Đường sắt trì trệ giữa thời hàng không "ai cũng có thể bay"

25/03/2016 07:04
Mai Anh
(GDVN) - Đường sắt mất dần hành khách do giá vé cao, chất lượng phục vụ kém ngược lại hàng không giá rẻ trở nên gần gũi với giá vé phải chăng chất lượng vượt trội.

Vé đắt dịch vụ kém

Cùng với hàng không, vận tải ô tô thì tàu hỏa là 1 trong 3 phương tiện được người dân lựa chọn nhiều nhất để di chuyển đi/ đến các địa phương trong cả nước.

Có thời di chuyển bằng tàu hỏa trở thành sự lựa chọn số 1 cho những chuyến đi xa bởi tính an toàn, giá thành rẻ…Tuy nhiên theo thời gian ưu thế đó của đường sắt bị thay thể bởi phương tiện giao thông khác.

Đường sắt mất dần hành khách vì sự trì trệ cùng tư duy độc quyền tồn tại lâu nay - ảnh minh họa/ nguồn VOV.
Đường sắt mất dần hành khách vì sự trì trệ cùng tư duy độc quyền tồn tại lâu nay - ảnh minh họa/ nguồn VOV.

Gần đây nhất ngày 20/3, cầu Ghềnh bắc qua sông Đồng Nai bị sà lan đâm làm gẫy hai nhịp cầu, thời điểm ấy một đoàn tàu hàng đang chạy hướng từ ga Dĩ An (Bình Dương) tới. Rất may nhân viên trạm gác đã kịp thời báo tín hiệu để đoàn tàu chở hàng dừng lại, ở trong khoảng cách “sinh tử”, cách cầu Ghềnh hơn 200m.

Sự cố cầu Gềnh có lẽ chỉ là hy hữu, tuy nhiên theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia năm 2015, trong khi tai nạn giao thông đường bộ có chiều hướng giảm thì đường sắt tăng lên.

Trên tuyến đường sắt, tai nạn giao thông tăng đột biến cả ba mặt: số vụ, số người chết và bị thương. Cụ thể, so với năm 2014, năm 2015 cả nước xảy ra 261 vụ tai nạn giao thông đường sắt (tăng 58,18%), 214 người chết (tăng 53,96%), 43 người bị thương (100%). 

Bên cạnh nguy cơ tai nạn, điều khiến nhiều hành khách từng “chung thủy” với tàu hỏa xa dần phương tiện này chính là giá vé, chất lượng phục vụ. Trong khi phương tiện giao thông hiện đại như hàng không liên tục giảm giá vé thì ngành đường sắt hiện vẫn duy trì mức giá cao ngang bằng thậm chí hơn hàng không ở một số tuyến.

Đường sắt trì trệ giữa thời hàng không "ai cũng có thể bay" ảnh 2

Hàng không Việt thời "Ai cũng có thể bay"

(GDVN) - "Xét cho cùng, sự xuất hiện của VietJet có lợi hơn cho người tiêu dùng bởi người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn chứ không bị bó hẹp như trước"...

Chẳn hạn với tuyến Hà Nội - Đà Nẵng, theo tìm hiểu của phóng viên, giá vé tàu SE1 niêm yết trên trang vetau24h.com giao động từ hơn 400.000 – 1.100.000 đồng tuỳ theo loại ghế trong khi giá vé máy bay Vietjet Air theo công bố của hãng giao động từ hớn 600.000 đồng đến 2,25 triệu đồng.

Trong khi giá vé không còn là ưu thế thì vấn đề chất lượng dịch của đường sắt càng khiến hành khách ngán ngẩm. Cùng với cảnh chen lấn xô đẩy chất lượng dịch vụ đường sắt được xem không tương xứng với giá vé. 

Cùng với việc đồ ăn, uống phục vụ không phong phú, không nhiều sự lựa chọn cho khách hàng thì nhà vệ sinh luôn là ám ảnh với hành khách đi tàu. Ngoại trừ vài tàu SE đã đầu tư nhà vệ sinh tự hoại, các tàu khác nhà vệ sinh hôi hám và thải thẳng xuống đường tàu. 

Trong thống kê năm 2013 của Cục Đường sắt, mỗi ngày có khoảng 6 tấn phân và 40.000 lít nước tiểu xả xuống đường sắt tuyến Bắc - Nam. Tính bình quân mỗi năm có tới 3.800 tấn được xả theo con đường tự nhiên này.

Cùng với chất lượng dịch vụ kém tàu hỏa thường về trễ giờ do tránh tàu, thời gian chạy quá lâu vì vậy nhiều người lựa chọn phương tiện di chuyển khác như ô tô giường nằm chất lượng cao và đặc biệt là hàng không giá rẻ.

Thời đi máy bay như đi chợ

Với dân số hơn 90 triệu dân nhu cầu đi lại, sử dụng phương tiện giao thông có công năng vận chuyển lớn như đường sắt, hàng không tăng cao. Sự cạnh tranh và phát triển của thị trường mang lại nhiều lựa chọn cho người dân.

