Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Hà Tĩnh thời gian qua phát triển toàn diện, đặc biệt là quan tâm xây dựng nông thôn mới với cách làm mới, mô hình mới về khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu ở nông thôn và sắp xếp, tổ chức lại bộ máy từ thôn đến tỉnh.
“Quy mô nền kinh tế Hà Tĩnh hiện chiếm 1,1% quy mô cả nền kinh tế và đang tăng lên. Đến lúc Hà Tĩnh tự tin mình là một cực tăng trưởng của cả nước, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế”, Thủ tướng nói.
Hà Tĩnh có nhiều ngành, lĩnh vực tăng trưởng vượt trội. Điều đặc biệt, dù công nghiệp rất khởi sắc nhưng chính quyền tỉnh không xem nhẹ khu vực nông, lâm, thủy sản với mức tăng trên 5,54%, cao hơn nhiều so với bình quân chung cả nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. (Ảnh: VGP) |
Khu vực nông nghiệp, nông thôn đã đóng góp quan trọng làm yên lòng dân như nhà bác học Lê Quý Đôn đã nói, “phi nông bất ổn”.
Đánh giá cao Hà Tĩnh có mức thu ngân sách đạt gần 70% dự toán, Thủ tướng tin rằng tỉnh sẽ hoàn thành vượt mức mục tiêu ngân sách Chính phủ giao năm 2018.
Trong bối cảnh nhiều địa phương chậm trễ trong giải ngân vốn ngân sách nhà nước nói chung, vốn đầu tư công nói riêng, Hà Tĩnh đã bảo đảm đáp ứng rất tốt nhiệm vụ chi ngân sách theo kế hoạch dự toán (hơn 61% dự toán).
Điều này cho thấy các nút thắt về luật hay trở ngại chính sách không phải là rào cản chính mà quan trọng là tính năng động, tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm của lãnh đạo địa phương, đi cùng với sự chuẩn bị tốt về kế hoạch, thủ tục giải ngân từ sớm.
Thủ tướng đề nghị Hà Tĩnh tiến tới tự cân đối ngân sách sớm hơn nếu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng này. Là địa phương gặp nhiều khó khăn như nhiều người hay nói “mưa thối đất, nắng nóng như đổ lửa” mà Hà Tĩnh vươn lên, tự cân đối ngân sách là điều rất ấn tượng.
Quy mô tín dụng đạt hơn 135% GRDP cho thấy độ sâu tài chính ở Hà Tĩnh đã bắt kịp với mặt bằng cả nước. Tình hình phát triển doanh nghiệp được thực hiện tốt.
Theo Thủ tướng, những thành quả kinh tế sơ lược nêu trên phần nào cho thấy sự hồi sinh trên mảnh đất Hà Tĩnh, nơi trước đây chỉ được nhắc đến với sự khô cằn của sỏi đá và ô nhiễm.
Chia sẻ một số suy nghĩ với địa phương, Thủ tướng nhấn mạnh, vấn đề chống tụt hậu, đói nghèo của Hà Tĩnh, để đưa tỉnh phát triển toàn diện vượt bậc là nhiệm vụ quan trọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Tĩnh, trong đó, tập trung 3 trụ cột quan trọng: Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
Thủ tướng đánh giá cao Hà Tĩnh thời gian qua phát triển toàn diện. (Ảnh: VGP) |
Tỉnh cần có giải pháp giảm nghèo nhanh hơn, nhất là giảm khoảng cách giàu nghèo khi mà chênh lệch giàu nghèo hiện còn cao, tránh tái nghèo.
Thực hiện tốt chính sách cung cấp phúc lợi và tái phân phối hiệu quả, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận giáo dục, nhất là người nghèo, để họ có cơ hội làm chủ tương lai của mình.
Hà Tĩnh cần tăng nhanh tỉ lệ đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu lao động tương xứng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tránh hiện tượng “bóng đi trước, hình chạy sau”.
Với Formosa Hà Tĩnh, Thủ tướng yêu cầu chính quyền các cấp tạo điều kiện để sản xuất thép thành công đồng thời cần giám sát môi trường chặt chẽ, kiên quyết và phát triển công nghiệp sau thép.
Bộ Xây dựng, các ngành chức năng và tỉnh Hà Tĩnh cần xử lý vấn đề tro xỉ gang thép và nhiệt điện.
Muốn phát triển toàn diện cả kinh tế, xã hội, môi trường, tỉnh cần chú trọng quy hoạch và quản lý quy hoạch, nhất là quy hoạch ven biển, quy hoạch những ngành sản xuất quan trọng.
Trong phát triển, cần bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, kịp thời nhận ra các dấu hiệu bất ổn, suy giảm niềm tin, tâm lý bất mãn tiêu cực của một bộ phận người dân để hỗ trợ người dân, làm tốt công tác tư tưởng, an dân, không để xảy ra vấn đề nóng.
Phải dựa vào quần chúng, hướng dẫn quần chúng, tăng cường lực lượng để kiên quyết bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Tại cuộc làm việc, Thủ tướng đã cho ý kiến chỉ đạo, xử lý các kiến nghị của Hà Tĩnh với tinh thần tạo điều kiện cho tỉnh phát triển.
Nhân dịp này, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và Ngân hàng Thế giới đã ký khung hợp tác chiến lược