Doanh nghiệp tìm chỉ dẫn địa lý cho hàng Việt

27/07/2015 07:37
Thùy Linh
(GDVN) - Việt Nam hiện có 38 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, phần lớn là nông sản, đứng thứ hai sau Thái Lan ở khu vực ASEAN.

Chỉ dẫn địa lý đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới xây dựng, phát triển, được sử dụng như một bằng chứng bảo đảm với người tiêu dùng về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Đó cũng là công cụ hữu hiệu để quảng bá, nâng cao hình ảnh và khả năng cạnh tranh, đặc biệt khi bước ra thị trường quốc tế. 

Hiện có hơn 10.000 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ trên thế giới, với giá trị giao dịch thương mại hàng năm ước đạt 50 tỷ USD. Riêng khu vực ASEAN đang có hơn 120 chỉ dẫn địa lý được đăng ký bảo hộ.

Nguồn sữa danh tiếng Ba Vì cũng là một trong những chỉ dẫn địa lý cần bảo hộ.
Nguồn sữa danh tiếng Ba Vì cũng là một trong những chỉ dẫn địa lý cần bảo hộ.

Việt Nam có rất nhiều sản phẩm chất lượng, danh tiếng mang tính chất đặc thù, giá trị kinh tế gắn với các địa danh cụ thể. Có thể kể đến nước mắm Phú Quốc, bưởi Phúc Trạch, chè Tân Cương, vải thiều Lục Ngạn, nhãn lồng Hưng Yên, bưởi Năm Roi, mật ong bạc hà Mèo Vạc, sữa tươi Ba Vì…

Khoảng 10 năm trở lại đây, ngày càng có nhiều doanh nghiệp chú trọng đến việc phát triển các sản phẩm đặc sản gắn liền với những chỉ dẫn địa lý cho dù việc này không hề đơn giản. 

Theo quy định, người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý là mọi tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất hàng hóa mang chỉ dẫn đó tại lãnh thổ quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương tương ứng. 

Tuy nhiên, hàng hóa do cá nhân, tổ chức đó sản xuất phải bảo đảm uy tín hoặc danh tiếng vốn có của loại hàng hóa.

Doanh nghiệp tìm chỉ dẫn địa lý cho hàng Việt ảnh 2

Vải thiều Lục Ngạn, sữa ngon Ba Vì

Điều này đồng nghĩa với việc để bảo hộ chỉ dẫn địa lý, các doanh nghiệp cũng phải nỗ lực hết sức để cho ra đời những sản phẩm với giá trị tương xứng, đáp ứng mọi tiêu chuẩn, yêu cầu nghiêm ngặt từ chỉ dẫn địa lý này.

Đơn cử như trường hợp Công ty Nước mắm Hưng Thịnh đã thành công với việc đưa sản phẩm của mình gắn liền với chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc.

Để tôn vinh được chỉ dẫn địa lý này, công ty đã đáp ứng các yêu cầu khắt khe về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn hiện hành của ngành thủy sản Việt Nam

Doanh nghiệp tìm chỉ dẫn địa lý cho hàng Việt ảnh 3
Sữa chua nông trại Love’in Farm Ba Vì nay đã được bổ sung công thức dinh dưỡng PRO-DIGEZ danh tiếng

Hay như trước đây, khi người tiêu dùng tìm đến nguồn sữa Ba Vì bởi với không khí trong lành, nguồn nước sạch và cỏ xanh dồi dào quanh năm - những điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc biệt thích hợp với việc chăn nuôi và phát triển đàn bò sữa để mang đến những nguồn sữa vô cùng thơm ngon chất lượng, người tiêu dùng đã gặp không ít khó khăn trong việc tìm mua được sữa chính gốc Ba Vì ngay cả tại miền đất này do có quá nhiều sự nhập nhằng giữa các thương hiệu khác nhau.

Sau nhiều nỗ lực đầu tư giúp nông dân có quy trình chăn nuôi và trang trại hoạt động đạt chuẩn nông trại sạch, công ty CP Sữa Quốc Tế (IDP) đang thu mua hơn 80% sản lượng sữa từ các nông trại sạch tại Ba Vì đã được công nhận là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý sữa tươi Ba Vì. 

Việc tiếp nhận thương hiệu này giúp thương hiệu sữa Ba Vì ngày càng vươn xa hơn khỏi phạm vi địa phương khi được IDP phân phối rộng khắp.

Hơn nữa việc nâng tầm chất lượng sản phẩm, bổ sung công thức dinh dưỡng PRO-GROW và PRO-DIGEZ giúp giá trị sữa Ba Vì ngày càng xứng tầm hơn với các thương hiệu sữa quốc tế khác có mặt trong nước.

Chiến lược nâng tầm giá trị sữa tươi từ Ba Vì của IDP ra đời khi doanh nghiệp này nhận 75 triệu USD đầu tư từ Vinacapital và Daiwa PI Nhật Bản. Theo đó IDP đã đưa ra nhãn hiệu cụ thể Love'in Farm Ba Vì cho sản phẩm sữa tươi và sữa chua của công ty thay cho nhãn hiệu sữa Ba Vì trước đây 

Thùy Linh