Bùng nổ sử dụng
Xe đạp điện, xe máy điện được đưa vào sử dụng Việt Nam từ khá lâu nhưng nhu cầu sử dụng bùng nổ trong nhưng năm gần đây. Nếu như trước đây xe máy điện, xe đạp điện có gia thành cao và không phổ biến thì hiện nay giá thành loại phương tiện này đã rẻ hơn, tốc độ di chuyển nhanh.
Đặc biệt do chủ động được nguồn nhiên liệu, vì thế nhiều gia đình lựa chọn xe đạp điện là phương tiện cho con em đi lại, học tập. Không chỉ học sinh, sinh viên hiện nay xe đạp điện, xe máy điện trở thành phương tiện giao thông được nhiều người dân sử dụng.
Nhu cầu sử dụng xe đạp điện, xe máy điện ngày một tăng cao đặt ra yêu cầu quản lý loại phương tiện này. |
Ngoài những ưu thế nổi bật, xe đạp điện cũng có nhược điểm đáng lưu ý như không đảm bảo kỹ thuật an toàn giao thông khi lưu thông với tốc độ cao (40-50 km/h) và những người điều khiển xe đạp điện vẫn chỉ đơn thuần nhận thức loại phương tiện này giống như một loại xe đạp thông thường, dẫn đến ý thức chấp hành Luật An toàn giao thông không cao.
Hiện tượng học sinh không đội mũ bảo hiểm, đi hàng ba hàng bốn điều khiển xe đạp diện xảy ra khá nhiều.
Mặc dù chưa có số liệu thống kê cụ thể về tai nạn giao thông liên quan đến xe đạp điện, nhưng thực tế tai nạn đã xảy ra và nguy hiểm luôn rình rập là điều tất yếu.
Trước nguy cơ tai nạn do xe đạp điện gây ra, các trường học có nhiều hình thức quản lý học sinh sử dụng loại phương tiện này nhưng chưa thực sự hiệu quả.
Theo quy định của Nghị định 171/NĐ-CP, mức phạt đối với người điều khiển và người ngồi trên xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm hoặc đội không đúng quy cách là 150.000 - 200.000 đồng (với người trên 18 tuổi).
Nhưng với những người trong độ tuổi 16-18 chỉ chịu 50% mức phạt này, còn người dưới 16 tuổi chỉ bị phạt cảnh cáo và tạm giữ xe 10 ngày.
Khó khăn lớn nhất trong quá trình xử lý vi phạm của cơ quan chức năng là đối tượng điều khiển thường là học sinh, nhận thức còn hạn chế và không có tiền nộp phạt, các hình thức xử lý hiện tại chỉ mang tính chất răn đe, cảnh cáo.
Vai trò của gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh - sinh viên nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ là vô cùng quan trọng.
Hiện tượng học sinh tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm xuất hiện nhiều trên các tuyến phố - ảnh nguồn: Báo Giao thông vận tải. |
Mặt khác do nhu cầu sử dụng của người dân nên số lượng xe đạp diện, xe máy điện nên thị trường cung cấp loại phương tiện này cũng trở nên sôi động.
Thực tế này cho thấy muốn quản lý tốt xe đạp điện, xe máy điện phải quản lý chặt từ nơi bán mà còn để người dân không bị “mắc lừa” khi mua phải xe nhái, xe nhập lậu.
Một trong biện pháp được triển khai quản lý xe đạp, xe máy điện là yêu cầu đăng ký phương tiện này. Cụ thể từ năm 2015 Chính phủ đã có văn bản đồng ý miễn phí trước bạ đến hết 30/6/2016 đối với xe máy điện đang lưu hành chưa thực hiện thủ tục đăng ký.
Bộ Tài chính cũng đã thực hiện việc miễn, giảm lệ phí đăng ký đến hết ngày 30/6/2016 đối với xe máy điện đang lưu hành chưa thực hiện các thủ tục đăng ký.
Bộ Công an cũng có hướng dẫn việc miễn các loại hồ sơ, chứng từ khi làm thủ tục đăng ký đối với xe máy điện đang lưu hành chưa thực hiện thủ tục đăng ký đến hết 30/6/2016, bao gồm: Hóa đơn, chứng từ mua bán xe; Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với xe nhập khẩu) hoặc Phiếu kiểm định chất lượng xuất xưởng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước).
Đây là những chỉ đạo rất cơ bản cần tuyên truyền đến người dân về quản lý xe đạp, xe máy điện.
Như vậy có thể thấy tinh thần chỉ đạo của Chính phủ là tháo gỡ mọi khó khăn của người dân. Những vấn đề chưa quyết liệt tại một số khâu khiến xe máy, xe đạp điện thiếu chứng từ khi lưu thông, trong đó có cả xe nhập lậu, xe nhập phụ tùng về nước lắp ráp không đáp ứng các thủ tục, trôi nổi trên thị trường sẽ được xử lý rốt ráo.
Kiểm tra, xử lý nghiêm
Trước khi tiến hành kiểm tra xử lý nghiêm trường hợp vi phạm việc đăng ký xe đạp điện, xe máy điện dưới sự chỉ đạo của Chính phủ các bộ ngành đã tạo điện kiện cho người dân thời gian, hỗ trợ để tiến hành đăng ký.
Tuy nhiên, thực tế nhiều người dân không chấp hành, trì hoãn việc đăng ký dẫn đến quản lý khó khăn.
Chính vì thế từ ngày 1/7/2016 theo chỉ đạo của Chính phủ xử lý các loại xe máy điện chưa thực hiện thủ tục đăng ký.
Yêu cầu bắt buộc đăng ký xe đạp điện, xe máy điện, nếu chủ phương tiện không thực hiện đăng ký sẽ bị xử phạt từ 1/7/2016 - ảnh minh họa/ nguồn Báo Giao thông vận tải |
Theo Thông tư số 54/2015/TT-BCA của Bộ Công an, chủ các phương tiện xe đạp điện, xe máy điện phải thực hiện đăng ký bắt buộc trước ngày 30/6/2016 tại Phòng Cảnh sát giao thông các tỉnh, công an huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
Thủ tục đăng ký xe đạp điện, xe máy điện hiện nay khá linh hoạt khi chủ xe được miễn lệ phí trước bạ và không cần hoá đơn mua xe, chứng nhận đăng kiểm… khi làm thủ tục.
Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký xe giải quyết cấp giấy chứng nhận đăng ký xe cho chủ xe.
Sau ngày 30/6/2016, chủ phương tiện không đăng ký xe mà vẫn sử dụng để tham gia giao thông có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 171 của Chính phủ. Mức phạt thấp nhất là 80.000 đồng, cao nhất là 1 triệu đồng.
Các trường hợp đăng ký xe từ ngày 1/7/2016 phải có các giấy tờ theo thủ tục thông thường như: hóa đơn bán hàng, chứng từ lệ phí trước bạ, giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với xe nhập khẩu) hoặc phiếu kiểm định chất lượng xuất xưởng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước).
Thực hiện quy định của pháp luật, từ ngày 8/7/2016 lực lượng cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) ra quân tiến hành xử phạt xe đạp, xe máy điện chưa đăng ký. Nhiều xe đã bị tạm giữ do không đủ giấy tờ.
Việc xử phạt vi phạm đối với xe máy điện thực hiện theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ 1/7. Theo nghị định này, với những hành vi vi phạm trên, mức phạt áp dụng từ 300.000 – 400.000 đồng.
Trong quá trình kiểm tra, lực lượng cảnh sát giao thông TP. Hà Nội không chỉ xử lý nghiêm lỗi không đăng ký mà những lỗi liên quan đến xe đạp điện, xe máy điện như không đội mũ, vượt đèn đỏ… đều bị xử lý nghiêm.
Qua quá trình kiểm tra xử lý có thể thấy, đa phần người dân đều nắm rõ thông tin xe đạp điện điện cần phải đăng ký trước ngày 1/7, nhưng với nhiều lý do khác người tham gia giao thông vẫn vi phạm.
Được biết trước khi thực hiện xử phạt cảnh sát giao thông TP. Hà Nội đã dành 1 tuần từ 1 đến mùng 8/7 thực hiện nhắc nhở do vậy việc xử phạt người cố tình vi phạm là hợp lý.