung bình và thấp, những khoản tiền đổ vào quán chiếm một phần không nhỏ, thậm chí còn bằng hoặc hơn số tiền đóng góp nuôi con. Nhưng chẳng mấy khi họ nhận thức được sự hoang phí này. (Ảnh: Thi Trân) |
Có những tiệc bia, tiệc rượu kéo dài thông thêm suốt sáng. Vì đã nhậu là phải "lai zai" (Ảnh: Kiến thức gia đình) |
Đường Nguyễn Tri Phương, đoạn gần Trường Đại học Kinh tế (quận 10). Nơi đây có dãy quán nhậu P.V, Q.T không chỉ bày bán bên kia đường mà chủ quán còn giành luôn phần vỉa hè phía đối diện phục vụ khách. Bị phản ánh nhiều, lực lượng chức năng cũng đôi lần rảo qua nhưng mọi hoạt động chỉ tạm lắng một lúc để rồi sau đó đâu lại vào đấy. (Ảnh: Người lao động) |
Bàn nhậu bày tràn lan trên vỉa hè đường Thành Thái (ảnh trên) và Nguyễn Tri Phương (quận 10), không còn lối cho người đi bộ. Ảnh: Thu Hồng, Phạm Dũng/ Người lao động |
Một đoạn vỉa hè bị lấn chiếm làm quán nhậu -Ảnh: TH.Thắng/Tuổi Trẻ |
nhậu |
Trên môt con phố Hà Nội, quán nhậu tràn khắp vỉa hè mất lối đi . Ảnh: Maskonline |
Được biết, những năm 1990, người Hà Nội bắt đầu quen với việc uống bia sau giờ tan sở. Những quán bia chật cứng ngồi ghế gỗ là đặc trưng thời kỳ này... Ảnh: Maskonline |
H.T (Tổng hợp)