Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã phản ánh, ký túc xá Mỹ Đình (Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Thành phố Hà Nội) được Thành phố Hà Nội gọi là ký túc xá kiểu mẫu, hiện đại nhất Thủ đô có vốn đầu tư lên đến gần một ngàn tỷ đồng bị xẻ thịt, nhếch nhác, xuống cấp trầm trọng.
Theo tìm hiểu thực tế của phóng viên tại ký túc xá Mỹ Đình hiện nay đang tồn tại tình trạng “cha chung không ai khóc, sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi” khiến ký túc xá kiểu mẫu nay chỉ còn nằm trên giấy, gây thất vọng lớn đối với sinh viên, học sinh.
Ký túc xá Mỹ Đình nhếch nhác và trách nhiệm của ông Lê Văn Dục |
Trong văn bản trả lời Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Ban quản lý các công trình nhà ở và công sở (Sở Xây dựng Hà Nội) – đơn vị được Thành phố Hà Nội giao quản lý vận hành ký túc xá Mỹ Đình do ông Mạc Đình Minh, Giám đốc ký.
Văn bản của Ban quản lý các công trình nhà ở và công sở nêu: “Ban quản lý các công trình nhà ở và công sở được Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội giao quản lý vận hành khu nhà ở sinh viên Mỹ Đình 2 từ ngày 27/11/2014.
Thực hiện nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội giao, Ban quản lý đã thực hiện các thủ tục lựa chọn đơn vị có tư cách pháp nhân, năng lực tài chính, kinh nghiệm để thực hiện ủy thác đầu tư trang tiết bị, quản lý vận hành, khai thác duy tu, bảo dưỡng công trình.
Cụ thể: Đơn nguyên 1-2: Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đơn nguyên 3: Liên danh Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý nhà và Dịch vụ đô thị và Công ty cổ phần đầu tư và thương mại 299.
Đơn nguyên 4 và hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà: Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội – Hancinco.
Đơn nguyên 5: Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và Liên danh Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dịch vụ nhà ở và đô thị (HUDS) và Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và kiểm định xây dựng Hà Nội (DTB)”.
Theo Ban quản lý các công trình nhà ở và công sở, Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội – Hancinco được giao hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà, nhưng cảnh quan ký túc xá Mỹ Đình gần như tê liệt. Ảnh: Vũ Phương. |
Đáng chú ý, thời điểm 27/12/2019 các đơn vị, doanh nghiệp trên đã hết thời hạn hợp đồng, nhưng không hiểu vì lý do gì vẫn được Ban quản lý các công trình nhà ở và công sở tiếp tục ưu ái tiếp tục tạo điều kiện cho quản lý, vận hành.
Nhiều cây cảnh, bồn hoa, đài phun nước dùng tiền đồng thuế của người dân đóng góp nay dần héo khô, cạn nước, han gỉ, nhếch nhác hơn bao giờ hết tại ký túc xá Mỹ Đình.
Cảnh quan bên ngoài của ký túc xá Mỹ Đình như vậy, còn khu dịch vụ tầng 1 bị xẻ thịt, thậm chí mua bán.
Những đơn vị, doanh nghiệp được Ban quản lý các công trình nhà ở và công sở “chọn mặt gửi vàng” đã cho bên thứ 3 thuê lại hưởng chênh lệch lớn so với giá thuê ưu đãi của thành phố đã tự ý thay đổi công năng, tự cải tạo không theo thiết kế ban đầu được phê duyệt.
Điều này có nghĩa khu dịch vụ tầng 1 của ký túc xá kiểu mẫu Mỹ Đình đã bị bên thứ 3 thuê lại tự ý làm, cải tạo cho phù hợp với mục đích kinh doanh của họ.
Nhiều cây cảnh trong khuôn viên ký túc xá Mỹ Đình khô héo, trong ảnh 2 cây cau không được chăm sóc đã khô héo. Ảnh: Vũ Phương. |
Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, đơn vị, doanh nghiệp được Ban quản lý các công trình nhà ở và công sở ký hợp đồng quản lý, vận hành từ thời điểm nào và bao giờ kết thúc?
Văn bản của Ban quản lý các công trình nhà ở và công sở cho biết: “Thời hạn hợp đồng 5 năm (từ ngày 27/12/2014 đến 27/12/2019). Ban quản lý đã tham mưu, đề xuất Sở Xây dựng có báo cáo trình Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về nội dung lựa chọn đơn vị cung ứng dịch vụ quản lý vận hành sau khi hợp đồng kinh tế hết hiệu lực.
Trong thời gian chờ ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội để công tác quản lý vận hành không bị gián đoạn, ảnh hưởng đến chất lượng công trình và đời sống sinh viên, Ban quản lý đã có văn bản gửi các đơn vị cung ứng dịch vụ quản lý vận hành tiếp tục triển khai thực hiện công tác quản lý vận hành trong thời gian chờ chỉ đạo của cấp có thẩm quyền”.
Như vậy có thể thấy, các đơn vị, doanh nghiệp trên đã hết thời hạn hợp đồng 5 năm từ cuối năm 2019, nhưng vẫn tiếp tục được Ban quản lý các công trình nhà ở và công sở cho tiếp tục triển khai thực hiện công tác quản lý vận hành ký túc xá Mỹ Đình.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy, công tác vệ sinh tại ký túc xá Mỹ Đình gần như tê liệt. Ảnh: Vũ Phương. |
Ngày 16/1, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam liên hệ với ông Mạc Đình Minh, Giám đốc Ban quản lý các công trình nhà ở và công sở để có câu trả lời về việc nhiều đơn vị, doanh nghiệp trên đã bộc lộ sự quản lý, vận hành Ký túc xá Mỹ Đình một cách yếu kém, vậy Ban quản lý các công trình nhà ở và công sở đề xuất với Thành phố Hà Nội ký tiếp hay không?
Về nội dung này, ông Mạc Đình Minh từ chối trả lời và cho biết Ban đã báo cáo Thành phố. Còn báo cáo, đề xuất các đơn vị nào tiếp tục được quản lý, vận hành ký túc xá Mỹ Đình thì ông Minh không thông tin.
Phóng viên cũng liên hệ với ông Nguyễn Chí Dũng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội được giao nhiệm vụ giúp Giám đốc Sở theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực, nhiệm vụ công tác trong đó có lĩnh vực nhà và công sở cũng từ chối trả lời.
Ông Nguyễn Chí Dũng đề nghị phóng viên liên hệ với Phòng kế hoạch tổng hợp của Sở để đặt câu hỏi. Ngày 19/12/2019, phóng viên đã đặt giấy giới thiệu với Sở Xây dựng Hà Nội về trách nhiệm của lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội đến đâu để ký túc xá Mỹ Đình nhếch nhác, buông lỏng quản lý, vận hành. Nhưng đến nay lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội vẫn im lặng.
Ký túc xá Mỹ Đình bị xẻ thịt, nhếch nhác, xuống cấp trầm trọng |
Trong khi đó, quy định về trách nhiệm nêu gương của Đảng viên đã chỉ rõ: “Người đứng đầu nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và tiên phong gương mẫu nói đi đôi với làm. Cần tránh lợi dụng tập thể để né tránh trách nhiệm hoặc lấy danh nghĩa tập thể thực hiện mục đích cá nhân. Nói không nhất quán, nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít.
Không can thiệp những việc làm trái quy định như đề bạt, bổ nhiệm, bố trí cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định, nhất là đối với người nhà, người thân. Không can thiệp không đúng thẩm quyền, trách nhiệm, trái quy định vào công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; đối với việc đề xuất, cho chủ trương, thẩm định, phê duyệt, đấu thầu, chỉ định thầu các dự án, đề án kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; đấu giá đất đai, tài sản nhà nước”.
Đến đây dư luận hoàn toàn có thể đặt ra với ông Lê Văn Dục, Bí thư đảng ủy, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội; ông Nguyễn Chí Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội; ông Mạc Đình Minh, đảng viên, Giám đốc Ban quản lý các công trình nhà ở và công sở đã thực hiện nghiêm quy định nêu gương của cán bộ, đảng viên hay chưa?
Có ý kiến cho rằng, những cán bộ được Đảng, nhà nước, nhân dân giao phó nhiệm vụ, trách nhiệm quản lý công trình sử dụng bằng nguồn thuế của dân đóng góp đã làm hết trách nhiệm hay chưa? hay lợi dụng tập thể để vun vén cho lợi ích, vụ lợi cá nhân?