Trước dư luận xã hội tỏ ra rất bất bình với những hành động khiếm nhã của các nam sinh vẫn còn quàng khăn đỏ thực hiện, Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã có buổi trao đổi với PGS.TS Trịnh Hòa Bình – Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội (Viện Xã hội học). TS Bình đã có những kiến giải khá lý thú về điều này.
TS. Bình nói: “Xét về bình diện hành vi làm cho bạn học khác giới sợ hãi và dẫn đến trầm cảm thậm chí là tự tử… là rất đáng phải lên án.
Nhưng ở một khía cạnh khác, bản thân các nam sinh đó cũng giống như các nạn nhân của những quan niệm sai lầm lệch lạc, của sự giáo dục phiến diện, của những thông tin không có định hướng trong xã hội, trong nhà trường và trong gia đình”.
Nhưng ở một khía cạnh khác, bản thân các nam sinh đó cũng giống như các nạn nhân của những quan niệm sai lầm lệch lạc, của sự giáo dục phiến diện, của những thông tin không có định hướng trong xã hội, trong nhà trường và trong gia đình”.
PGS, TS. Trịnh Hòa Bình - Giám đốc trung tâm Dư luận xã hội (Viện Xã Hội học) |
Theo ông Bình: “Trên thực tế, thời gian gần đây đang bùng nổ những hiện tượng, hành vi, tính cách có sự lệch chuẩn như vậy trong rất nhiều lĩnh vực đời sống xã hội.
Hành vi của những học sinh nam trong clip thể hiện việc kiếm tìm những khoái cảm, phát hiện ra năng lực giới của một bộ phận nhóm trẻ thôi.
Các em làm điều đó có thể đơn giản chỉ là thể hiện rằng mình đã “trưởng thành” có năng lực đàn ông rồi, cũng biết chơi bời, thời thượng. Hành vi đó hàm nghĩa như một sự thách thức và người đưa clip lên mạng mong sự khen chê, trầm trồ thán phục hay sự tẩy chay.
Và nhiều khi, trẻ em làm như vậy để mọi người biết thế thôi chứ chưa quan tâm đến hậu quả. Đó cũng là điều thường diễn ra ở tuổi vị thành niên.
Các em làm điều đó có thể đơn giản chỉ là thể hiện rằng mình đã “trưởng thành” có năng lực đàn ông rồi, cũng biết chơi bời, thời thượng. Hành vi đó hàm nghĩa như một sự thách thức và người đưa clip lên mạng mong sự khen chê, trầm trồ thán phục hay sự tẩy chay.
Và nhiều khi, trẻ em làm như vậy để mọi người biết thế thôi chứ chưa quan tâm đến hậu quả. Đó cũng là điều thường diễn ra ở tuổi vị thành niên.
Việc bạn nam, bạn nữ phát hiện giới tính có thể thích nhau, si mê nhau… cũng tìm cách khám phá nhau, rồi đi hỏi người lớn. Những chuyện đó, phản ánh đúng lứa tuổi nhưng chuyện ba nam sinh chặn một bạn nữ lại để sờ soạng thì đó là sự thể hiện một cái nhìn méo mó và lệch lạc về giới tính”.
Hành vi của các nam sinh này đã bị cộng động mạng phản ứng dữ dội (Ảnh cắt từ clip) |
Lý giải cho hiện tượng xã hội này, TS Bình cho biết: “Như vậy, ở đây đặt ra câu chuyện truyền thông về giáo dục giới tính ở nhà trường và xã hội của chúng ta bị méo mó, biến dạng. Kỹ năng cách tiếp cận về vấn đề đó là không lành mạnh, trong sáng ở nhóm này, nhóm kia.
Các cháu bị ảnh hưởng từ các video clip đen, từ phim ảnh, các câu chuyện tình đầy rẫy ở bên ngoài xã hội. Rõ ràng ảnh hưởng đó là không hay gì. Truyền thông, giáo dục đã không giúp giải quyết được vấn đề này.
