Người dân không đồng tình với QĐ cưỡng chế di dời. Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được đơn kiến nghị khẩn cấp của gia đình ông Hoàng Lê Trường và ông Trần Văn Thông (94 tuổi, ở phòng 210-D2 tập thể Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội) về việc gia đình ông nhận được thông báo ngày 26/10/2012 chính quyền sẽ tiến hành cưỡng chế di dời gia đình ông để bàn giao mặt bằng cho Dự án cải tạo khu tập thể Giảng Võ của UBND quận Ba Đình.
Ông Trần Hòa Bình, con trai của của ông Thông và ông Hoàng Lê Trường và nhiều người dân ở khu nhà D2 Giảng Võ không đồng tình với quyết định cưỡng chế di dời của UBND quận Ba Đình. |
Trong khi từ ngày có Dự án tới nay gia đình ông chỉ có mong muốn được bán lại căn hộ cho chủ đầu tư (Liên danh Công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhà Gia Bảo và Công ty Cổ phần Sông đà Thăng Long) theo quy định của pháp luật chứ không có nhu cầu tái định cư tại chỗ sau khi cải tạo xong. Trong đơn gửi tới tòa soạn, ông Trường trình bày, gia đình tôi khẳng định chủ sở hữu căn hộ P423 ở nhà D2, theo quy định hiện hành có quyết định bán căn hộ cho chủ đầu tư nếu không có nhu cầu tái định cứ. Theo Nghị quyết số 34/2007/NQ-CP ngày 3/7/2007 của Chính Phủ và Quyết định số 48/2008/QĐ-UBND ngày 28/7/2008 của UBND TP. Hà Nội đều nêu rõ: “Trường hợp chủ sở hữu căn hộ không có nhu cầu tái định cư tại chỗ sau khi dự án hoàn thành thì được phép bán căn hộ của mình cho chủ đầu tư theo giá thỏa thuận trước khi thực hiện việc phá dỡ chung cư cũ”. Trong cuộc họp ngày 2/8/2012, mặc dù Chủ tịch UBND quận Ba Đình yêu cầu chủ đầu tư phải gặp gỡ các hộ dân còn lại tại chung cư D2 (12 hộ chưa di dời) để thỏa thuận, cuộc gặp phải có biên bản, nhưng đến nay chủ đầu tư vẫn không thực hiện, gia đình ông Thông cũng chưa được ký biên bản nào với chủ đầu tư. Thế nhưng, tới ngày 16/10/2012, tổ công tác của phường Giảng Võ (quận Ba Đình) cùng các ban ngành và chủ đầu tư đã tiến hành “giao thông báo” của UBND quận Ba Đình về việc áp dụng biện pháp hành chính cưỡng chế di dời sang nơi tạm cư đối với gia đình ông Thông. Đặc biệt hơn, trong bản thông báo trên (số 2254/TB-UBND) có ghi rõ UBND quận, Hội đồng bồi thường đã nhiều lần tổ chức tiếp, tuyên truyền, vận động, thuyết phục… để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng, nhưng gia đình không chấp thuận. “Phi lý ở chỗ, chúng tôi không có nhu cầu tái định cư tại chỗ, nhưng lại bị “tuyên truyền, vận động, thuyết phục…” ký hợp đồng với chủ đầu tư để tái định cư tại chỗ”, ông Trường chỉ rõ sự phi lý trong quyết định cưỡng chế của chính quyền. Cũng theo ông Trường, quyết định không tái định cư tại chỗ của chúng tôi là hợp pháp, nhưng chúng tôi lại bị buộc tái định cư một cách vô lý. “Vì vậy, gia đình tôi không đồng tình với quyết định cưỡng chế sai trái của các cấp chính quyền và chủ đầu tư. Chúng tôi kiến nghị khẩn cấp Đảng ủy quận Ba Đình dừng việc cưỡng chế bàn giao mặt bằng đối với căn hộ 210-D2 Giảng Võ. Yếu cầu chủ đầu tư phải đàm phán thỏa thuận mua bán, có văn bản xác nhận cụ thể.”, ông Trường cho biết.Chính quyền nên tìm ra giải pháp tháo gỡ. Trường hợp này, Luật sư Bùi Quang Hưng, Trưởng Văn phòng Luật sư Bùi Quang Hưng và Cộng sự cho rằng: “Nếu doanh nghiệp xin nợ tiền mua nhà 2 tháng cũng được, nhưng UBND quận Đống Đa nên đứng ra bảo lãnh cho hợp đồng ký kết và nghiêm túc thực hiện hợp đồng đó. Đảm bảo người dân nhận được tiền của mình đúng cam kết.
