Cựu Tổng thống Philippines Fidel V. Ramos |
Fidel V. Ramos, cựu Tổng thống Philippines ngày 22/9 có bài phân tích trên tờ Korea Herald nhận định, trong những tháng gần đây tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông và Biển Hoa Đông liên tục leo thang với yêu sách "ngông cuồng" của Trung Quốc đã làm suy yếu an ninh khu vực, cản trở đầu tư và gây ra một cuộc chạy đua vũ trang ngầm giữa Trung Quốc và Mỹ trong khu vực. Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden gần đây đã cho thấy rõ các nguồn lực và sự chú ý của Mỹ đang tập trung vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương là nhằm mục đích chủ yếu để tăng cường an ninh và ổn định, giúp quản lý các tranh chấp một cách hòa bình. Sự tham gia ngày càng sâu của Mỹ vào châu Á đã củng cố những nỗ lực của ASEAN để tiến tới hình thành một cộng đồng ngoại viao và kinh tế chính thức giống như Liên minh châu Âu EU. Cộng đồng ASEAN mà các nhà lãnh đạo khu vực hy vọng sẽ hình thành vào năm 2015 sẽ là một "buổi hòa nhạc" của các quốc gia liên kết với nhau bởi một cam kết chia sẻ để phát triển bền vững, hướng ngoại, hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Sự theo đuổi của ASEAN là hội nhập sâu hơn trong xu hướng toàn cầu sử dụng các nhóm hợp tác khu vực để đạt được quy mô, thị trường mở rộng của nền kinh tế ngay trên sân nhà. Đồng thời nó cũng phản ánh sự lo lắng ngày càng tăng xuất phát từ sự hung hăng của Trung Quốc đối với các nước láng giềng. Trung Quốc có tham vọng thay đổi cấu trúc an ninh quốc tế cũng như cục diện hệ thống kinh tế Mỹ đã xây dựng sau Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Hoạt động bành trướng sức mạnh quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông gây ra "mối lo ngại chính đáng" trong khu vực. |
Khi sức mạnh của Trung Quốc phát triển, Mỹ đang ngày càng khó khăn hơn để duy trì một sự cân bằng quyền lực trong khu vực có lợi cho mình. Kết quả là, tăng gánh nặng chia sẻ giữa các nước châu Á - Thái BÌnh Dương là cần thiết để đương đầu với các mối đe dọa chung như chủ nghĩa khủng bố xuyên biên giới, bệnh dịch, biến đổi khí hậu, môi trường ô nhiễm, buôn bán người, ma túy và vũ khí. Các nhà lãnh đạo trong khu vực nhận ra nhu cầu này. Chi tiêu quốc phòng đang ngày càng tăng, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản gần đây đã đưa ra các tàu chiến chủ lực mới và tăng cường hợp tác quân sự. Philippines không chỉ đối mới quan hệ quốc phòng với Mỹ mà còn tăng cường các liên kết mới với Nhật Bản. Tuy nhiên những động thãi thực tế trên không nên xem như bằng chứng cho thấy châu Á đang ở trên bờ vực của một cuộc xung đột bạo lực. Bất chấp những lo ngại chính đáng về sự leo thang quân sự trên Biển Đông, người dân Đông Nam Á vẫn lạc quan rằng một giải pháp ngoại giao hòa ibnhf sẽ đạt được, và rồi sớm muộn Trung Quốc sẽ phải thực hiện cam kết của họ để đưa ra bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông COC. Khuynh hướng rõ ràng của các lãnh đạo mới ở Trung Quốc làm việc trong một hệ thống dựa trên luật lệ toàn cầu củng cố niềm hy vọng này, Fidel V. Ramos nhấn mạnh. Hơn nữa, theo ông sự theo đuổi hội nhập hơn nữa của ASEAN phải chỉ bắt nguồn từ mối quan tâm đến sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc khu vực và toàn cầu. Mối đe dọa lâu dài để ổn định nội bộ, bao gồm cả những bất bình đẳng sâu sắc về kinh tế, xung đột sắc tộc và tôn giáo, và trong một số trường hợp là nhu cầu về quyền tự chủ lãnh thổ vẫn còn gay gắt. Nhưng cũng giống như của cải được tạo ra bởi hội nhập châu Âu đã giúp hòa giải những chia rẽ lịch sử, một cộng đồng kinh tế chính thống ở Đông Nam Á có thể cung cấp sự năng động cần thiết để giải quyết những tranh chấp sâu xa một cách hiệu quả.
Việc xây dựng Cộng đồng ASEAN sẽ mang lại lợi ích chung cho toàn khu vực. |
Sự thành công sẽ phụ thuộc vào việc các nước ASEAN thực hiện cải cách quan trọng để kích thích tăng trưởng GDP, khuyến khích thành lập các doanh nghiệp cạnh tranh và năng động, tạo điều kiện cho dòng chảy thương mại lớn hơn và tạo thêm việc làm, tháo dỡ các rào cản làm tăng chi phí, hạn chế cản trở đầu tư mới. Trong quá trình này các nhà lãnh đạo ASEAN cần phải ghi nhớ một bài học quan trọng của EU, các thỏa thuận cấp cao mà thiếu sự đồng thuận của những người dân thường có hiệu quả và tuổi thọ rất hạn chế. Công dân các nước thành viên ASEAN phải coi nhiệm vụ của khối như là của riêng họ. Vì vậy để xây dựng Cộng đồng ASEAN, hoạch định chính sách phải đảm bảo rằng nó sẽ thực sự cải thiện đời sống của người dân bằng cách cùng cấp các hệ thống hiệu quả hơn trong chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, giáo dục tốt hơn và có nhiều cơ hội việc làm, thu nhập cao hơn. Hơn nữa, các nhà lãnh đạo ASEAN phải xây dựng tổ chức một cách bền vững, đại diện lợi ích cho các nước thành viên và cộng đồng. Hiện tại ASEAN còn thiếu hụt cơ chế ban hành các quyết định chung trong các tình huống khủng hoảng, điển hình của sự thiếu hụt này là COC. Ban thư ký ASEAN còn thiếu thẩm quyền và nguồn lực để thực hiện chức năng quan trọng của nó, trong đó có xây dựng chính sách, thực hiện phối hợp, theo dõi việc tuân thủ và giải quyết tranh chấp. Nỗ lực của Mỹ để tăng cường sự ổn định trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương được chào đón nhưng không đủ để bù đắp sự gia tăng bấp bênh chiến lược và kinh tế. Chỉ bằng cách xây dựng một Cộng đồng ASEAN năng động, thống nhất hơn mới đảm bảo một tương lai thịnh vượng, ổn định và bền vững cho khu vực.
- "Cam Ranh và Subic cũng khó ngăn nổi Trung Quốc bành trướng Biển Đông"
- Cựu BTQP Mỹ chất vấn về đường lưỡi bò, Vương Nghị nói sẽ kiểm tra lại
- Học giả Mỹ: Nga-Việt tăng cường hợp tác ở Biển Đông, Bắc Kinh bất mãn
- "Nhật-Mỹ-ASEAN phải chung tay chống bành trướng của TQ ở Biển Đông"
- Thiếu tướng Syria đào thoát: 3 lần được lệnh dùng vũ khí hóa học
- Video: Giao tranh dữ dội ở miền Bắc Syria
- Phe Assad kêu gọi ngừng bắn, không bên nào đủ mạnh để thắng phe kia
- Putin: Không chắc chắn 100% Assad sẽ tuân thủ thỏa thuận
- Trung Quốc "can thiệp có chọn lọc" các vấn đề quốc tế
- Thỏa thuận Mỹ - Nga là "cái tát" với phe đối lập Syria
Hồng Thủy