Lâu nay phong tục nhiều nơi (chủ yếu các tỉnh Miền Bắc), cứ vào dịp giáp tết Nguyên đán, hoặc thanh minh trong tiết tháng ba (âm lịch), là các gia đình có người thân đã chết. Những phần mộ này thường thì khoảng từ 4 đến 5 năm sẽ tổ chức bốc mộ(mả). Chứng kiến một nhóm người tại Nam Định chuyên “đào mả” cho biết: nhóm chúng tôi có có 3 người, ngày đào phát lộ quan tài, tùy vào giờ tốt do gia chủ chọn, để mở quan tài, bốc hài cốt lên “tắm rửa” cho cho các cụ bằng nước sạch, dầu thơm…sau đó hạ huyệt về nơi “nhà mới”.
Khoán gọn 5 triệu “một cụ”, ngày và đêm nay chúng tôi phải chuyển cho được 5 cụ về nơi ở mới. Sáng ra có đội quân khác xây “nhà mới” cho các cụ, khoản tiền này nhiều ít phụ thuộc gia chủ xây to hay nhỏ. Nhưng vài chục triệu là thường, có điều giầu nghèo không biết, nhưng có nơi cứ nhìn nhau mà xây, tiêu chí: cái sau to hơn cái trước…(ảnh kèm theo)
Khoán gọn 5 triệu “một cụ”, ngày và đêm nay chúng tôi phải chuyển cho được 5 cụ về nơi ở mới. Sáng ra có đội quân khác xây “nhà mới” cho các cụ, khoản tiền này nhiều ít phụ thuộc gia chủ xây to hay nhỏ. Nhưng vài chục triệu là thường, có điều giầu nghèo không biết, nhưng có nơi cứ nhìn nhau mà xây, tiêu chí: cái sau to hơn cái trước…(ảnh kèm theo)
Người theo đạo Phật hay không theo tôn giáo nào ở miền Bắc, sau khi thân nhân mất thường địa táng (hung táng) và thường là 3 năm sau, thực hiện việc cải táng (cát táng hoặc cải mả). Ngoài việc xem ngày, chọn giờ thì việc tìm đất, đặt hướng và chọn mầu gạch cũng rất được chú trọng. Sau khi thân nhân mất, trước khi kịp bắt đầu phân hủy, xác người chết đã được thực hiện một số nghi thức tống táng, thông thường nhất là Địa táng, Thiên táng, Thuỷ táng, Hoả táng, Điểu táng, Tượng táng và Điện táng. Trong đó ở Bắc bộ phổ biến là địa táng, chôn trong mả đất, thường là nấm dài. Sau ba năm đoạn tang rồi hoặc một vài năm nữa thì con cái lo việc cải táng, đưa vào mộ đắp đất (nấm tròn) hay xây gạch hoặc xây lăng. Tục cải táng khởi nguồn từ thời Bắc thuộc khi quan lại và thương lái TQ chết tại Nam mà gia đình có nhu cầu đưa xương cốt về chính quốc. Về sau thành lệ và thành phong tục bởi: khi cha mẹ mất, không tiền lo liệu, mua tạm một cỗ ván xấu, đợi xong ba năm thì cải táng, kẻo sợ ván hư nát thì hại đến di hài; vì chỗ đất mối kiến, nước lụt thì cải táng; các nhà địa lý, thấy chỗ mả vô cớ mà sụt đất hoặc cây cối ở trên mả tự nhiên khô héo, hoặc trong nhà có kẻ dâm loạn điên cuồng, hoặc trong nhà đau ốm lủng củng, hoặc trong nhà có kẻ nghịch ngợm, sinh ra kiện tụng lôi thôi, thì cho là tại đất mà cải táng; những người muốn cầu công danh phú quý, nhờ thầy địa lý tìm chỗ cát địa mà cải táng hay thấy nhà khác phát đạt, đem mả nhà mình táng gần vào chỗ mả nhà kia, để cầu được hưởng dư huệ. Khi cải táng phải cất mộ ban đêm hoặc sáng sớm khi tặt trời chưa mọc, hoặc nếu làm ban ngày thì phải có lán che. Tục này sinh ra do cổ nhân cho rằng, âm dương cách biệt nên phải kiêng không để mặt trời trực tiếp dọi vào. |
Một nhóm người tại Nam Định chuyên “đào mả” cho biết: nhóm chúng tôi có có 3 người, ngày đào phát lộ quan tài, tùy vào giờ tốt do gia chủ chọn, để mở quan tài, bốc hài cốt lên “tắm rửa” cho các cụ bằng nước sạch, dầu thơm…sau đó hạ huyệt về nơi “nhà mới”. |
"Khoán gọn 5 triệu “một cụ”, ngày và đêm nay chúng tôi phải chuyển cho được 5 cụ về nơi ở mới." |
Vật dụng cho việc đựng và rửa hài cốt |
Nhà cũ được kéo lên phơi, có gia đình sử dụng lại gỗ vào việc khác. Sáng ra, có nhóm thợ khác xây “nhà mới” cho các cụ, khoản tiền này nhiều ít phụ thuộc gia chủ xây to hay nhỏ. |
Nhưng vài chục triệu là thường. Nhưng tại nhiều nơi, giàu nghèo không biết,thân nhân người đã khuất nhìn nhau mà xây, tiêu chí: cái sau to hơn cái trước… |
Trần Công Thi