Chồng một bên và sách bút một bên

17/04/2011 11:21
Tối nào V.A cũng vác chiếc bụng khệ nệ tới quán điện tử gần nhà để gọi chồng về. Nhìn thấy các bạn cùng lớp vô tư chơi đùa, háo hức tham dự các hoạt động tình nguyện mà V.A thở dài

Có rất nhiều lý do để sinh viên nữ gật đầu theo chồng về dinh nhưng không phải cuộc hôn nhân nào cũng đủ sức vượt gia sóng gió. Theo ý kiến chuyên gia tâm lý: Một giải pháp cho việc cân bằng giữa việc bài vở một bên và chồng một bên là đi ngủ sớm...

Ăn mỳ tôm để dành tiền mừng cưới bạn

Mùa cưới, Nguyễn thị Hà, sinh viên năm thứ 2, trường ĐHVH tâm sự: Từ tết tới giờ, lớp em có 3 bạn lấy chồng, giá cả leo thang, mà cưới xin nhiều, có tuần em đành phải ăn mỳ tôm trừ bữa để còn mừng cưới”. Lớp của Hà có hơn 30 bạn nữ, nhưng sang năm thứ 2 đã có 4 bạn lấy chồng.

Khi hỏi chuyện H, cùng lớp với Hà, vừa mới lấy chồng tháng trước. Thì H hồn nhiên nói: “Trước sau thì cũng cưới mà, cưới trước cho đỡ vất vả đi lại”. Chồng của H có công việc ổn định, gia đình lại con một nên bố mẹ giục lấy vợ sớm, cộng với tâm lý đợi chờ nàng 3 năm học xong thì lâu quá. Cuối cùng sau một thời gian ngắn thuyết phục, H đã gật đầu rụp theo chồng về dinh.

Chuyện của Trần Thị V.A cũng học cùng lớp Hà, mới học năm đầu nhưng V.A đã có người yêu, và chàng người yêu, cùng lớp, con nhà danh giá. Lúc đầu, V.A muốn khi ra trường mới tính chuyện kết hôn, nhưng trong lần đi chơi khuya, nhà trọ của V.A đóng cửa. Bất đắc dĩ, cả hai thuê nhà nghỉ, và chuyện gì đến cũng đến. V.A có bầu, và đám cưới được tổ chức. Sau cưới, V.A và chồng được chu cấp gấp đôi, để lo việc học.

T.T.V (HVHC) thì có một hoàn cảnh khác, gia đình em ở vùng quê, nên việc chu cấp học cho em bấp bênh, V phải xoay đủ việc làm thêm để trang trải chi phí. Công việc vất vả không có thời gian cho việc học, lại cộng với tác động của người thân ủng hộ V lấy chồng sớm để chồng lo công việc sau này. V đã lên xe hoa khi đang học cuối năm thứ 2.

Bài vở một bên, chồng một bên là hoàn cảnh của không ít nữ sinh viên lấy chồng khi đang bộn bề với việc học. Nguồn: getty images.

Bài vở một bên, chồng một bên là hoàn cảnh của không ít nữ sinh viên

lấy chồng khi đang bộn bề với việc học. Nguồn: getty images.

Chuyện của T.T.H thì cưới khi 25 tuổi, cái tuổi không gọi là non nớt nữa. Nhưng mọi người đều trố mắt ngạc nhiên là H mới chỉ học năm đầu mà đã lấy chồng. Số là, sau khi học xong cấp 3, H đi làm và có người yêu, Anh người yêu muốn người mình yêu có học hành, nên cô nàng theo học trường TCKT. Vừa nhập học, thì tháng sau đã thấy hai nhà hối thúc cưới với lý do năm nay đẹp.

Cặp đôi sinh viên N.T.H và N.H.G hoà cùng xu thế yêu là đăng ký kết hôn mà không cưới. Bởi mặc dù yêu nhau rất tha thiết nhưng bố mẹ hai bên đều phản đối. Để đấu tranh cho tình yêu của mình, chàng và nàng đã về sống chung kèm theo tờ đăng ký kết hôn.

Vác bụng khệ nệ tới quán điện tử tìm chồng

Điều dễ nhận ra, ở bảng điểm của hầu hết của sinh viên nữ lấy chồng là bảng điểm đi xuống. Và có nhiều trường hợp đã phải bảo lưu kết quả trong một năm vì áp lực chăm lo việc gia đình và sinh con.

