Máy bay chiến đấu Su-35 Nga |
Báo Nga: Nga-Trung sẽ ký hợp đồng 24 máy bay Su-35 vào tháng 11
Tờ "Nhân Dân" Trung Quốc ngày 19 tháng 10 dẫn trang mạng tuần báo "Bình luận quân sự độc lập" Nga ngày 17 tháng 10 đưa tin, Moscow và Bắc Kinh vào tháng tới (11/2014) có thể sẽ ký kết hợp đồng xuất khẩu máy bay chiến đấu đa năng Su-35 cho Trung Quốc.
Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin nói với các phóng viên rằng, tháng 11 sẽ tổ chức hội nghị Ủy ban hỗn hợp hợp tác kỹ thuật quân sự, khẳng định sẽ bàn xong vấn đề này. Ông hy vọng hai bên có thể trực tiếp ký kết hợp đồng. Hiện nay, đang đàm phán một số thông số, giá cả hợp đồng.
Theo nguồn tin phi chính thức, trong giai đoạn thứ nhất, Trung Quốc có kế hoạch mua 24 máy bay chiến đấu Su-35. Đến nay, Trung Quốc là khách hàng nước ngoài lớn nhất của máy bay chiến đấu dòng Su-27 và Su-30.
Nhiều năm qua, Trung Quốc đã đưa vào sử dụng tổng cộng 281 máy bay loại này. Ngoài ra, Trung Quốc còn đang sản xuất máy bay chiến đấu J-11B, thực chất là phiên bản sao chép của Su-27 Nga.
Su-35 mà Trung Quốc đang quan tâm là máy bay chiến đấu đa năng phiên bản cải tiến sâu sắc thế hệ thứ tư (thế hệ 4++), nó đã sử dụng một phần công nghệ của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, có tính năng ưu việt hơn máy bay chiến đấu cùng loại – tính năng kỹ thuật bay xuất sắc, hệ thống thiết bị hoàn thiện hơn.
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga |
Theo dự đoán của chuyên gia, thông qua phân tích nhiệm vụ bay, đã có thể đưa ra kết luận như sau: Tính năng của máy bay chiến đấu Su-35 đã vượt tất cả máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, bao gồm máy bay chiến đấu Rafale Pháp và máy bay chiến đấu Typhoon châu Âu, máy bay chiến đấu Su-35 cũng có thể đối đầu hiệu quả với máy bay chiến đấu tàng hình F-22A Raptor của Không quân Mỹ.
Lý do Nga bán Su-35 cho Trung Quốc
Đài truyền hình CCTV Trung Quốc ngày 16 tháng 10 đã có chương trình bình luận, tham gia có nhà nghiên cứu Đằng Kiến Quần thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc và bình luận viên Hồng Lâm.
Nhà nghiên cứu Đằng Kiến Quần cho rằng: Hiện nay, đàm phán máy bay chiến đấu Su-35 giữa Trung-Nga đã trải qua cuộc chạy ma-ra-tông dài 3 - 5 năm, đến nay, đạt được kết quả như vậy đã thể hiện đồng thuận của hai bên trong giao dịch vũ khí này, tức là Nga sẵn sàng bán loại máy bay chiến đấu tiên tiến này cho Trung Quốc, trong khi Không quân Nga còn trang bị tương đối ít.
Đối với Trung Quốc, đặc biệt là đối với Quân đội, Không quân Trung Quốc, đây là một loại máy bay rất quan trọng, có thể lấp đi một chỗ hổng về trang bị của Trung Quốc, chẳng hạn về hành trình, về máy bay chiến đấu đa năng, Không quân và lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc hiện nay trang bị còn chưa nhiều lắm. Vì vậy, điều này đánh dấu hai nước đã cơ bản không còn trở ngại về giao dịch vũ khí này. Hiện nay dự đoán khả quan, về cơ bản đầu năm 2015 sẽ có thể ký đơn đặt hàng này.
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga |
Điều quan trọng là có một bối cảnh, hai nước Trung Quốc và Nga hiện đều nằm trong hoàn cảnh bị phương Tây gây sức ép, đây cũng là một bối cảnh chiến lược lớn, vì vậy lần này có thể thúc đẩy hợp đồng này một cách tương đối thuận lợi, đã đẩy tới mức về cơ bản có thể ký kết, đây là một kết quả mà hai bên đều mong muốn.
Bình luận viên Hồng Lâm cho rằng, trong chuyến thăm Nga của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường lần này, hai bên đã bàn tới rất nhiều hợp đồng, vấn đề máy bay chiến đấu Su-35 là một điểm sáng tương đối lớn, đã lạc quan hơn.
Lần này có 2 điểm đáng chú ý, một là hiện nay Nga rơi vào một môi trường quốc tế tương đối khó khăn, Nga bị Mỹ và đồng minh phương Tây trừng phạt, sức ép tương đối lớn. Đạt được những đơn đặt hàng lớn với Trung Quốc giúp cho Nga thoát khỏi cục diện này.
Máy bay chiến đấu Su-35 bán cho Trung Quốc lần này có rất nhiều cải tiến cho phù hợp với nhu cầu của Quân đội Trung Quốc, phục vụ cho mục đích triển khai của Trung Quốc. Lợi ích chiến lược của Nga và Trung Quốc là thống nhất.
Đằng Kiến Quần cho rằng, Nga có tư tưởng thiết kế máy bay riêng, trong đó ngoại hình rất đẹp. Trên thực tế, Su-35 được nghiên cứu phát triển trên nền tảng Su-27S, bởi vì vào thập niên 80, Mỹ đã trang bị F-15, Liên Xô khi đó đã tiến hành một loạt mô phỏng, cảm thấy máy bay hiện có khi đó cơ bản không thể đối phó F-15 Mỹ, nên đã tiến hành đổi mới.
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga |
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, bất cứ vũ khí trang bị cỡ lớn nào của Mỹ-Xô trong đó có xe bọc thép, xe tăng, thậm chí vũ khí chiến lược đều là “một đối một”. Ví dụ, khi Nga có T-72 thì Mỹ lập tức nghiên cứu chế tạo ra M1A1.
Su-27 đã được tiến hành phát triển dựa trên Su-25, cải tiến chủ yếu có 2 phương diện, một là về ngoại hình, đặc biệt là cánh máy bay, đã tăng thiết kế lực nâng, bên trong cũng đã sử dụng radar mảng pha, cự ly dò tìm đạt 300 km, có thể đồng thời dẫn đường cho 8 quả tên lửa tiến hành tấn công mục tiêu. Ngoài ra, đã sử dụng động cơ mới.
Ngoại hình và "nội dung" của Su-35 đều rất tốt, nhưng nó có 2 thứ hạn chế, nó được thiết kế theo tư tưởng tác chiến cự ly gần, nhưng hiện nay các cuộc không chiến đều là ngoài tầm nhìn (BVR).
Ngoài ra, thiếu đối kháng hệ thống, bởi vì trong một số cuộc không chiến gần đây, tất cả các máy bay tác chiến và máy bay hỗ trợ đều đã tạo ra một hệ thống, sau khi máy bay tác chiến bảo đảm cho máy bay chiến đấu đến vị trí trận địa, kéo cò súng, bắn tên lửa là xong. Nhưng, việc bố trí theo hệ thống của máy bay này và máy bay khác còn chưa đủ. Hai hạn chế này cũng gây khó khăn cho tiêu thụ trên thị trường quốc tế.
Theo bình luận viên Hồng Lâm, hợp tác Su-35 giữa Trung Quốc và Nga lần này có 2 cấp độ, một là cấp độ giao dịch hàng hóa quân sự, hai là có thỏa thuận ngầm chiến lược. Bối cảnh lớn hiện nay là Mỹ quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, các nước xung quanh Trung Quốc đang tăng cường quân bị, mua lượng lớn máy bay thế hệ thứ tư.
Hơn nữa, hệ thống công nghiệp của Nga có điểm yếu.
