EVNNPT vượt qua dịch Covid-19, đưa dự án về đích sớm

07/07/2020 09:19
Tùng Dương
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Với quyết tâm triển khai “Thực hiện nhiệm vụ kép” đảm bảo đầu tư xây dựng, nỗ lực đã đưa dự án nâng công suất trạm biến áp 500kV Vĩnh Tân hoàn thành vượt tiến độ.

Mặc dù bị tác động không nhỏ bởi Covid -19 nhưng với tinh thần khẩn trương, tập trung mọi nguồn lực và giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án lưới điện truyền tải nhằm giải tỏa công suất nguồn năng lượng tái tạo khu vực Nam Trung Bộ.

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã chỉ đạo để Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) và Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Nam (SPMB) sớm đưa các dự án giải tỏa năng lượng tái tạo về đích sớm.

Vượt Covid -19, nhiều dự án về đích trước tiến độ Trong thời gian qua, do phải giãn cách xã hội bởi dịch Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện các dự án truyền tải điện như: Điều chuyển nhân lực thi công hạn chế nên các đơn vị thi công sử dụng lực lượng và phương tiên hiện có ở hiện trường.

Tình hình cung cấp vật tư thiết bị của nhà thầu có chậm trễ, một số hạng mục thi công cần phải có chuyên gia nước ngoài nhưng không thể sang Việt Nam được.

Tuy nhiên, vượt lên những khó khăn đó, EVNNPT đã chỉ đạo CPMB, SPMB và các đơn vị trực thuộc gấp rút triển khai “Thực hiện nhiệm vụ kép” vừa chống dịch, vừa đảm bảo đầu tư xây dựng.

Với quyết tâm, nỗ lực đó đã đưa dự án nâng công suất trạm biến áp 500kV Vĩnh Tân (Bình Thuận) hoàn thành vượt tiến độ được giao.

Đường dây 220kV Tháp Chàm – Nha Trang.

Đường dây 220kV Tháp Chàm – Nha Trang.

Dự án được khởi công ngày 29/02/2020, đến ngày 17/04/2020, EVNNPT đóng điện vận hành máy biến áp AT1-500kV- 900MVA vượt tiến độ 73 ngày.

Ngày 28/05/2020 đóng điện vận hành máy biến áp AT2 500kV- 900MVA vượt tiến độ 32 ngày theo kế hoạch giao.

Việc đóng điện đưa vào vận hành 02 máy biến áp vượt tiến độ kế hoạch được giao làm tăng khả năng truyền tải cho hệ thống, giúp giải tỏa nguồn nguồn năng lượng tái tạo trong khu vực và giảm tổn thất điện năng, ước tính làm lợi khoảng 80 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 1/4/2020, EVNNPT đã đóng điện trạm biếm áp 220kV Phan Rí.

Việc đóng điện thành công đưa vào vận hành trạm biến áp 220kV Phan Rí đã góp phần đảm bảo sẵn sàng tiếp nhận và truyền tải nguồn năng lượng tái tạo điện mặt trời.

Phong điện trên địa bàn các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc của tỉnh Bình Thuận và các huyện phía Nam của tỉnh Ninh Thuận đưa lên lưới 220kV, nhằm giải tỏa công suất, góp phần nâng cao độ tin cậy, an toàn cung cấp điện cho phát triển kinh tế xã hội các tỉnh phía Nam.

Mới đây nhất, EVNNPT đã hoàn thành trạm biến áp 220kV Ninh Phước và đấu nối.

Đây là dự án rất quan trọng được xây dựng tại huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận có mục tiêu thu gom công suất nguồn năng lượng tái tạo trong khu vực Bình Thuận, Ninh Thuận để truyền tải lên hệ thống truyền tải điện quốc gia, đảm bảo cung cấp điện cho các tỉnh thành phía Nam.

