|
Những gian hàng đồ chơi truyền thống được bán tại chợ trung thu trên phố Hàng Mã làm cho nhiều người thấy nhớ và ấm lòng về đồ chơi truyền thống vẫn được gìn giữ. |
Trong nhiều năm qua, vào dịp Trung thu cổ truyền, UBND quận Hoàn Kiếm đều tổ chức lễ hội trung thu phố cổ, góp phần thiết thực gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tôn vinh giá trị lịch sử văn hóa quốc gia khu phố cổ, đồng thời tạo được sân chơi lành mạnh, thu hút người dân, đặc biệt là thiếu niên vui đón Tết trông trăng.
Chợ trung thu phố cổ là phiên chợ truyền thống của người dân Hà Nội. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa và là nét đẹp văn hóa nhằm tạo sân chơi bổ ích và lành mạnh cho các em thiếu nhi vào mỗi dịp Trung thu. Năm nay, chợ được mở bán trong 15 ngày từ mùng 5 đến ngày 20/9 (tức mùng 1 – 15/8 âm lịch), trong thời gian: 8 giờ - 21 giờ hàng ngày.
Chợ trung thu truyền thống có các gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm phục vụ Trung thu, đồ chơi cho thiếu nhi, đặc biệt, sẽ tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật dân tộc cổ truyền của Hà Nội, giới thiệu tư liệu hình ảnh về Tết trung thu cổ truyền, hướng dẫn làm các loại đồ chơi dân gian và tổ chức cho thiếu nhi chơi các trò chơi dân gian.
Nhiều chương trình hoạt động như: Đêm hội trò chơi dân gian; Liên hoan múa sư tử; Đêm hội rằm Trung thu phố cổ; Hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian truyền thống gồm hát xẩm, ca trù, chèo, quan họ, múa rối, xiếc.. sẽ diễn ra trong Tuần lễ hội Trung thu phố cổ Hà Nội.
Khi thị trường đồ chơi Trung Quốc đang chàn nhiều vào Việt Nam thì đồ chơi truyền thống dần như bị lép vế. Thế nhưng năm nay, tại phiên chợ trung thu truyền thống phố cổ, nhiều món đồ chơi truyền thống được bày bán nhiều hơn và vẫn được các em nhỏ thích thú như: Tò he, đèn ông sao, đèn kéo quân, trống tay…
|
Trong nhiều ngày qua, phố cổ lại nhộn nhịp cảnh người mua sắm và chơi Trung thu. |
|
Có lẽ ai cũng biết lời bài hát “Chiếc Đèn Ông sao sao sáng tươi màu…” khi Trung Thu đến. Đèn ông sao được bán trên nhiều cửa hàng trên phố cổ. Món đồ chơi xưa này vẫn còn được giữ nguyên giá trị văn hóa tinh thần trong ngày Tết trung thu. |
|
Tò he được nặn bởi chính đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân. Tò he luôn xuất hiện ở những lễ hội truyền thống của dân tộc và được nhiều trẻ em thích thú. |
|
Múa lân - không khí vui nhộn không thể thiếu mỗi dịp Trung thu về. |
|
Gian hàng bán đủ các loại trống truyền thống lớn nhỏ trên phố Hàng Lược. |
|
Vào mỗi dịp Trung Thu, khắp những con phố, những nẻo đường của người Việt lại rôm rả những tiếng trống Trung Thu. Những đội múa lân đi khắp nơi mang Trung thu tới mọi nhà. |
|
Trống cơm, trống tay được làm với phương pháp thủ công được bán với giá 40 – 60 nghìn đồng/cái. |
|
Tuy chỉ chiếm một không gian nhỏ giữa muôn vàn đồ chơi sặc sỡ của Trung Quốc nhưng mặt lạ Ông Địa vẫn được nhiều người chú ý bởi đây một trong những món đồ chơi trung thu của người Hà Nội xưa còn sót lại. |
|
Đèn kéo quân độc đáo nhằm hướng trẻ em về việc nghĩa, về những đoàn quân lính xung trận… nay cũng chỉ còn xuất hiện trong dịp Tết trung thu. |
|
Những đồ chơi truyền thống vẫn được nhiều người chọn lựa cho con em mình vì nó không độc hại và rất ý nghĩa. |
|
Nhiều đồ chơi hiện đại được làm dựa trên nền tảng là những món đồ chơi truyền thống. |
|
Chú Lân nhỏ được làm rất đẹp mắt |
|
Những chiếc mũ mang đầu con vật như: thỏ, trâu… |
|
Bên cạnh những đồ chơi hiện đại thì đồ chơi truyền thống vẫn tồn tại với những giá trị ý nghĩa vốn có của nó. |
|
Trung Thu về, lòng mỗi người lại hướng về ngày Tết trung thu truyền thống của dân tộc. |
Trần Kháng