Sự canh tranh cũng chính là vấn đề đang bàn với ngành giao thông còn có sự độc quyền. 

Còn nhớ thị trườnghàng không trước đây khi Vietnam Airlines giữ thế độc quyền giá vé cao vì thế loại phương tiện giao thông hiện đại này nghiễm nhiên được hiểu dành cho doanh nhân, người có tiền. Thế nhưng mọi thứ thay đổi từ khi có sự tham gia của Vietjet Air.

Sau gần 5 năm gia nhập thị trường hàng không, bằng nỗ lực của hãng hàng không non trẻ này như thổi một luồng sinh khí mới vào thị trường hàng không.

Người dân đã có thêm sự lựa chọn vì sự độc quyền bị phá bỏ. Dù chịu nhiều sức ép cạnh tranh nhưng những chuyến bay giá rẻ vẫn cứ bay ngày một nhiều.

Vietjet thay đổi thị trường hàng không - ảnh nguồn Vietjet
Vietjet thay đổi thị trường hàng không - ảnh nguồn Vietjet

Theo báo cáo của Vietjet năm 2015 hãng đạt mục tiêu vận chuyển hơn 9 triệu lượt khách với hơn 55.600 chuyến bay, hệ số sử dụng ghế là 88,5%.

Sự có mặt Vietjet qua trọng nhất là xóa bỏ sự độc quyền và đưa hàng không gần hơn với người dân xóa đi khoảng cách để mọi người tầng lớp người dân đều có thể sử dụng loại phương tiện hiện đại này.

Theo chuyên gia thương hiệu Hoàng Tùng, với slogan “bay là thích ngay”, VietJet biến việc đi máy bay trở nên gần gũi, biến hàng không trở nên bình thường giống như bao phương tiện giao thông khác và hiển nhiên được khách hàng nhớ đến. Đây là điều khác biệt giữa VietJet và các hãng hàng không khác.

Việc Vietjet tham gia hàng không thay đổi thị trường theo ông Tùng cũng giống thời điểm Viettel tham gia thị trường hàng không. Trong khi VNPT còn mải miết với thị phần nhỏ tại thành thị thì Viettel tiến thẳng về nông thôn nơi mà số khách hàng chiếm đến 80% dân số Việt Nam.

Công thức thành công của Vietjet đơn giản nâng cao hiệu quả quản trị, tiết giảm chi phí giảm giá thành, xây dựng nhiều chương trình giảm giá vé, khuyến mãi.

Các chương trình khuyến mãi giảm giá Vietjet liên tục theo từng tuần, từng tháng. Mới đây nhất để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân dịp hè Vietjet tăng thêm 500.000 chuyến tặng 2 triệu vé vay khuyến mại giá 0 đồng.

Việc Vietjet liên tục có hàng chục chương trình khuyến mại giảm giá vé hàng năm tác động đến thị trường, khiến các hãng hàng không khác như Vietnam Airlines, Jetstar Pacific phải thay đổi bằng việc tổ chức nhiều chương trình khuyến mại giảm giá vé bay. 

Vé bay giá rẻ Vietjet giúp người dân từ nông thôn đến thành thị đều có cơ hội đi máy bay. Khái niệm “đi máy bay” hiện nay cũng là rất quen thuộc. Không quá khi nói giờ “đi máy bay như đi chợ”, Vietjet chính là nhấn tố làm lên sự thay đổi đó.

Trở lại những tồn tại của ngành đường sắt, bên cạnh yếu tố khách quan như cơ sở vật chất gồm hệ thống đường ray cũ với khổ 1 m tốc độ di chuyển chậm.

Vấn đề tồn tại lâu nay của đường sắt là tư duy độc quyền. Với suy nghĩ không bị cạnh tranh, thị trường một mình một chợ ngành đường sắt cứ ung dung chậm thay đổi.

Mặt khác, trả lời trên Thanh Niên, TS. Nguyễn Bách Phúc - Chủ tịch Hội Tư vấn khoa học công nghệ và quản lý TP.HCM (HASCON) cho rằng, bên cạnh tư duy độc quyền ngành đường sắt quá trì trệ, phương tiện không có gì mới, bộ máy cồng kềnh...

Theo TS. Nguyễn Bách Phúc tình trạng lạc hậu của ngành đường sắt rất dễ nhận thấy như hệ thống bán vé thủ công, dịch vụ trên tàu nghèo nàn, đắt đỏ, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, yếu kém, tàu chậm giờ, giá vé quá đắt đã diễn ra nhiều năm nay, nhưng vẫn chưa có thay đổi nào đáng kể.

Nhìn từ bài học hàng không có lẽ đường sắt cần một “Vietjet đường sắt” mới có thể thay đổi tư duy cách làm kinh tế của doanh nghiệp nhà nước.

Mai Anh