Công trình được đóng điện ngày 29/6/2020, giúp giải tỏa hơn 300MW nguồn năng lượng tái tạo trong khu vực lên hệ thống điện quốc gia.

Hiện EVNNPT đang phấn đấu để hoàn thành giai đoạn 2 của dự án trong quý III/2020.

Theo EVNNPT, bên cạnh dự án vượt tiến độ, EVNNPT đang bám sát được tiến độ các dự án khác như: Dự án nâng công suất trạm biến áp 500kV Di Linh từ 450MVA lên 900MVA.

Đây là dự án nằm ở điểm nút quan trọng trong việc tiếp nhận, giải tỏa công suất từ các Nhà máy Thủy điện Đa Nhim, Hàm Thuận, Đa Mi, Đại Ninh, Đồng Nai 2 và các nguồn năng lượng tái tạo lên hệ thống điện quốc gia để cung cấp cho phụ tải khu vực Lâm Đồng và các tỉnh khu vực phía Nam.

Hiện dự án đang bám sát kế hoạch đề ra cần sự tạo điều kiện của các địa phương. Tuy nhiên theo CPMB, đơn vị được EVNNPT giao thực hiện dự án đường dây 220kV Tháp Chàm - Nha Trang, dự án có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải tỏa nguồn năng lượng tái tạo khu vực này đang vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

Hiện dự án đang bám sát kế hoạch đề ra cần sự tạo điều kiện của các địa phương.

Hiện dự án đang bám sát kế hoạch đề ra cần sự tạo điều kiện của các địa phương.

Dự án có quy mô xây dựng đường dây 220kV mạch kép (treo trước 01 mạch), có 176 vị trí cột, chiều dài khoảng 88,06 km; xây dựng mới 01 ngăn xuất tuyến 220kV tại trạm biến áp 220kV Nha Trang và 01 ngăn xuất tuyến 220kV tại TBA 220kV Tháp Chàm. Các nhà thầu đã đúc 102/176 vị trí, dựng 92/176 vị trí, kéo dây 3,345/88,6 km.

“Hiện nay còn nhiều vị trí các nhà thầu vẫn chưa triển khai được do vướng mắc công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và các thủ tục liên quan đến chuyển đổi đất rừng.

Để giải quyết các vướng mắc trong quá trình triển khai dự án, EVNNPT cũng đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức truyên truyền, vận động các hộ dân chấp thuận bàn giao mặt bằng trước khi phương án bồi thường chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt và đã tổ chức vận động bàn giao mặt bằng trước được 86/120 vị trí móng trụ”, đại diện CPMB cho biết.

Để đảm bảo tiến độ đóng điện dự án trong năm 2020, nhằm kịp thời giải tỏa nguồn năng lượng tái tạo trong khu vực, EVNNPT kiến nghị đối với các hộ dân tự khai hoang, canh tác trên đất lâm nghiệp, Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa sớm xem xét chấp thuận hỗ trợ về nhà cửa, vật kiến trúc, cây cối trên các vị trí móng trụ (đất thu hồi vĩnh viễn) và cây cao trong hành lang an toàn.

Đối với hồ sơ đo đạc rải thửa, Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh sớm thẩm định hồ sơ của các huyện còn lại (Diên Khánh và Cam Lâm).

Đối với các hộ dân không hợp tác kê kiểm, cố tình chống đối, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Uỷ ban nhân dân thành phố Nha Trang và Uỷ ban nhân dân huyện Diên Khánh khẩn trương hoàn thiện thủ tục để kê kiểm bắt buộc và tổ chức phê duyệt chi trả tiền cho dân sớm nhất có thể.

Cùng với đó, Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa xem xét các hồ sơ thủ tục để sớm trình Chính phủ và các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên Môi trường chấp thuận chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.

Theo CPMB, nếu những khó khăn trên sớm được giải quyết dự án sẽ được đảm bảo theo tiến độ đặt ra là hoàn thành đóng điện trong năm 2020.

Tùng Dương