Việc phát triển và sản xuất loại vũ này là một trong các ưu tiên của ngành công nghiệp quốc phòng Iran để có thể đối phó với các xe tăng, xe bọc thép của đối phương. Đầu tiên, chúng ta hãy điểm danh các loại tên lửa chống tăng hiện đang được biên chế trong quân đội nước này.
Hệ thống tên lửa chống tăng Dehlavieh
Đây là hệ thống tên lửa chống tăng mới nhất và hiện đại nhất của Iran bắt đầu được sản xuất trong mùa hè năm 2012. Dehlavieh do tập đoàn Ya Mahdi thuộc ngành công nghiệp hàng không vũ trụ Iran nghiên cứu chế tạo và được cho là dựa trên hệ thống tên lửa chống tăng Kornet-E của Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Iran Ahmad Vahidi và hệ thống tên lửa chống tăng Delavieh |
Do mới được chế tạo nên những đặc điểm cũng như tính năng kỹ thuật của Dehlavieh ít được biết đến, tuy nhiên có báo cáo nói rằng hệ thống này được thiết kế được thiết kế để phá hủy các loại xe tăng trang bị giáp phản ứng nổ. Dehlavieh có thể tấn công các mục tiêu cố định trên mặt đất lẫn mục tiêu di động.
Tên lửa dẫn đường chống tăng của tổ hợp tên lửa Dehlavieh |
Hệ thống tên lửa chống tăng Konkyrs- M/Tosan
Một trong những hợp đồng vũ khí giữa Nga và Iran đầu những năm 1990 đó là hợp đồng cung cấp các tổ hợp tên lửa chống tăng Konkyrs- M/Tosan, và giấy phép sản xuất các tên lửa chống tăng dẫn đường 9M113M với đầu đạn nối tiếp, được gọi là Tosan ở Iran.
Tổ hợp Konkyrs- M đầu tiên được lắp đặt trên khung gầm xe bọc thép BMP-2 và sau đó chúng đã được trang bị trên các xe Safir của Iran.
BMP-2-M với tổ hợp tên lửa Konkyrs- M/Tosan |
Safir với tổ hợp tên lửa Konkyrs- M/Tosan trong một cuộc diễu hành ở Tehran |
Lắp đặt tên lửa 9P135M cho tổ hợp tên lửa chống tăng Tosan |
Cho đến nay, đây là một trong những hệ thống chống tên lửa được sử dụng phổ biến nhất trong các lực lượng vũ trang Iran, có lẽ chỉ đứng sau hệ thống chống tăng TOW/Toophan.
Hệ thống tên lửa chống tăng Tosan khai hỏa |
Tên lửa của tổ hợp Tosan |
Đặc điểm kỹ thuật của tổ hợp tên lửa chống tăng Tosan:
Hệ thống tên lửa chống tăng cầm tay
Hệ thống điều khiển vô tuyến bán tự động
Sử dụng đầu đạn nối tiếp có trọng lượng: 3,2 kg.
Cỡ nòng: 135 mm
Tầm bắn: 70 đến 4.000 m vào ban ngày và lên đến 2.500 mét vào ban đêm (bằng cách sử dụng kính ngắm ảnh nhiệt)
Tốc độ bắn: 2-3 phát/ phút
Tên lửa chống tăng BGM-71TOW và Toophan
Đây có lẽ là tổ hợp tên lửa chống tăng được sử dụng phổ biến nhất trong các lực lượng vũ trang Iran. Trên thực tế, BGM-71TOW là loại tên lủa chống tăng của Mỹ và bản sao của nó ở Iran là biến thể cải tiến Toophan.
Theo một số nguồn tin, vào những năm 1970, Iran đã nhận được hàng trăm tên lửa chống tăng dẫn đường BGM-71A TOW từ Mỹ. Nó là loại tên lửa chống tăng được sử dụng chủ yếu trong cuộc chiến tanh 8 năm với Iraq (1980 - 1988).
Tên lửa TOW BGM-71 được gắn trên mọt xe Toyota (Ảnh: Cuộc chiến tranh Iran-Iraq) |
Tên lửa được phóng đi từ tổ hợp tên lửa chống tăng TOW BGM-71 được gắn trên một xe Toyota (Ảnh: Cuộc chiến tranh Iran-Iraq) |
Xe bọc thép M113 của lực lượng vũ trang Iran được trang bị BGM-71 TOW. (Ảnh: Cuộc chiến tranh Iran-Iraq) |
Tên lửa Toophan của Iran trong đầu những năm 2000 |
Tổ hợp tên lủa chống tăng Toophan có thể được lắp đặt trên nhiều loại khung gầm xe hạng nhẹ khác nhau như xe jeep, xe bọc thép, vv.
Toophan/TOW trên xe Safir của Iran |
Tổ hợp tên lửa Toophan được gắn trên xe bọc thép. |
Trực thăng AH-1J của quân đội Iran trang bị tên lửa Toophan trong một cuộc diễn tập năm 2006. |
Tên lửa chống tăng dẫn đường Toophan (bên phải) và Toophan-2 (bên trái) tại một triển lãm ở Tehran |
Tên lửa chống tăng dẫn đường Toophan và Toophan-2 tại một triển lãm ở Tehran |
Đặc điểm kỹ thuật của tên lửa Toophan:
Tên lửa chống tăng cầm tay
Hệ thống điều khiển vô tuyến bán tự động
Đầu đạn: thông thường
Trọng lượng đầu đạn: 3,6 kg.
