Hoạt động của hai nhân vật nói trên được đưa tin ngày 30/1, có thể coi là sự kiện hiếm... vài (hoặc nhiều) năm có một.
GS đoạt giải Nobel Hóa học 1996 GS Harold W. Kroto trực tiếp lên lớp giảng bài cho hàng trăm sinh viên, giảng viên ĐH Quốc gia Hà Nội. Bài giảng xoay quanh chủ đề “Giáo dục-nền tảng của hòa bình và chìa khóa khai sáng nhân loại”. Theo ghi nhận của phóng viên Giaoduc.net.vn, bài giảng hoàn toàn bằng tiếng Anh và không có phiên dịch, tức là không dành cho các sinh viên tiếng Anh hạng "xoàng".
Giáo sư nói với các sinh viên thuộc hàng ưu tú ở Việt Nam: “Mọi người đang hiểu sai về khoa học”! Theo ông, khoa học không chỉ là những kiến thức học ở trường phổ thông, là việc áp dụng những kiến thức mà các nhà khoa học đã tìm được như thế nào hay một cái tên khác gọi là công nghệ, không phải là cách mà chúng ta phát hiện ra các kiến thức hoặc phát hiện ra các dữ kiện mới, mà khoa học chính là cách nghĩ của con người (theo bài viết trên Giaoduc.net.vn)
Ông đã phát biểu như thế, dù rằng thành tựu "phát hiện ra các dữ kiện mới" của ông, nếu nghĩ theo cách bình thường, không biết bao nhiêu năm sau mới đạt được: "Ông đã phát hiện ra hợp chất carbon mang tên Fullerenes và một loại nguyên tố carbon mới C60. Phát hiện về C60 là cột mốc quan trọng nhất trong quá trình phát triển của khoa học nano, khởi đầu cho một lĩnh vực nghiên cứu hoá học hoàn toàn mới, với tầm ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực đa dạng như vật lý, hoá học, sinh học và thiên văn học" (xem thêm: Nhà Nobel dựng cột mốc cho khoa học Nano nói gì tại Việt Nam?)
Trong khi đó theo VnExpress, buổi thảo luận "Quyển sách thay đổi cuộc đời" diễn ra mới đây đã thu hút hơn 100 bạn trẻ tham gia. Tuy có sự tham gia của những người có tiếng như nhạc sỹ Quốc Bảo, dịch giả Trần Đăng Khoa, nhưng có vẻ sức hút lớn hơn cả với giới trẻ là chàng blogger Joe (dân mạng gọi là Mr Dâu Tây). Tuy là "Tây" nhưng Mr Dâu được đánh giá là rành tiếng "Ta" hơn rất nhiều người Việt.
Tuy nhiên thì cả hai chuyện rất thú vị đó vẫn phải "lặng lẽ" xếp sau ngồn ngộn thông tin chỉ tiêu tuyển sinh được đồng loạt đăng tải trên các trang báo, mạng. Theo thống kê của Giaoduc.net.vn, đến thời điểm kết thúc ngày 30/1 có chừng 50 trường công bố tổng chỉ tiêu tuyển sinh kèm chỉ tiêu chi tiết cho từng ngành (Cập nhật: Chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ 2013)
Vô tình, đúng thời điểm này Báo Thanh Niên đăng tải đến kỳ 3 loạt bài chuyên sâu và có giá trị về Những quyết sách thiếu thuyết phục của cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo. Kỳ 3 nói đúng vào vấn đề liên quan đến hàng trăm nghìn học sinh THPT sắp tốt nghiệp và hàng triệu, triệu học sinh sau này sẽ ở vào hoàn cảnh tương tự: Nền giáo dục nặng về ứng thí. "Mục tiêu giáo dục thì toàn diện trong khi cách đánh giá kết quả lại chỉ chú trọng đến điểm số. Mâu thuẫn này được xem là căn nguyên dẫn tới những lệch lạc và tiêu cực của giáo dục hiện nay", Thanh Niên viết.
"Lặng lẽ" hơn nữa trong ngày nở rộ thông tin chỉ tiêu tuyển sinh 30/1 là chuyện thưởng Tết của giáo viên, đăng trên Thanh Niên và Dân Trí. Thưởng Tết hàng năm được xã hội háo hức đón chờ, báo chí đưa tin sôi nổi bao nhiêu thì năm nay èo uột bấy nhiêu, hệt như sức sống của nền kinh tế. Nhưng riêng về thưởng Tết của giáo viên thì năm này cũng như năm khác, èo uột hơn cả èo uột!
Bà Võ Ngọc Thu, Trưởng phòng Giáo dục Q.5, trả lời Thanh Niên: “Nguồn dư từ ngân sách (để thưởng Tết - pv) không đáng kể, chủ yếu trông chờ vào quỹ phúc lợi từ căn tin, lớp văn hóa ngoài giờ… Gọi thưởng tết cho vui chứ thống kê dưới trường báo cáo lên thấy trung bình mỗi giáo viên nhận được từ 1,5 đến 3 triệu đồng/người”.
“Với giáo viên vùng cao như chúng tôi, chuyện không có thưởng Tết đến giờ cũng trở nên bình thường. Phần thưởng lớn nhất của chúng tôi đó là niềm vui khi ăn Tết xong, các em đến trường đầy đủ, không bỏ lớp, bỏ trường” - tâm sự của cô giáo ở huyện miền núi Quỳ Châu (Nghệ An), theo Dân Trí.
GS đoạt giải Nobel Hóa học 1996 GS Harold W. Kroto trực tiếp lên lớp giảng bài cho hàng trăm sinh viên, giảng viên ĐH Quốc gia Hà Nội. Bài giảng xoay quanh chủ đề “Giáo dục-nền tảng của hòa bình và chìa khóa khai sáng nhân loại”. Theo ghi nhận của phóng viên Giaoduc.net.vn, bài giảng hoàn toàn bằng tiếng Anh và không có phiên dịch, tức là không dành cho các sinh viên tiếng Anh hạng "xoàng".
Giáo sư nói với các sinh viên thuộc hàng ưu tú ở Việt Nam: “Mọi người đang hiểu sai về khoa học”! Theo ông, khoa học không chỉ là những kiến thức học ở trường phổ thông, là việc áp dụng những kiến thức mà các nhà khoa học đã tìm được như thế nào hay một cái tên khác gọi là công nghệ, không phải là cách mà chúng ta phát hiện ra các kiến thức hoặc phát hiện ra các dữ kiện mới, mà khoa học chính là cách nghĩ của con người (theo bài viết trên Giaoduc.net.vn)
GS Harold W. Krot vui mừng trước sự chào đón nhiệt tình của Trường ĐH Quốc gia. Ảnh: Quyên Quyên |
Ông đã phát biểu như thế, dù rằng thành tựu "phát hiện ra các dữ kiện mới" của ông, nếu nghĩ theo cách bình thường, không biết bao nhiêu năm sau mới đạt được: "Ông đã phát hiện ra hợp chất carbon mang tên Fullerenes và một loại nguyên tố carbon mới C60. Phát hiện về C60 là cột mốc quan trọng nhất trong quá trình phát triển của khoa học nano, khởi đầu cho một lĩnh vực nghiên cứu hoá học hoàn toàn mới, với tầm ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực đa dạng như vật lý, hoá học, sinh học và thiên văn học" (xem thêm: Nhà Nobel dựng cột mốc cho khoa học Nano nói gì tại Việt Nam?)
Trong khi đó theo VnExpress, buổi thảo luận "Quyển sách thay đổi cuộc đời" diễn ra mới đây đã thu hút hơn 100 bạn trẻ tham gia. Tuy có sự tham gia của những người có tiếng như nhạc sỹ Quốc Bảo, dịch giả Trần Đăng Khoa, nhưng có vẻ sức hút lớn hơn cả với giới trẻ là chàng blogger Joe (dân mạng gọi là Mr Dâu Tây). Tuy là "Tây" nhưng Mr Dâu được đánh giá là rành tiếng "Ta" hơn rất nhiều người Việt.
Blogger Joe (thứ 2 từ phải sang) tại buổi thảo luận. Ảnh: VnE |
Tuy nhiên thì cả hai chuyện rất thú vị đó vẫn phải "lặng lẽ" xếp sau ngồn ngộn thông tin chỉ tiêu tuyển sinh được đồng loạt đăng tải trên các trang báo, mạng. Theo thống kê của Giaoduc.net.vn, đến thời điểm kết thúc ngày 30/1 có chừng 50 trường công bố tổng chỉ tiêu tuyển sinh kèm chỉ tiêu chi tiết cho từng ngành (Cập nhật: Chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ 2013)
Thí sinh làm bài thi. Ảnh minh họa. |
Vô tình, đúng thời điểm này Báo Thanh Niên đăng tải đến kỳ 3 loạt bài chuyên sâu và có giá trị về Những quyết sách thiếu thuyết phục của cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo. Kỳ 3 nói đúng vào vấn đề liên quan đến hàng trăm nghìn học sinh THPT sắp tốt nghiệp và hàng triệu, triệu học sinh sau này sẽ ở vào hoàn cảnh tương tự: Nền giáo dục nặng về ứng thí. "Mục tiêu giáo dục thì toàn diện trong khi cách đánh giá kết quả lại chỉ chú trọng đến điểm số. Mâu thuẫn này được xem là căn nguyên dẫn tới những lệch lạc và tiêu cực của giáo dục hiện nay", Thanh Niên viết.
"Lặng lẽ" hơn nữa trong ngày nở rộ thông tin chỉ tiêu tuyển sinh 30/1 là chuyện thưởng Tết của giáo viên, đăng trên Thanh Niên và Dân Trí. Thưởng Tết hàng năm được xã hội háo hức đón chờ, báo chí đưa tin sôi nổi bao nhiêu thì năm nay èo uột bấy nhiêu, hệt như sức sống của nền kinh tế. Nhưng riêng về thưởng Tết của giáo viên thì năm này cũng như năm khác, èo uột hơn cả èo uột!
Bà Võ Ngọc Thu, Trưởng phòng Giáo dục Q.5, trả lời Thanh Niên: “Nguồn dư từ ngân sách (để thưởng Tết - pv) không đáng kể, chủ yếu trông chờ vào quỹ phúc lợi từ căn tin, lớp văn hóa ngoài giờ… Gọi thưởng tết cho vui chứ thống kê dưới trường báo cáo lên thấy trung bình mỗi giáo viên nhận được từ 1,5 đến 3 triệu đồng/người”.
“Với giáo viên vùng cao như chúng tôi, chuyện không có thưởng Tết đến giờ cũng trở nên bình thường. Phần thưởng lớn nhất của chúng tôi đó là niềm vui khi ăn Tết xong, các em đến trường đầy đủ, không bỏ lớp, bỏ trường” - tâm sự của cô giáo ở huyện miền núi Quỳ Châu (Nghệ An), theo Dân Trí.
Đây là bản tin tổng hợp tin tức giáo dục 24 giờ qua, trên Giaoduc.net.vn
Quay Quay