Việc được học tiếp khi lập gia đình là nhu cầu chính đáng nhưng để thỏa mãn thì hoàn toàn không hề dễ dàng. Khi phải rơi vào trường hợp bài vở một bên – chồng một bên chắc chắn bạn sẽ bị áp lực.
 
Bạn H (ĐHVH) sau khi lấy chồng, tâm sự: "Tớ rơi vào cảnh stress một thời gian, về nhà chồng nguyên việc chuẩn bị 3 bữa cơm với khẩu vị của bố chồng, mẹ chồng, và chồng hoàn toàn khác nhau cũng đủ chiếm hết thời gian nghỉ ngơi của mình". Mỗi khi đến giờ đi học, cô nàng toàn tranh thủ trốn vào ký túc xá để ngủ bù. Vì thế mà điểm số của H học kỳ rồi rớt thê thảm.
 
Trần Thị V.A thì không phải lo về kinh tế, nhưng  chán chường khi chồng không tâm lý, mải mê chơi game. Tối nào V.A cũng vác chiếc bụng khệ nệ tới quán điện tử gần nhà để gọi chồng về. Nhìn thấy các bạn cùng lớp vô tư chơi đùa, háo hức tham dự các hoạt động tình nguyện mà V.A thở dài: Ước gì em biết giữ mình để không lấy chồng sớm thế. Đã thế, việc bầu bí mệt mỏi, cộng với tâm lý ngại  đến lớp khiến cho cô nàng đành bảo lưu rồi tính tiếp.

Theo ý kiến của chuyên gia tâm lý: Quãng đời sinh viên là hành trang rất quan trọng để  mỗi chúng ta trang bị cho mình một phông văn hóa và kiến thức bước vào cuộc sống sau này, và nó cũng đủ để nuôi dưỡng một tình yêu đẹp. Còn cái kết của cuộc tình ấy, phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Những suy nghĩ bồng bột rất dễ khiến cho hôn nhân đổ vỡ.

Một trong nhưng nguyên nhân phổ biến của cuộc đổ vỡ vợ chồng sinh viên là áp lực của người vợ giữa việc học hành và chuyên gia đình. Đôi khi người trong cuộc cũng nhận ra sự quá sức của mình. Lời khuyên của các chuyên gia dành cho các bà vợ sinh viên là sự cân đối thời gian.

Ý kiến của chuyên gia: Giải pháp cho việc cân bằng thời gian

Thứ nhất: hay đổi chế độ sinh hoạt là chìa khóa đầu tiên.

Ngủ sớm, bạn có thể "ru" anh ấy ngủ, sau đó dành thời gian cho việc học. Nếu anh ấy cùng bạn vào ngủ sớm, anh ấy sẽ rất vui vì mình vẫn là chồng, không buồn bã ghen tỵ khi thấy bạn ôn bài. Thay đổi chế độ sinh hoạt không những cân đối được thời gian mà còn giúp tránh đi những cảm giác hụt hẫng của anh ấy nếu có.

Thứ hai: Nhờ anh ấy giúp sức.

Nếu có việc nhờ chồng giúp thay vì luôn miệng nói em phải học nên anh làm đi mà hãy bắt đầu bằng câu nói: “Anh giúp em ...” “Anh làm hộ em nhé...”. Điều này sẽ không làm cho anh ấy bị thương tổn hay cái tôi bị quẫy đạp vì anh ấy thấy mình có giá trị. Hơn nữa, anh ấy nhận ra rằng đó là điều nên làm, cần làm vì mình là chồng.

Thứ ba: Nếu bạn có em bé hay mẹ con cùng đi học

Tạo mối quan hệ giữa anh ấy và con cái thật gần gũi, thân thiết. Người chồng sẽ giúp bạn việc chăm sóc con, đưa đón con, chơi với con... để mẹ rảnh tay một chút. Khi nhận ra được quan hệ tuyệt vời giữa cha - con anh ấy sẽ hiểu rằng mình có vai trò rất quan trọng trong gia đình. Đây chính là hiệu ứng của trách nhiệm – tình thương!

Thứ tư: Hãy thả anh ấy một chút - một chút với bạn bè.

Để chồng gặp gỡ bạn bè sẽ giúp anh ấy sẽ có cảm giác thoải mái và được thư giãn. Tất nhiên là đừng để mọi việc đi quá xa. Tạo tâm trạng tích cực, người chồng sẽ hiểu và thông cảm với vợ một cách bất ngờ. "Yêu lắm, nhưng em cứ học đi!"

(Theo Phunutoday)