Phong tục có con rồi mới cưới vợ của người dân tộc Hà Nhì (Lai Châu) đến nay vẫn còn lưu giữ Thanh niên Hà Nhì được tự do kết hôn, nếu bạn gái yêu mình thì chàng trai dẫn về nhà thưa chuyện với cha mẹ xin cưới làm vợ. Ðây là lần cưới đầu tiên của trai bản Hà Nhì đối với vợ mình. Người vợ từ đó trở đi phải mang họ nhà chồng. Sau khi có con thì người chồng phải tổ chức đám cưới lần thứ hai... với chính vợ mình. |
Trước khi cưới, chàng trai phải sang ở rể bên nhà gái hơn chục năm và khi đón dâu về, anh ta thường rước luôn cả đàn con dăm bảy đứa. Đó là tục lệ ở rể bao đời nay của người La Ha, xã Nậm Păm, Mường La, Sơn La. |
Múa cồng chiêng của đồng bào dân tộc Ba Na ở Bình Định. Khi tổ chức đám cưới cả cô dâu và chú rể đều phải tham gia múa cồng chiêng |
Người Dao đỏ ở xã vùng cao Nậm Đét (Bắc Hà), khi đôi trai gái quen nhau, mến nhau và họ đi đến quyết định xây dựng hạnh phúc lứa đôi thì gia đình nhà trai sang nhà gái tiến hành thủ tục hỏi vợ cho chàng trai và đi đến lễ cưới phải qua 2 lần làm lễ ăn hỏi. |
Khi ngỏ lời với cô gái, anh chàng người Thái chỉ được phép mang theo một con dao để làm việc. Lúc này chưa được làm chàng rể chính thức, anh ta chỉ được phép nằm ở gian đầu nhà sàn dành cho khách nam giới. Sau ba tháng "thử thách", nếu được bố mẹ vợ tương lai ưng ý anh ta mới được đem chǎn đệm của nhà mình đến, và vẫn nằm gian đầu nhà. Từ đấy, anh phải đảm đương mọi việc trong gia đình nhà vợ. Cứ thế trong ba nǎm trời. Hết hạn đó xem chừng "đạt yêu cầu", nhà gái mới cho chính thức làm lễ thành hôn. |
Ngày cười, nhà trai mang lễ sang nhà cô dâu phải có lợn 50 kg, 50 lít rượu trắng và đôi gà sống cùng xôi nếp và trứng chia đều làm hai gói |
Đối với người con trai dân tộc Dao Ðỏ, nếu thích cô gái nào thì chàng trai trao tặng cô gái đồng bạc trắng. Nếu ba ngày sau đó mà không thấy nhà gái đem trả đồng bạc trắng thì nhà trai mang lễ đến xin cưới |
Một nét đặc sắc không thể bỏ qua trong đám cưới của người Thái đen là lễ Tằng cẩu (búi tóc cho cô dâu). Đồ sính lễ được dùng cho lễ Tằng cẩu sẽ do bố mẹ chú rể đưa sang |
Bao đời nay, người dân tộc Thái ở một số nơi của huyện Con Cuông (Nghệ An) đã tồn tại một tục lệ rất đặc biệt, đó là trong ngày đám cưới, chú rể chỉ được rước cô dâu về nhà đúng vào thời khắc giao thoa giữa ngày cũ và ngày mới. Trước khi tổ chức, chú rể và cô dâu phải thực hiện nghi lễ rửa chân |
Đêm tân hôn, chú rể (choàng áo vàng) sẽ đi thẳng vào buồng cô dâu và đêm hôm đó sẽ ngủ lại một đêm tại buồng, còn cô dâu lại được giấu tạm đi nơi khác. |
Theo phong tục của đồng bào Mông (Yên Bái), khi đưa cô dâu về nhà chồng thì dù gần hay xa đều phải tổ chức ăn một bữa cơm ở dọc đường. Họ cho rằng bữa cơm đó là để báo với các vị thần linh là nhà trai đã được đón con gái người ta về làm dâu con trong nhà và mời các vị thần linh chứng kiến và phù hộ cho đôi vợ chồng trẻ chịu khó làm ăn, phát tài, sinh được nhiều con cháu. |
Rước dâu về đến nhà, bà mẹ chồng dân tộc La Hủ thuộc tỉnh Lai Châu đã đứng đợi ở cửa. Bà lấy một nắm gạo xoa lên lưng con dâu, ngụ ý "xóa hết cỏ để con dâu không mang cỏ về, trên nương sẽ không có nhiều cỏ mọc". |
Tục cưới hỏi của đồng bào Ê – Đê phải mổ lợn được mỗ để lấy máu thoa vào chân cô dâu, chú rể trong ngày cưới rồi cúng tổ tiên cầu cho hai trẻ được sống hạnh phúc. |
Thiếu nữ Jrai và Ê đê người tây Nguyên sau khi cưới phải cữ 7 ngày, đôi tân hôn tránh gặp người lạ và không ra khỏi nhà. |
Vào lễ cưới, trước khi sang nhà gái, nhà trai cử một đoàn đi đón dâu với số lượng bắt buộc là 11 người trong đó có trưởng đoàn, chủ hôn, chú rể, phù rể và các nam thanh niên trẻ, khỏe có tài hát đối đáp. Người Dao yên Bái |
Lúc đưa dâu, phía nhà gái chỉ cho phép những thanh niên chưa lập gia đình cùng đi, còn bố mẹ, người thân của cô dâu đã có vợ có chồng thì không được đi theo |
Cao Tuân (tổng hợp từ Internet)