Vấn đề giờ là, chính quyền đứng ra cưỡng chế, thì có dám đứng ra bảo lãnh chắc chắn là người dân sẽ nhận được tiền của mình không? Hay là đẩy người dân ra khỏi nhà rồi 5-7 năm sau người dân vẫn chưa nhận được tài sản của mình? Người dân chỉ sợ thế. Nhà nước có thể đứng ra bảo lãnh, sau hai tháng không trả được, thì các tháng tiếp theo nếu chủ đầu tư nợ sẽ trả lãi suất cho dân. Nếu 6 tháng sau doanh nghiệp không trả tiền thì nhà nước xuất quỹ ra trả cho dân, sau đấy đòi lại của doanh nghiệp. Đất là của nhà nước, nếu doanh nghiệp không thực hiện thì có quyền lấy lại và giao cho doanh nghiệp khác. Việc này làm rất dễ, nhưng vấn đề là nhà nước có làm hay không? Vì đây là dự án nhà nước đứng ra cưỡng chế thì nhà nước phải có trách nhiệm, anh lấy đất của người dân để đưa cho doanh nghiệp thì nhà nước phải đảm bảo để người dân lấy lại được tài sản của mình”. Được biết gia đình ông Trường và gia đình ông Thông là gia đình cánh mạng tiêu biểu, ông cũng là lão thành cách mạng với 65 năm tuổi Đảng, Huân chương Lao động hạng Nhất. Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, gia đình ông đã có 4 liệt sĩ, nhà nước đã phong tặng cho hai em ruột ông Thông là Mẹ Việt Nam anh hùng. Hiện tại nhà 210-D2 Giảng Võ cũng là nơi ông Thông thờ cúng Mẹ Việt Nam anh Hùng - Trần Thị Huệ Nương. Ông Trường cho biết: “Căn hộ này là tài sản duy nhất của cuộc đời tôi, ước vọng cuối cùng của tôi là nếu tôi có qua đời cũng phải qua đời trên chính ngôi nhà của mình, đó là điều kiện tiên quyết, không thể mất tại nhà thuê hay tái định cư được”. “Tôi chỉ mong muốn được gặp gỡ, thỏa thuận với chủ đầu tư để bán lại căn hộ, sớm ổn định cuộc sống”, ông Trường hy vọng.
ảnh minh họa (nguồn Internet) |
Chiều 23/10, phóng viên đã liên hệ với ông Trần Mạnh Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà Gia Bảo, ông Thắng lại cho rằng: “Giá chúng tôi đưa ra căn cứ theo giá thị trường, trong khi các hộ dân họ đưa ra giá cao quá không ai mua được, thị trường lại đang giảm như thế”.
Ông Thắng dẫn chứng, hiện nay giá bán các căn chung cư tại khu Giảng Võ là khoảng 50 triệu đồng/m2, chủ đầu tư trả cho các hộ ở nhà D2 là khoảng 60 triệu đồng/m2, còn các hộ dân yêu cầu khoảng 100 triệu/m2.
“Còn với giá bán của các căn hộ dự án sẽ xây lên trên nền đất cũ cũng chỉ khoảng 30 triệu đồng/m2, với căn 100m2 cũng chỉ 3 tỷ. Với bình quân căn hộ tại D2 hiện nay là khoảng 30m2, chúng tôi đưa ra giá là 60 triệu đồng/m2, như vậy là khoảng 1,8 tỷ đồng/căn. Vướng mắc chính chỉ là giá quá cao”, ông Thắng khẳng định.
Ông Thắng dẫn chứng, hiện nay giá bán các căn chung cư tại khu Giảng Võ là khoảng 50 triệu đồng/m2, chủ đầu tư trả cho các hộ ở nhà D2 là khoảng 60 triệu đồng/m2, còn các hộ dân yêu cầu khoảng 100 triệu/m2.
“Còn với giá bán của các căn hộ dự án sẽ xây lên trên nền đất cũ cũng chỉ khoảng 30 triệu đồng/m2, với căn 100m2 cũng chỉ 3 tỷ. Với bình quân căn hộ tại D2 hiện nay là khoảng 30m2, chúng tôi đưa ra giá là 60 triệu đồng/m2, như vậy là khoảng 1,8 tỷ đồng/căn. Vướng mắc chính chỉ là giá quá cao”, ông Thắng khẳng định.
- Theo Mục II, Điều 5, Điểm c Nghị quyết số 34/2007/NQ-CP ngày 3/7/2007 của Chính Phủ về một số giải pháp để thực hiện cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp có quy định:
“Trường hợp chủ sở hữu căn hộ không có nhu cầu tái định cư tại chỗ sau khi dự án hoàn thành thì được phép bán căn hộ của mình cho chủ đầu tư theo giá thỏa thuận trước khi thực hiện việc phá dỡ chung cư cũ”.
- Theo Chương 2, Điều 7, Điểm 3 Quy chế cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp trên địa bàn TP. Hà Nội, được ban hành kèm theo Quyết định số 48/2008/QĐ-UBND ngày 28/7/2008 của UBND TP. Hà Nội quy định:
“Các hộ gia đình không có nhu cầu tái định cư được chủ đầu tư thanh toán theo giá kinh doanh căn hộ tái định cư được bố trí ở dự án, tại thời điểm thực hiện việc mua bán”.
“Trường hợp chủ sở hữu căn hộ không có nhu cầu tái định cư tại chỗ sau khi dự án hoàn thành thì được phép bán căn hộ của mình cho chủ đầu tư theo giá thỏa thuận trước khi thực hiện việc phá dỡ chung cư cũ”.
- Theo Chương 2, Điều 7, Điểm 3 Quy chế cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp trên địa bàn TP. Hà Nội, được ban hành kèm theo Quyết định số 48/2008/QĐ-UBND ngày 28/7/2008 của UBND TP. Hà Nội quy định:
“Các hộ gia đình không có nhu cầu tái định cư được chủ đầu tư thanh toán theo giá kinh doanh căn hộ tái định cư được bố trí ở dự án, tại thời điểm thực hiện việc mua bán”.
Nhóm phóng viên