Sĩ tử lên HN thi Đại học "đốt" 20 triệu đồng/đêm đi bar

07/07/2011 08:10
(GDVN) - "Khi vào vũ trường không được nói chuyện học hành. May cho anh là hôm nay bọn nó vui đấy, chứ nếu không thì anh đã bị đuổi ra ngoài từ lâu rồi”.

(GDVN) - Tôi hỏi bọn chúng về chuyện học hành thi cử, cả bọn nhìn tôi cười bí hiểm, mỉa mai. Văn ghé tai tôi nói: “Khi vào vũ trường không được nói chuyện học hành. May cho anh là hôm nay bọn nó vui đấy, chứ nếu không thì anh đã bị đuổi ra ngoài từ lâu rồi”.

{iarelatednews articleid='6728'}

Các sĩ tử từ mọi nơi đang lũ lượt kéo về Hà Nội dự thi ĐH. Trong số những thí sinh tham gia dự thi đó, có người quyết tâm thi đỗ vào một trường Đại học ở Hà Nội để vươn tới những ước mơ, hoài bão cho riêng mình, tuy nhiên cũng vẫn đang còn rất nhiều những si tử “biết lượng sức mình” nên coi đây là những chuyến du lịch hợp pháp hay những ngày tháng ăn chơi không bị kiểm soát của gia đình.

"Hỏi về học hành là bị đuổi về đấy!"

Vừa đặt chân tới đất Hà Thành, Văn – một thí sinh tới từ vùng đất Trùng Khánh (Cao Bằng) liền bắt ngay một chiếc taxi tới khách sạn gần trường mình thi. Yên trí về địa điểm thi cử, Văn liền “bắt tay vào ăn chơi”. Văn hỏi mọi người xung quanh về những “sàn” gần đây và những “sàn” nổi tiếng đất Hà Thành.

Vẻ ngoài mảnh khảnh, da trắng, môi đỏ trông rất hào hoa, lãng tử nhưng ai ngờ rằng đã gặp phải một “dân chơi” đích thực.

“Ở nhà em quen đi sàn rồi. Ngày nào mà không đi em cảm thấy bứt rứt trong người, không làm được gì cả”.

Được Văn dẫn đi tới một “sàn” trên đường Võ Thị Sáu ( Hai Bà Trưng – Hà Nội), tôi thực sự bất ngờ khi thấy Văn chỉ là môt trong rất nhiều sĩ tử tỉnh lẻ “ôn thi tại đây”.

Văn giới thiệu “chiến hữu” với tôi và nói: “Tất cả bọn em đều từ tỉnh lẻ lên đây đi thi Đại học. Mỗi người một quê nhưng đều có chung sở thích nên đã kết bạn với nhau. Được cái anh em ai cũng chơi đẹp nên tụi em coi nhau như bạn tri kỉ”. Văn “gào” vào tai tôi trong tiếng nhạc inh ỏi nơi đây.

Sau một tiếng bật tay, một nữ nhân viên mang ra một chai rượu XO, nhẹ nhàng đặt lên bàn.

“Hôm nay có thêm người à anh”? Cô phục vụ hỏi, miệng không quen cười duyên với những vị công tử ngồi đây.

“Ừ, hôm nay bọn anh có khách quý”. Một trong số những “cậu ấm” - bạn của Văn đáp, tay rút nhanh ra tờ 100 nghìn đưa cho cô phục vụ.

Có vẻ như biết tôi bất ngờ với những người “tuổi đời tuy ít nhưng kinh nghiệm thì có thừa”, Văn giải thích: "Mặc dù ở quê bọn em vẫn bị bố mẹ kiểm soát nhưng bọn em thỉnh thoảng vẫn đi chơi như thế này. Lần này được sổ lồng, tội gì không chơi tới bến cho thỏa chí”.

Cũng chả biết, các “công tử” nơi đây có phải con đại gia hay không nhưng trong tối hôm đó, tôi nhẩm tính cả bọn hết gần 20 triệu.

Ra về, tôi hỏi bọn chúng về chuyện học hành thi cử, cả bọn nhìn tôi cười bí hiểm, mỉa mai. Văn ghé tai tôi nói: “Khi vào vũ trường không được nói chuyện học hành. May cho anh là hôm nay bọn nó vui đấy, chứ nếu không thì anh đã bị đuổi ra ngoài từ lâu rồi”.

Một chiếc taxi đậu gần cổng từ bao giờ dần tiến sát về phía chúng tôi, 3h sáng mọi người lên xe ai về nhà nấy.

Sĩ tử đọ sức minh trên... sàn
Sĩ tử đọ sức mình trên... sàn. Ảnh minh họa


“Du lịch hợp pháp”

Mặc dù mãi tới mùng 8 mới tới kì thi  tuyển khối C – khối mà Hứa Văn Út (sĩ tử tới từ Tuyên Quang) theo học và đăng kí thi nhưng anh chàng này đã có mặt ở Hà Nội từ những ngày trung tuần tháng 6. Út bảo, mình có học lực trung bình. Thế nhưng, Út đã không ngại ngần khi làm hồ sơ vào trường Đại học Luật Hà Nội. Theo Út giải thích thì “ đằng nào em cũng chẳng đậu vào trường nào cả, tội gì không đăng kí vào trường cao cao một chút cho bạn  bè nể mình”.

“Trước khi xuống Hà Nội, em đã lên mang tìm kiếm những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Thủ đô để em lên kế hoạch cho trước cho khỏi bỡ ngỡ. Em chưa được xuống Hà Nội bao giờ nên đợt này đi thi em phải đi chơi hết những danh lam thắng cảnh nơi đây”. Út cười toe toét chia sẻ với tôi.

Cũng có chung sở thích như Út nhưng Cương – thí sinh tới từ vùng Lục Bình (Lạng Sơn) có một kiểu du lịch rất “độc”. Anh chàngnày suốt ngày ngồi trên xe buýt đi tới hết tuyến này rồi lại đổi sang tuyến khác. Cứ như thế, hầu hết những tuyến xe buýt nội đô đều “ghi dấu chân” của Cương.

“Những điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội em đều đi hết rồi. Em thấy xe buýt rất hay và rẻ nữa. Hơn thế nữa, ngồi trên xe buýt ngắm phố phường rất thú vị. Em ở quê nên chưa được đi xe buýt bao giờ, đợt này về quê mà kể cho lũ bạn nghe thì bọn chúng chỉ có há hốc mồm ra thôi”. Cương thật thà chia sẻ với tôi.

Lực học của cả Cương và Út đều chỉ ở tầm trung bình. Cả hai đều xem như chuyến đi này  để “mở mang tầm mắt “ về Thủ đô và “lấy cái cho bạn bè ở quê nể phục”.

Minh Quý