Alexander Khramchikhin. |
Đa Chiều ngày 18/5 đưa tin, ngày 17/5 Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kết thúc chuyến công du Trung Quốc, một trong những nội dung được chú ý nhiều nhất của chuyến thăm này là vấn đề Biển Đông. Trước khi ông Kerry tới Bắc Kinh, truyền thông Mỹ đưa tin Lầu Năm Góc đang tính phương án kéo tàu chiến, máy bay vào trong 12 hải lý đảo nhân tạo Trung Quốc xây (bất hợp pháp) ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), thách thức tuyên bố (vô lý, phi pháp) của Trung Quốc.
Ngay sau đó tờ Thời báo Hoàn Cầu và Nhân Dân nhật báo thậm chí úp mở rằng Trung Quốc là cường quốc hạt nhân, Biển Đông không phải là nơi Mỹ thích làm gì thì làm.
Xung quanh vấn đề này, học giả Alexander Khramchikhin là Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phân tích quân sự và chính trị Nga cho rằng, cái gọi là uy hiếp hạt nhân/đe dọa hạt nhân mà báo Trung Quốc nói trong thực tế bên ngoài không thể biết được. Trung Quốc không có máy bay ném bom chiến lược, dù máy bay ném bom H-6 trong biên chế hiện nay có thể mang tên lửa có đầu đạn hạt nhân, nhưng nó vẫn chỉ là máy bay ném bom chiến thuật. Loại máy bay này có thể tạo thành đe dọa nhất định đối với Nga chứ không thể tấn công nước Mỹ.
Thậm chí ngay cả thông tin báo chí Mỹ cho rằng Trung Quốc có khoảng 50 đến 60 quả tên lửa Đông Phong 5A cũng chỉ là suy đoán. Không thể xác quyết Trung Quốc có bao nhiêu tên lửa hạt nhân cũng như các tên lửa này có thể mang đầu đạn hạt nhân trọng lượng bao nhiêu. Trong khi đó theo báo cáo tình hình quân sự Trung Quốc của Bộ Quốc phòng Mỹ cho thấy chỉ có 1 chiếc tàu ngầm cũ mang tên lửa hạt nhân hoạt động trực sẵn sàng chiến đấu trong biên chế. Từ cuối năm 2014 Trung Quốc bắt đầu đưa tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp 094 có thể mang 12 quả tên lửa ngầm đối hạm Cự Lãng 2 vào sử dụng.
Khramchikhin cho rằng Trung Quốc đã chế tạo ít nhất 3 chiếc tàu ngầm lớp 094, nhưng không ai biết liệu chũng đã được đưa vào biên chế hay chưa, cũng không thể chắc chắn rằng loại tên lửa hạt nhân mới đã được đưa vào sử dụng.
Một học giả Nga khác, Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích Công nghệ và chiến lược Nga cho rằng hệ thống tên lửa ngầm của Trung Quốc chỉ là tin đồn.
Trung Quốc chỉ có 2 nhà máy chế tạo tên lửa đẩy, nhà máy 211 Bắc Kinh chuyên chế tạo tên lửa đẩy dùng nhiên liệu lỏng hiện tại chủ yếu phục vụ công nghiệp hàng không vũ trụ của nước này. Nhà máy thứ có phiên hiệu 307 ở Nam Kinh sản xuất tên lửa đẩy nhiên liệu rắn dùng phát triển tên lửa hạt nhân.
Hai chuyên gia Nga cho rằng giả sử xảy ra chiến tranh Trung - Mỹ trên Biển Đông, không có chuyện Trung Quốc nắm chắc phần thắng nhờ vũ khí hạt nhân của họ như Thời báo Hoàn Cầu hay Nhân Dân nhật báo bóng gió. Người ta chẳng ai tin câu chuyện tuyên truyền của hai tờ báo này.