Chưa bao giờ câu nói đùa của chúng tôi “Không trò đố thầy dạy ai” lại trở nên đúng đến như thế.
Những trường học vắng tanh khi học sinh nghỉ học phòng chống dịch cúm (Ảnh có tính chất minh họa. Báo Đời sống & Pháp luật) |
Học sinh nghỉ học trong mùa dịch cúm Covid-19 dù không phải lên lớp dạy học nhưng giáo viên lại là những người vất vả và khổ nhất trong mùa dịch cúm.
Do không có trò để dạy, thầy cô vẫn phải đến trường như thường lệ với đủ thứ công việc không kể hết tên.
Hết làm lao động quét sân, nhặt lá lại lau phòng, bàn ghế, cánh cửa đến lau đồ dùng dạy học, đồ dùng học tập của các em rồi nghiên cứu và bình chọn sách giáo khoa lớp 1.
Nhiều trường học khác lại tập hợp thầy cô giáo dạy học trực tuyến, giao bài tập cho học sinh bằng các phương tiện thông tin như email, Zalo, messenger …
Thầy cô tiếp tục được phân công trực trường nhưng có trường hiệu trưởng lại buộc tất cả giáo viên phải có mặt mỗi ngày đúng 8 tiếng như những người làm công việc hành chính.
Cứ y như phải tạo công ăn việc làm cho giáo viên để đỡ bị lời bàn ra tán vào nào đó cho khỏi mang tiếng “Không dạy mà vẫn ăn lương”.
Nếu như lao động, lau chùi phòng học để tạo môi trường sạch sẽ an toàn cho học sinh khi trở lại trường hoặc nỗ lực dạy trực tuyến, dạy online để giúp học sinh không quên bài vở, luôn được giáo viên đồng lòng nhất trí cao.
|
Thì việc nhiều trường học buộc giáo viên đến trường đi trực trong thời gian này luôn nhận được sự phản ứng, bất bình của nhiều thầy cô giáo.
Vì sao bị phân trực trường mùa dịch cúm, giáo viên lại ít có sự đồng thuận?
Nhiều thầy cô giáo cho rằng, giáo viên không lên lớp dạy nhưng rồi sau này họ vẫn phải dạy đủ những kiến thức trong những ngày nghỉ.
Vì, không dạy thì chương trình học vẫn còn đó, thầy cô giáo nghỉ lần này thì lần sau sẽ phải dạy bù bao giờ đủ chương trình mới thôi.
Ai chẳng biết chương trình học đã được ngành giáo dục khoán cố định. Nghỉ bao nhiêu thì sau phải ráng sức mà dạy bù bấy nhiêu.
Vậy mà bây giờ, khi học sinh nghỉ học nhiều thầy cô đang phải làm biết bao công việc trong đó có cả việc trực trường.
Ngược lại, tổ hành chính bao gồm kế toán, văn thư thiết bị, Tổng phụ trách đội, hiệu phó, hiệu trưởng, tạp vụ, bảo vệ…theo quy định là làm việc hành chính.
Một năm họ đã có tiêu chuẩn nghỉ phép là 12 ngày. Thời gian này, học trò nghỉ nhưng tổ hành chính vẫn phải làm việc như bình thường mới đúng.
|
Thời gian làm việc: Buổi sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 1 giờ 30 đến 5 giờ.
Vì thế, nếu đi làm việc bình thường như quy định thì dù học sinh được nghỉ nhưng trường học vẫn luôn có người.
Như thế thì cần gì đến việc buộc giáo viên phải lên trường ngồi trực?
Nhiều trường đang vi phạm
Quy định là thế nhưng hiện nay nhiều trường học đang vi phạm trong việc quản lý ngày giờ công của tổ hành chính. Kể từ ngày học sinh nghỉ học thì tổ hành chính cũng thường nghỉ làm theo.
Ban giám hiệu thích lên trường giờ nào thì lên còn những nhân viên văn phòng khác cũng ở nhà luôn.
Nay, buộc thầy cô đi trực hoặc phải lên trường ngồi đủ 8 tiếng rồi về có hợp lý không? Trong khi tổ hành chính lại chẳng đến trường để làm việc?