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga |
Hợp tác quân sự Trung-Nga trong tương lai ngoài mua bán một số sản phẩm quân sự, phần nhiều sẽ là hợp tác kỹ thuật, điều này có sức hấp dẫn hơn đối với Trung Quốc, bởi vì năng lực chế tạo trang bị của Trung Quốc từng bước được nâng cao.
Cho dù Nga có sản phẩm công nghiệp quân sự rất tiên tiến thì trong tương lai cũng ngày càng khó xâm nhập thị trường vũ khí, bởi vì rất nhiều thứ Trung Quốc có thể làm. Hai bên hợp tác trên lĩnh vực mũi nhọn này là một xu thế trong tương lai.
Thực ra, đối với Nga, điều này cũng có sức hấp dẫn nhất định.
Vì sao Quân đội Trung Quốc muốn mua Su-35?
Mạng Phát thanh Trung Quốc ngày 15 tháng 10 có bài viết cho rằng, máy bay chiến đấu Su-35 Nga mặc dù không phải là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, nhưng có một số tính năng đã đạt yêu cầu của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.
Bài báo đặt câu hỏi: Hiện nay Trung Quốc đang tiếp tục cho bay thử thành công máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 và J-31, đang nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu phiên bản cải tiến thế hệ thứ tư J-10B và J-16, vậy tại sao phải mua Su-35?
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga |
Theo bài báo, Su-35 có hệ thống điện tử hàng không mạnh hơn của Trung Quốc. Su-35S trang bị radar mảng pha Irbis-E, khoảng cách dò tìm đạt 400 km. Nhưng khoảng cách này là nhằm vào máy bay ném bom cỡ lớn kiểu cũ, còn đối với máy bay chiến đấu phổ thông chỉ ở mức 150-200 km, đối với máy bay chiến đấu thế hệ 3+ và thế hệ thứ 4 có thể chỉ khoảng 100 km.
Radar Irbis-E trên thực tế thuộc radar mảng pha quét điện tử bị động (PESA), cho nên trình độ công nghệ hoàn toàn không cao, đây có thể trở thành điểm yếu chí tử trong chiến đấu thực tế. Trong khi đó, J-10B Trung Quốc đã trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động AESA.
Su-35 trang bị hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại (IRST), đây là tiêu chuẩn trang bị của hầu hết máy bay tác chiến Nga. Hệ thống IRST của Su-35 là OLS-35, hệ thống này một lần có thể theo dõi 4 tín hiệu hồng ngoại với các bước sóng ngắn khác nhau, khoảng cách dò tìm tối đa là 90 km (phần đuôi mục tiêu) và 50 km (phía trước mục tiêu).
Khoảng cách đo của thiết bị đo laser là 20 km (mục tiêu trên không) và 30 km (mục tiêu mặt đất). Nhưng tính năng của hệ thống này tiếp cận hệ thống nào đó do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo, không cần thiết phải nhập khẩu. Vậy mục tiêu mua Su-35 là gì?
Theo bài báo, Su-35 nói đến cùng không phải là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư thực sự, nhưng động cơ của nó là động cơ máy bay thế hệ thứ tư. Động cơ của Su-35 có những ưu điểm nào?
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga |
Su-35 đã trang bị động cơ phản lực cánh quạt 117S mới nhất của Công ty Saturn, tốc độ tối đa đạt 2,25 Mach. 117S là phiên bản cải tiến sâu sắc của động cơ AL-31FM, lực đẩy 14,5 tấn, là một loại động cơ đẩy véc-tơ.
Nó sử dụng công nghệ tua bin áp suất thấp và tua bin cao áp tiên tiến, đồng thời đã sử dụng hệ thống kiểm soát số hóa chính xác SDU-D. Những công nghệ mới này làm cho lực đẩy tổng thể của động cơ này tăng vọt 16%.
Động cơ là một trong những bộ phận hao mòn tương đối nghiêm trọng của máy bay chiến đấu, tần suất sửa chữa nó sẽ có ảnh hưởng khá lớn tới năng lực tác chiến tổng thể của máy bay chiến đấu. Trong khi đó, tuổi thọ sử dụng động cơ 117S là 4.000 giờ, hơn gấp đôi động cơ cùng loại. Thời gian cách nhau giữa hai lần đại tu là 1.000 giờ, cũng gấp đôi sản phẩm cùng loại, điều này đã đóng góp to lớn cho năng lực điều động và thời gian tác chiến của Su-35.
Theo suy đoán, vào năm 2020, máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Trung Quốc mới có thể hình thành sức chiến đấu có hiệu quả, trong thời gian 6 năm này, việc trông chờ vào J-10, J-11 để đối phó được với F-22 của Không quân Mỹ là “có chút khó khăn”, như vậy phải có một loại máy bay chiến đấu mang tính lâm thời để bổ sung sức chiến đấu. Trong khi đó, năng lực sản xuất máy bay chiến đấu nội địa còn lâu mới đáp ứng được nhu cầu của Không quân Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga |
Theo báo chí, sản lượng các máy bay chiến đấu nội địa như J-10, J-11B không đến 48 chiếc, cộng với nhu cầu máy bay chiến đấu J-15, J-16, cho nên số lượng máy bay mới tự chế tạo hàng năm là có hạn, cần nhập khẩu máy bay chiến đấu của Nga. Hơn nữa, có thể nhập khẩu động cơ véc-tơ tiên tiến của Nga, đây là một việc tốt đối với máy bay thế hệ thứ tư của Trung Quốc.
Do đã có động cơ 117S của Su-35, J-20 có thể trở thành máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư thực sự, thực hiện giấc mơ tuần tra siêu âm. Công nghệ động cơ véc-tơ của Su-35 cũng là thứ Trung Quốc muốn sở hữu gấp. Bởi vì công nghệ động cơ véc-tơ có lợi cho động cơ WS-15 Trung Quốc sớm nghiên cứu chế tạo thành công, có thể giúp cho máy bay chiến đấu J-20 sớm trang bị “trái tim Trung Quốc”.
Theo bài báo, từ lâu, hợp tác kỹ thuật quân sự Trung-Nga là một trong những nội dung quan trọng trong hợp tác chiến lược của Trung Quốc. Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, Nga thông qua bán vũ khí cho Trung Quốc thu được rất nhiều ngoại tệ, đồng thời bảo đảm nền tảng công nghiệp quân sự của Nga có thể duy trì, Trung Quốc đã nhận được vũ khí và công nghệ mũi nhọn mà họ cần gấp.
Năng lực công nghiệp quân sự của Trung Quốc không ngừng tăng cường, những năm gần đây chủ yếu là hợp tác kỹ thuật và mua động cơ, đã rất ít ký đơn đặt hàng vũ khí lớn với Nga. Trong khi đó, nền kinh tế Nga cũng khôi phục rất nhanh, dự trữ ngoại tệ không ít, còn có tài chính nhập khẩu các chương trình lớn như tàu tấn công lớp Mistral. Có thể thấy, vấn đề tài chính không coi là nguyên nhân chính.
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga |
Khoản giao dịch này một mặt có thể tiếp cận được công nghệ mới, điều quan trọng hơn có thể tiếp tục duy trì quan hệ chiến lược Trung-Nga, bởi vì Trung Quốc mua Su-35 đã đóng vai trò làm mẫu cho các nước khác sử dụng vũ khí Nga, giúp cho Su-35 nhanh chóng xâm nhập thị trường quốc tế, đồng thời tăng khả năng mặc cả cho hợp tác trên các phương diện khác của Trung-Nga.
Su-35 sẽ tham dự triển lãm Chu Hải
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 16 tháng 10 dẫn tờ "Jane's Defense Weekly" Anh ngày 14 tháng 10 đưa tin, hoàn toàn khác với mấy năm trước, công nghiệp máy bay quân dụng Nga có kế hoạch nỗ lực thúc đẩy quan hệ xuất khẩu vũ khí trang bị lâu dài của họ với Quân đội Trung Quốc trong thời gian triển lãm hàng không Trung Quốc vào tháng tới.
Trong Triển lãm hàng không Chu Hải 2 năm 1 lần từ ngày 11 đến ngày 16 tháng 11 năm 2014, Công ty máy bay liên hợp Nga sẽ trưng bày (1 chiếc) máy bay chiến đấu Su-35S Super Flanker của họ. Đến lúc đó, loại máy bay chiến đấu này sẽ xuất hiện ở triển lãm này cùng với đoàn đại biểu chính phủ và ngành hàng không Nga cấp cao nhất đến Chu Hải trong vài năm qua. Trước đó, Su-35 cũng đã lần đầu tiên ra nước ngoài tham gia Triển lãm hàng không quốc tế Paris, Pháp lần thứ 50 (ngày 17 tháng 6 năm 2013).
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga |
Theo bài báo, trong thời gian khoảng 20 năm, Moscow và Bắc Kinh luôn tranh cãi về việc xuất khẩu máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc. Ngay từ thập niên 90 của thế kỷ trước, Quân đội Trung Quốc đã bày tỏ mối quan tâm rất lớn đối với loại máy bay chiến đấu này, khi đó máy bay được gọi là Su-35 có những kết cấu khác, thông thường gọi là Su-27M, loại máy bay này không được sản xuất lượng lớn, cũng không được xuất khẩu. Cuối cùng, máy bay chiến đấu Su-35S hiện có thay thế, nó được bắt đầu phát triển từ khoảng năm 2003.
Bài báo cho rằng, khi đoàn đại biểu chính phủ và quân đội Trung Quốc thăm Nga, Nga đã cho biểu diễn máy bay chiến đấu Su-35 với phía Trung Quốc, nhưng loại máy bay chiến đấu này sẽ lần đầu tiên xuất hiện ở triển lãm hàng không Trung Quốc vào tháng 11 năm 2014. Theo nhà phân tích hàng không Nga, động thái này có hiệu ứng to lớn, là dấu hiệu rõ rết hơn cho thấy Nga và Trung Quốc sắp ký kết hợp đồng xuất khẩu máy bay chiến đấu Su-35.
Từ năm 2011 đến nay, Trung Quốc và Nga đã triển khai nhiều lần đàm phán về vấn đề Trung Quốc mua máy bay chiến đấu Su-35. Một trong những vấn đề chủ yếu tranh cãi giữa hai bên là số lượng tối thiểu máy bay chiến đấu Su-35 mà Bắc Kinh mua - số lượng từng xác định là 48 chiếc.
Nhưng, tháng 9 năm 2014, Phó tổng giám đốc Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga (Rosoboronexport) Victor Komardin tiết lộ, đến trước cuối năm 2014, Trung Quốc và Nga sẽ ký kết hợp đồng xuất khẩu 24 máy bay chiến đấu Su-35.
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga |
Theo một đại diện ngàng hàng không Nga, Nga sở dĩ yêu cầu Trung Quốc mua nhiều máy bay chiến đấu hơn là do Nga lo ngại Trung Quốc chỉ muốn sao chép động cơ với radar của máy bay chiến đấu Su-35.
Bài báo cho biết, máy bay chiến đấu Su-35 được động cơ 117S thế hệ tiếp theo của Tổ hợp nghiên cứu khoa họa-sản xuất Saturn (NPO) cung cấp động lực. So với động cơ AL-37F lắp cho máy bay chiến đấu Su-27 và J-10 hiện có của Không quân Trung Quốc, động cơ 117S tiên tiến hơn.
Máy bay chiến đấu Su-35 đã trang bị radar Irbis-E do Công ty NIIP nghiên cứu phát triển, loại radar mảng pha quét điện tử bị động này ít nhất tiên tiến hơn hai thế hệ so với radar N001 được máy bay chiến đấu Su-27 sử dụng.
Nhiều năm qua, Quân đội Trung Quốc luôn tìm cách mua động cơ 117S cho máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo như J-20. Nhà quan sát quan hệ thương mại vũ khí Trung-Nga cho rằng, Moscow tăng cường quan hệ thương mại vũ khí với Trung Quốc đang đúng vào thời điểm Nga can thiệp Ukraine, chiếm lĩnh Crimea, điều này làm cho đối tác hợp tác công nghiệp quốc phòng của Nga ngày càng giảm đi.
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga |