Bởi theo Bác, đoàn kết là lực lượng vô địch để khắc phục mọi khó khăn, là vấn đề sống còn, quyết định thành công của cách mạng.
Với nhãn quan chính trị sắc bén và tinh thần nhân văn cao cả, suốt cả cuộc đời, Bác Hồ đã không ngừng xây dựng, hoàn thiện một hệ thống quan điểm về đại đoàn kết dân tộc, tích cực truyền bá tư tưởng đoàn kết trong toàn Đảng và các cấp chính quyền, trong các tầng lớp nhân dân, kể cả đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc.
Trong cuộc Tổng tuyển đầu tiên bầu Quốc hội khoá I, để mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng bộ Việt Minh quyết định mời tất cả những người ngoài Mặt trận Việt Minh cùng đứng chung danh sách ứng cử. Hành động này chứng tỏ Chính phủ và Việt Minh luôn luôn tôn trọng quyền tự do dân chủ của nhân dân, tôn trọng người tài năng, đoàn kết mọi lực lượng yêu nước, thiện tâm thiên chí vì quyền lợi tối cao của dân tộc. Và cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên ở Việt Nam đã hoàn toàn thắng lợi. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các thành viên của Chính phủ tuyên thệ nhậm chức tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I (2/3/1946). Ảnh: Tư liệu/TTXVN |
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu dự Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I tại Nhà hát Lớn Hà Nội, ngày 2/3/1946. Ảnh: Tư liệu/TTXVN |
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội khoá I, kỳ họp thứ hai (28/10 - 9/11/1946) bầu ra. Ảnh: Tư liệu TTXVN |
Tin tưởng vào trí tuệ và sức mạnh to lớn của nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết, không ai chiến thắng được. Trong ảnh: Bác Hồ với các đại biểu về dự Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc họp tại Việt Bắc, từ ngày 1 - 6/5/1952. Ảnh: Tư liệu TTXVN |
Sau chiến tranh, việc tập hợp sức mạnh và tiếng nói chung của đồng bào cả nước trên mặt trận thống nhất để kiến thiết và xây dựng đất nước luôn được chú trọng. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm xã viên Hợp tác xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đang gặt lúa mùa (1954). Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát |
Đối với các thành phần tôn giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất tôn trọng tự do tín ngưỡng của đồng bào vì đó điều thiêng liêng trong sâu thẳm tâm linh mỗi con người, là quyền lợi chính đáng cần được bảo vệ. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu dự Hội nghị công giáo toàn quốc (9/3/1955). Ảnh: Tư liệu TTXVN |
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm, phát huy sức mạnh dân tộc và xác định đây là chủ trương xuyên suốt, nhất quán, làm nên sức mạnh nội sinh để chiến thắng. Trong ảnh: Bác Hồ tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cứu quốc 1956 tại Hà Nội. Ảnh: Tư liệu TTXVN |
Hồ Chí Minh luôn nêu cao tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu Hội Phật giáo Việt Nam, ngày 03/01/1957. Ảnh: Tư liệu TTXVN |
Bác Hồ khẳng định, để đánh bại các thế lực đế quốc, thực dân giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, nếu chỉ có tinh thần yêu nước thôi là chưa đủ, cách mạng muốn thành công và “thành công đến nơi," phải tập hợp tất cả các lực lượng, xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền vững. Trong ảnh: Hồ Chủ tịch nói chuyện thân mật với các Anh hùng, Chiến sĩ thi đua ngành nông nghiệp về dự Đại hội liên hoan Anh hùng chiến sĩ thi đua ngành nông nghiệp và đổi công toàn quốc (23/05/1957) trong giờ nghỉ. Ảnh: Tư liệu TTXVN |
Trong hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc là tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu dự Đại hội liên hoan Anh hùng, Chiến sĩ thi đua Công-Nông-Binh toàn quốc lần thứ II tại Hà Nội (7/7/1958). Ảnh: Tư liệu TTXVN |
Để phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân và nhân nguồn sức mạnh đó lên, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc giác ngộ, tập hợp nhân dân vào hàng ngũ cách mạng, bổ sung và phát huy vai trò của họ, làm cho họ trở thành một động lực cách mạng quan trọng. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng quà cho cụ già người dân tộc thiểu số gần khu mỏ Apatit, tỉnh Lào Cai, ngày 23/9/1958. Ảnh: Tư liệu/TTXVN |
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho kiều bào sự quan tâm đặc biệt. Kiều bào - những người con yêu của dân tộc đang phải sống xa quê hương, đất nước đều là con Hồng cháu Lạc, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Trong ảnh: Ngày 10/1/1960, Bác Hồ ra tận bến cảng Sáu Kho (Hải Phòng) để đón chuyến tàu đầu tiên chở 922 kiều bào từ Thái Lan trở về tham gia công cuộc kháng chiến, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát |
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cơ bản, nhất quán, lâu dài, là vấn đề sống còn, quyết định thành công của cách mạng. Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng nhằm hình thành và phát triển sức mạnh to lớn của toàn dân trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù của dân tộc, của nhân dân. Trong ảnh: Bác Hồ với các cháu thiếu nhi vùng cao Việt Bắc (1960). Ảnh: Tư liệu TTXVN |
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm, phát huy sức mạnh dân tộc và xác định đây là chủ trương xuyên suốt, nhất quán, làm nên sức mạnh nội sinh để chiến thắng. Trong ảnh: Nhân dân bản Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng vui mừng chào đón Bác Hồ về thăm, ngày 20/2/1961. Ảnh: Tư liệu TTXVN |
Để phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân và nhân nguồn sức mạnh đó lên, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân. Trong ảnh: Bác Hồ nói chuyện với công nhân Nhà máy cơ khí Duyên Hải (Hải Phòng), ngày 16/3/1961. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát |
Để phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân và nhân nguồn sức mạnh đó lên, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc giác ngộ, tập hợp nhân dân vào hàng ngũ cách mạng, bổ sung và phát huy vai trò của họ, làm cho họ trở thành một động lực cách mạng quan trọng. Trong ảnh: Bác Hồ với Nghệ sĩ nhân dân Trà Giang tại Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ 3, năm 1962. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát |
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Lịch sử trong những năm qua đã tỏ rõ lực lượng đoàn kết của nhân dân là vô địch. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lần đầu tiên ra thăm miền Bắc (20/10/1962). Ảnh: Tư liệu TTXVN |
Hồ Chí Minh chỉ ra lực lượng của khối đại đoàn kết dân tộc là toàn dân trong đó lấy liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng. Trong ảnh: Thăm bệnh xá Vân Đình, tỉnh Hà Tây, Người căn dặn cán bộ bệnh xá thực hiện “Lương y như từ mẫu” (20/4/1963). Ảnh: Tư liệu TTXVN |
Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong một mặt trận thống nhất chính là để tập hợp và lãnh đạo quần chúng nhân dân thành một khối thống nhất về ý chí và hành động, tạo nên sức mạnh trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì tự do và hạnh phúc của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng đoàn đại biểu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam trong vườn xoài ở Phủ Chủ tịch (15/11/1965). Ảnh: Tư liệu TTXVN |
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc đã, đang tiếp tục được Đảng và nhân dân ta phát huy cao độ trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập hiện nay với mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, giàu mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân thôn Thượng Điện, xã Vinh Quang, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, chiều 15/11/2017. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN |
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc các buôn, thôn của xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, ngày 11/11/2018. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng đồng bào dân tộc thôn Tân Thành, xã Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, chiều 19/11/2017. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tặng quà người nhân dân thôn Nam Ô Trình tại Ngày hội Đoàn kết toàn dân tộc của thôn Nam Ô Trình, xã Thụy Trình, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, ngày 17/11/2018. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN |
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn dự khai mạc các hoạt động trong sự kiện Tuần Đại đoàn kết - Di sản văn hoá Việt Nam năm 2017 và Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Hà Nội), ngày 18/11/2017. Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN |
Theo TTXVN