Công trình vi phạm là ngôi nhà mẫu của Dự án Ecolife Capitol được xây dựng trên đất nông nghiệp thuộc khu vực Ao Lươn, Tổ dân phố số 1, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội từ tháng 3/2016.
Dự án do Công ty CP Đầu tư và Thương mại Thủ đô làm chủ đầu tư.
Phối cảnh Dự án Ecolife Capitol do Công ty CP Đầu tư và Thương mại Thủ đô làm chủ đầu tư |
Vào thời điểm trên, công trình ngôi nhà mẫu mới chỉ xây dựng phần móng lên tới 50cm và chính quyền phường Mễ Trì đã có động thái “nhẹ” ban hành những Quyết định xử phạt hành chính, cưỡng chế.
Tuy nhiên, việc ban hành Quyết định dường như chỉ nằm trên giấy.
Cụ thể, ngày 14/03/2016, UBND phường Mễ Trì cho ban hành quyết định xử phạt hành chính số 67/QĐ-XPVPHC do ông Đào Tăng Quýnh, Chủ tịch UBND phường Mễ Trì ký đối với Công ty CP Đầu tư và Thương mại Thủ đô, do ông Nguyễn Thành Trung làm Giám đốc.
Quyết định xử phạt hành chính số 67/QĐ-XPVPHC do ông Đào Tăng Quýnh, Chủ tịch UBND phường Mễ Trì ký (Ảnh MC) |
Trong Quyết định xử phạt nêu: Xử phạt vi phạm hành chính vì có hành vi vi phạm luật đất đai, với hiện trạng vi phạm, đổ đất, san nền, dựng 1 công trình đã đổ móng bê tông cốt thép, cao 50 cm so với mặt đất, trên đất nông nghiệp không được cấp có thẩm quyền cho phép trên thửa đất số 74,85,92,93,94, 104, 105, 107.
Với hành vi trên, Công ty CP Đầu tư và Thương mại Thủ Đô đã bị phạt 3 triệu đồng và buộc phải khôi phục lại như hiện trạng ban đầu. Trong thời hạn 10 ngày công ty không thực hiện sẽ bị cưỡng chế.
Dù có Quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng không hiểu lý do nào Công ty CP Đầu tư và Thương mại Thủ Đô vẫn chây ì, làm ngơ trước việc vi phạm.
Ngày 25/03/2016, UBND phường Mễ Trì tiếp tục ra Quyết định cưỡng chế số 85/QĐ-CC, áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính buộc khôi phục lại tình trạng đất như trước khi vi phạm.
Quyết định cưỡng chế quy định trong thời gian 1 tháng phải thực hiện. Tuy nhiên UBND phường Mễ Trì vẫn "tạo điều kiện" cho việc vi phạm pháp luật (Ảnh MC) |
Cụ thể, tháo dỡ toàn bộ công trình vi phạm. Lý do bị cưỡng chế là không thực hiện biện pháp khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra tại Quyết định số 67/QĐ-XPVPHC.
Thời gian thực hiện việc cưỡng chế từ ngày 25/03/2016 đến ngày 25/04/2016.
Phó chủ tịch UBND phường phụ trách công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng và tổ công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng phường, Trưởng công an phường và các tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm thi hành quyết định.
Dù Quyết định cưỡng chế đã ban hành và gán trách nhiệm cho người thực hiện. Tuy nhiên, trải qua thời gian 1 tháng, công trình vi phạm vẫn không hề bị chính quyền phường Mễ Trì thực hiện.
Ông Hứa Minh Đức (bên trong), Phó chủ tịch UBND phường Mễ Trì cho rằng do chính quyền địa phương bận nhiều việc nên việc cưỡng chế không được thực hiện (Ảnh MC) |
Trả lời về việc không thực hiện theo Quyết định cưỡng chế, ông Hứa Minh Đức, phó Chủ tịch UBND phường Mễ Trì lý giải rằng, do chính quyền địa phương bận nhiều việc nên việc cưỡng chế không được thực hiện nghiêm túc.
“Qua nhiều thời gian, vừa Đại hội Đảng rồi tổ chức bầu cử và còn nhiều việc khác chúng tôi phải làm, chứ không riêng gì công trình trên, chúng tôi còn phải có thời gian báo cáo lên trên nữa chứ,...”, ông Đức trần tình.
Khi phóng viên hỏi văn bản báo cáo lên quận Nam Từ Liêm thì ông Đức không cung cấp được.
Trải qua hơn 3 tháng nhằm cố tình trây ì vi phạm vạm kết hợp với việc chính quyền sở tại không kiến quyết, mãi cho đến ngày 7/7/2016, phía Công ty CP Đầu tư và Thương mại Thủ Đô mới có văn bản số 175 cam kết tự thu dọn tài sản trên khu vực đất vi phạm trước ngày 12/7/2016 và tự tháo dỡ các công trình lắp dựng tạm, kể từ ngày 14/07/2016.
Hàng chục cán bộ Hà Nội bị kỷ luậtDo để xảy ra nhiều sai phạm trong quản lý trật tự xây dựng, năm 2011, hàng chục Chủ tịch, Phó chủ tịch và cán bộ cấp phường trên địa bàn thành phố Hà Nội đã bị xử lý kỷ luật… |
Sau khi có văn bản xin cam kết tự tháo dỡ, những Công ty CP Đầu tư và Thương mại Thủ Đô vẫn cố tình không thực hiện.
Còn về phía chính quyền địa phương thì vẫn không có động thái xử lý kiên quyết, sai phạm vẫn tồn tại, chỉ khi các cơ quan ngôn luận báo chí vào cuộc thì ngày 20/09/2016, UBND phường Mễ Trì mới thực hiện việc cưỡng chế.
Tuy nhiên việc cưỡng chế mới chỉ dừng lại ở một phần nào đó, kiểu cưỡng chế cho có, theo cách trả lời của các lãnh đạo UBND phường Mễ Trì thì việc thực hiện cưỡng chế khó có thể diễn ra nghiêm túc, họ còn bày tỏ quan điểm nên tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự tháo dỡ những phần còn lại.
“Nên tạo điều kiện cho công ty để đảm bảo tài sản vật chất cho họ, chúng tôi cũng thực hiện cưỡng chế đến cùng rồi, và đốn đốc họ nhiều lần, còn những phần thiết bị còn lại họ tự tháo dỡ”, ông Hứa Minh Đức nêu quan điểm.
Trước sự việc trên, dự luận cho rằng có sự buông lỏng quản lý của UBND phường Mễ Trì, không kiên quyết, xử lý dứt điểm ngay từ ban đầu, để sai phạm tồn tại kéo dài.
Sự bất nhất trên, nguyên do xuất phát từ đâu mà khiến lãnh đạo địa phương lại đắn đo, không kiến quyết trong xử lý vi phạm.
Đồng thời việc trong Quyết định cưỡng chế nêu, gắn trách nhiệm cho những lãnh đạo được giao việc cưỡng chế.
Tuy nhiên, việc cưỡng chế cũng không thực hiện trong một thời gian dài vậy thì ai phải chịu trách nhiệm trước vấn đề này?
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin.