Tên lửa phòng không S-400 Nga |
Tờ "Quan điểm" Nga ngày 21 tháng 5 đưa tin, Trung Quốc và Nga bàn bạc mở rộng hợp tác trong lĩnh vực an ninh và kỹ thuật quân sự. Bắc Kinh có ý định có được công nghệ cao mới ngành chế tạo máy bay của Nga, gồm động cơ hàng không, thiết bị điện tử hàng không, vũ khí tên lửa máy bay. Chuyên gia cho rằng, hợp tác với Trung Quốc có thể làm cho Nga có được cơ hội "không thể có được" khi giao hảo với phương Tây.
Tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư về phối hợp hành động và củng cố lòng tin châu Á (CICA), Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình cho biết, "khu vực châu Á cần xây dựng và thực hiện quan điểm an ninh khu vực mà các bên đều có thể chấp nhận, an ninh phải là an ninh chung, không thể vì an ninh của một nước nào đó mà làm cho nước khác không an ninh" (tuy nhiên thực tế không phải như vậy, chỉ cần nhìn vào tình hình Biển Đông, Biển Hoa Đông hiện nay cũng có thể nhận thấy rằng những gì TQ làm khác những gì TQ đang rêu rao tuyên bố-PV)
Tổng thống Nga - ông Putin cho rằng, Moscow nhất quán chủ trương xây dựng thể chế quan hệ giữa các nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương có thể ngăn chặn các thách thức an ninh hiện có, ngăn chặn xuất hiện các mối đe dọa mới. Trước đây, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nga nhấn mạnh, hai nước có lập trường gần gũi trong các vấn đề quốc tế, hai bên thỏa thuận sẽ phối hợp các biện pháp chính sách ngoại giao một cách chặt chẽ hơn.
Theo bài báo thì Trung Quốc và Nga đặc biệt coi trọng hợp tác lĩnh vực quân sự. Khi cùng ông Tập Cận Bình tham dự lễ khai mạc cuộc diễn tập liên hợp "Liên hợp trên biển-2014" giữa hải quân hai nước Trung-Nga, ông Putin cho biết, ông tin quan hệ đối tác chiến lược Nga-Trung sẽ tiếp tục tăng cường. Hợp tác quân sự hai nước hiện đang phát triển có hiệu quả rõ rệt.
Binh sĩ Nga trong phòng tác chiến (ảnh minh họa) |
Ông Tập Cận Bình trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên tham quan Trung tâm chỉ huy tác chiến của Bộ Quốc phòng Nga. Nga-Trung định kỳ tổ chức diễn tập liên hợp hải quân và diễn tập chống khủng bố, hải quân hai nước đã tiến hành hộ tống liên hợp cho tàu vận chuyển vũ khí hóa học Syria, đã tích lũy kinh nghiệm hiệp đồng trong điều kiện chiến đấu thực tế.
Theo bài báo, chủ tịch Tập đoàn chế tạo máy bay liên hợp Nga Pogosyan và chủ tịch hội đồng quản trị Công ty máy bay thương mại Trung Quốc Kim Tráng Long đã ký bản ghi nhớ hợp tác chương trình nghiên cứu chế tạo liên hợp máy bay chở khách thể tích lớn tầm xa thế hệ mới dưới sự chứng kiến của lãnh đạo hai nước. Theo chuyên gia thì loại máy bay này có thể nâng cấp thành máy bay vận tải quân sự.
Trước đây, trong 20 năm, Nga đã cung ứng rất nhiều vũ khí trang bị cho Trung Quốc, trong đó có máy bay chiến đấu Su-27 và công nghệ sản xuất có giấy phép của nó, hệ thống vũ khí phòng không Tor, Buk, Tunguska và hệ thống tên lửa phòng không S-300.
Nửa cuối thập niên 10 của thế kỷ 21, Trung Quốc đã trải qua cuộc cách mạng công nghệ, cho rằng đã có thể độc lập tự chủ bảo đảm nhu cầu trang bị của quân đội họ, nhưng vẫn chưa hoàn toàn từ bỏ nhập khẩu vũ khí. Năm 2009, Trung Quốc chiếm 9% tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí và trang bị quân sự của Nga, năm 2012 chiếm 12%.
Vị trí tên màn hình thủy tinh cỡ lớn (ảnh minh họa) |
Tổng biên tập tạp chí "Kho vũ khí Tổ quốc" Nga Murakhovsky cho rằng, một loạt cuộc gặp của lãnh đạo hai nước Trung Quốc, Nga đã củng cố hợp tác công nghiệp quân sự hai nước, hợp tác kỹ thuật quân sự song phương đã đạt mức chưa từng có.
Hiện nay, trong bối cảnh trừng phạt của phương Tây, Trung Quốc và Nga có thể phát triển chương trình kỹ thuật quân sự và kế hoạch vũ trụ chung, tiếp tục tăng cường hợp tác song phương. Ngoài chế tạo máy bay vận tải quân sự hạng nặng, Nga có thể đồng ý cung ứng máy bay chiến đấu Su-35S cho Trung Quốc, hai bên đã ký kết bản ghi nhớ sơ bộ về vấn đề này.
Lợi ích địa-chính trị và kinh tế của Trung Quốc và Nga hoàn toàn không đan xen với nhau, mà là bổ sung cho nhau. Phương hướng chính trị và quân sự chủ yếu của Trung Quốc không nhằm vào Nga, mà là tập trung trọng điểm vào các nước láng giềng phía nam và phía tây, trong đó có Nhật Bản và Hàn Quốc, nhìn về lâu dài, Trung Quốc có thể sẽ tranh đoạt ưu thế trên biển với Mỹ.
Được biết, một khi Trung-Nga ký hợp đồng cung ứng máy bay chiến đấu Su-35, loại máy bay này sẽ lắp động cơ 117S mới nhất. Hiện nay, động cơ này chỉ sử dụng cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của quân đội Nga.
Nhân viên quân đội Nga đang làm việc trong phòng tác chiến (ảnh minh họa) |
Trước đây từng có tin cho biết, lãnh đạo Trung Quốc và Nga quyết định năm tới sẽ tổ chức diễn tập để kỷ niệm tròn 70 năm chiến thắng Chiến tranh thế giới thứ hai. Cựu cục trưởng Cục điều ước quốc tế Bộ Quốc phòng Nga, trung tướng Burzynski cho rằng, cuộc diễn tập này có thể sẽ tổ chức trên đất liền.
Chủ nhiệm Trung tâm phân tích thương mại vũ khí Nga Korotchenko cho rằng, Trung Quốc tham gia cuộc diễn tập này tiếp tục cho thấy, hai nước Trung Quốc và Nga đang có mục tiêu chung, diễn tập quân sự liên hợp sẽ có thể hạn chế vai trò ảnh hưởng của Mỹ, buộc Mỹ chơi bài theo quy tắc trò chơi tương đồng với các nước có nền văn minh khác, tạo ra trở ngại trên con đường mở rộng ảnh hưởng của Mỹ.
Phó viện trưởng thứ nhất Học viện Địa-chính trị Nga Sivkov cho rằng, mối quan tâm của Trung Quốc đối với Nga tương đối rộng, hoàn toàn không giới hạn ở hệ thống vũ khí. Trung Quốc cần tài nguyên của Nga, trước hết là năng lượng. Trung Quốc phát triển rất nhanh, cần có nguồn tài nguyên để bảo đảm, vì vậy muốn phát triển quan hệ hữu nghị với Nga.
Tính toán phạm vi |
Trung Quốc không chỉ quan tâm đến dự trữ tài nguyên phong phú ở Siberia, mà còn có ý định phát triển các hợp tác khác. Nga cũng có sức hút đối với Trung Quốc trên phương diện quá cảnh địa lý, mạng lưới đường sắt của Nga là con đường ngắn nhất cho hàng hóa Trung Quốc đi sang châu Âu.
Ngoài ra, Nga còn là thị trường lớn có bảo đảm trên lĩnh vực tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, điều quan trọng hơn là thúc đẩy Nga ngăn chặn thực lực tên lửa hạt nhân của Mỹ, bởi vì Trung Quốc không có khả năng tiến hành ngăn chặn hạt nhân đối với Mỹ.
Sivkov cho rằng, nhìn vào góc độ quân sự, Trung Quốc có ý định có được công nghệ từ Nga mà bản thân họ tạm thời thiếu hoặc chưa đủ tiên tiến, nhằm bù đắp chỗ trống, trước hết là công nghệ chế tạo máy bay, nhất là động cơ hàng không, và thiết bị điện tử hàng không, hệ thống vũ khí tên lửa trên không như tên lửa không đối không, không đối đất. Trung Quốc tạm thời rất yếu về trình độ công nghệ trên những lĩnh vực này.
Trung Quốc còn hy vọng có được các hệ thống phòng không, trước hết là hệ thống tên lửa phòng không đa năng S-300 và S-400 mới nhất cùng với hệ thống phòng không tầm gần hợp nhất pháo-tên lửa.
Ngoài ra, Trung Quốc còn muốn có được công nghệ sản xuất tên lửa tấn công trên biển, nhất là tên lửa hành trình siêu âm Caliber và tên lửa hành trình trên mặt đất, trên không KH-101. Trung Quốc cũng quan tâm đến công nghệ sản xuất tàu ngầm, trước hết là công nghệ có thể làm giảm mức tiếng ồn.
Nhân viên quân đội Nga đang làm việc trong phòng tác chiến (ảnh minh họa) |
Chủ nghiệm khoa kinh tế thế giới và chính trị quốc tế, Đại học kinh tế cao cấp Nga Karaganov cho rằng, quan hệ Trung-Nga sẽ đón một giai đoạn phát triển tích cực quan trọng.
Rõ ràng, một loạt thỏa thuận hợp tác sẽ làm cho quan hệ này nâng lên tầm cao mới. Điều quan trọng nhất là nhanh chóng mở rộng quan hệ kinh tế song phương, trước đây quan hệ kinh tế Trung-Nga lạc hậu nghiêm trọng so với quan hệ chính trị, nhất là về đầu tư vào nhau.
Hiện nay, Moscow hoàn toàn không phải chuyển phương hướng chiến lược từ phương Tây sang phương Đông, mà là tìm kiếm thị trường mới. Nga không muốn mất đi phương Tây, nhưng cũng không thể quá lệ thuộc vào hạ tầng cơ sở do phương Tây kiểm soát.
Trung Quốc phát triển với tốc độ rất nhanh, hơn nữa Trung Quốc đã sớm đứng ở vị trí đi trước trên phương diện xuất khẩu công nghệ mới, vì vậy nếu hợp tác với Trung Quốc, Nga sẽ có được cơ hội mà trước đây không thể có được từ phương Tây sau một loạt những biến cố vừa qua tại Đông Âu.
Máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Không quân Trung Quốc, mua của Nga |