Vấn đề ở đây là gia đình, nhà trường và xã hội phải siết lại quan niệm, cách chia sẻ với nhau để cùng hướng đến một nền dục cho trẻ em, cho người lớn theo cách thường xuyên, suốt đời trong đó có giáo dục giới tính.
Ở các gia đình của chúng ta hiện nay đang có xu hướng 'khoán' cho xã hội, cho nhà trường và nghĩ rằng các thầy cô là đủ rồi. Còn bố mẹ bận công việc, ít khi tâm sự, ít khi chia sẻ, ít lắng nghe ít biết tìm tòi xem con mình khao khát cái gì, có những biểu hiện lạ khác giới, lứa tuổi hay không.
Ở các gia đình của chúng ta hiện nay đang có xu hướng 'khoán' cho xã hội, cho nhà trường và nghĩ rằng các thầy cô là đủ rồi. Còn bố mẹ bận công việc, ít khi tâm sự, ít khi chia sẻ, ít lắng nghe ít biết tìm tòi xem con mình khao khát cái gì, có những biểu hiện lạ khác giới, lứa tuổi hay không.
Đáng lẽ, sự mẫn cảm của các bậc làm cha làm mẹ là phải phát hiện ra và phối hợp với nhà trường giáo dục, rèn luyện sao cho con trẻ phát triển đúng hướng”.
Theo ông Bình: “Trong thời gian tới, công tác giáo dục giới tính phải thay đổi nhiều. Hiện nay, các bài giảng của chúng ta mang tính lý thuyết nhiều quá. Về nguyên tắc, chúng ta không sai thậm chí là chuẩn nhưng để chuyển hóa những bài giảng đó vào thực tế lại là một vấn đề.
Từ quan niệm của những người đứng đầu cộng đồng cho đến các bậc cha mẹ, với tư cách là người lớn tuổi rằng giáo dục giới tính nếu không kỹ lưỡng hay không cẩn thận thì “lợi bất cập hại” hoặc “vẽ đường cho hươu chạy”…
Đó là sự thiếu lòng tin ở mảng công tác giáo dục giới tính. Chúng ta đã quá coi thường các cháu nhỏ. Chúng có logic của chúng nên không ngại gì khi giảng giải về các vấn đề giới tính".
Theo TS Bình, lỗi một phần trong vụ việc này xuất phát từ gia đình các em (Ảnh cắt từ clip) |
Từ quan niệm của những người đứng đầu cộng đồng cho đến các bậc cha mẹ, với tư cách là người lớn tuổi rằng giáo dục giới tính nếu không kỹ lưỡng hay không cẩn thận thì “lợi bất cập hại” hoặc “vẽ đường cho hươu chạy”…
Đó là sự thiếu lòng tin ở mảng công tác giáo dục giới tính. Chúng ta đã quá coi thường các cháu nhỏ. Chúng có logic của chúng nên không ngại gì khi giảng giải về các vấn đề giới tính".
Để hạn chế vấn đề như đã đưa, TS Bình đưa ra giải pháp: "Lời khuyên muôn đời bao giờ cũng đúng, đó là duy trì mối quan hệ thường xuyên giữa các thành viên trong gia đình mà ở đó các thành viên lớn tuổi phải trở thành khuôn mẫu và “xuất bản” những giáo lý, lời khuyên vào đầu con trẻ.
Và để phổ quát hàng ngày những tư tưởng tình cảm đó thì họ phải được trang bị những tri thức đúng đắn, không lệch lạc về kiến thức. Và các bậc phụ huynh phải hành động đúng như đã nói nếu không thì con trẻ sẽ không làm theo”.
Và để phổ quát hàng ngày những tư tưởng tình cảm đó thì họ phải được trang bị những tri thức đúng đắn, không lệch lạc về kiến thức. Và các bậc phụ huynh phải hành động đúng như đã nói nếu không thì con trẻ sẽ không làm theo”.
Tuệ Minh