Cớ nòng: 150 mm
Tầm bắn: từ 70 đến 3.850 mét vào ban ngày và lên đến 2.500 mét vào ban đêm.
Tốc độ bắn: 2-3 phát/phút
Đặc điểm kỹ thuật của tên lửa Toophan-2:
Tên lửa chống tăng cầm tay
Hệ thống điều khiển vô tuyến bán tự động
Đầu đạn: nối tiếp
Trọng lượng đầu đạn: 4,1 kg.
Cỡ nòng: 150 mm
Tầm bắn: từ 70 đến 3.850 mét vào ban ngày và lên đến 2.500 mét vào ban đêm.
Tốc độ bắn: 2-3 phát/ phút
Trong tháng 2 năm 2010, Iran đã trình bày một biến thể hiện đại hóa của tên lửa chống tăng Toophan với loại tên lửa mới Toophan-5 với hệ thống điều khiển bằng laser.
Biến thể cải tiến của tổ hợp tên lửa chống tăng Toophan |
Tên lửa dẫn đường Toophan-5 với đầu đạn nối tiếp |
Hệ thống tên lửa chống tăng Malyutk/HJ-73/Raad
Hệ thống tên lửa chống tăng Raad của Iran là một biến thể của hệ thống tên lửa chống tăng của Liên Xô Malyutk và HJ-73 của Trung Quốc. Tổ hợp tên lửa chống tăng Malyutk của Liên Xô có rất nhiều biến thể ở nước ngoài và khá phổ biến trên thế giới.
Những tổ hợp tên lửa Malyutk đầu tiên mà Iran nhận được được trang bị trên xe bọc thép BMP-1. Sau đó, Iran tiếp tục nhận được những lô hàng lớn các tên lửa chống tăng HJ-73 của Trung Quốc trong chiến tranh với Iraq những năm 1980.
Binh lính Iran với tổ hợp tên lửa chống tăng Malyutk/HQ-73. (Ảnh: Cuộc chiến tranh Iran-Iraq) |
Cuối những năm 1980 đầu năm 1990, Iran đã bắt đầu sản xuất các tổ hợp tên lửa chống tăng Malyutk/HQ-73 với tên gọi Raad, và sau đó tiếp tục nâng cấp nó lên thành biến thể I-Raad với hệ thống điều khiển bán tự động tương tự như các biến thể mới nhất HJ-73C của Trung Quốc.
Iran cũng đã được tiến hành sản xuất các tên lửa chống tăng Raad với đầu đạn nối tiếp (được gọi là Raad-T và I-Raad-T).
Hệ thống tên lửa chống tăng I-Raad-T |
Hệ thống tên lửa chống tăng I-Raad-T |
Hệ thống tên lửa chống tăng I-Raad |
Binh lính Iran với hệ thống tên lửa chống tăng I-Raad-T |
Đặc điểm kỹ thuật của tổ hợp tên lửa Raad:
Hệ thống tên lửa chống tăng cầm tay
Hệ thống điều khiển vô tuyến bằng tay
Đầu đạn: thông thường
Cỡ nòng: 120 mm
Tầm bắn: 400 đến 3000 mét
Tốc độ bắn: 2 phát/phút
Đặc điểm kỹ thuật của tổ hợp tên lửa I-Raad/I-Raad-T:
Hệ thống tên lửa chống tăng cầm tay
Hệ thống điều khiển bán tự động
Đầu đạn: nối tiếp
Trọng lượng đầu đạn: 3 kg.
Cỡ nòng: 120 mm
Tầm bắn: 400 đến 3.000 mét
Tốc độ bắn: 2 phát/phút
Hệ thống tên lửa chống tăng M47 Dragon/Saeghe
Hệ thống tên lửa chống tăng M47 Dragon cũng tương tự như hệ thống tên lửa TOW đã được mua của Mỹ trong năm 1970 và được sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq.
Điều thú vị ở loại tên lửa này là khi binh sĩ mang nó, binh sĩ đó sẽ trông giống một nhà quay phim hơn. Tên lửa chống tăng M47 Dragon được sử dụng chủ yếu trong các lực lượng phản ứng nhanh và lực lượng đặc biệt của Iran. M47 Dragon được sản xuất ở Iran với cái tên Saeghe.
Tổ hợp tên lửa chống tăng M47 Dragon/Saeghe của quân đội Iran |
Tổ hợp tên lửa chống tăng M47 Dragon/Saeghe của quân đội Iran |
Tên lửa Saeghe-2, một biến thể của tên lửa Saeghe. |
Đặc điểm kỹ thuật của tên lửa Saeghe:
Hệ thống tên lửa chống tăng cầm tay
Hệ thống điều khiển bán tự động
Đầu đạn: thông thường
Tầm bắn: từ 65 đến 1.000 mét
Đặc điểm với tên lửa Saeghe-2:
Hệ thống tên lửa chống tăng cầm tay
Hệ thống điều khiển bán tự động
Đầu đạn: nối tiếp
Tầm bắn: từ 65 đến 1.000 mét