Hải quân Mỹ buộc phải lôi kéo Ấn Độ ngăn chặn Trung Quốc?

17/04/2012 11:45
Đông Bình (Theo Tân Hoa xã, news.qq.com)
(GDVN) - Việc cắt giảm tài chính làm cho quy mô của Hải quân Mỹ giảm đi, nhưng Hải quân Ấn Độ là một đối tác không tồi khi đối phó với Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu của Hải quân hai nước Mỹ-Ấn bay trên tàu sân bay Ấn Độ trong cuộc tập trận chung.
Máy bay chiến đấu của Hải quân hai nước Mỹ-Ấn bay trên tàu sân bay Ấn Độ trong cuộc tập trận chung.

Trang mạng tạp chí “Ngoại giao” Nhật Bản ngày 10/4 có bài viết cho rằng, hợp tác quân sự Mỹ-Ấn đang ấm lên nhanh chóng, đồng thời nhắc tới cuộc diễn tập “Malabar” lần thứ 16 của Hải quân Mỹ-Ấn.

Cuộc diễn tập này được tổ chức tại Chennai – thủ phủ bang Tamil Nadu, Ấn Độ (nằm ở xung quanh vịnh Bengal), kết thúc vào ngày 16/4, tổng cộng kéo dài 10 ngày.

Cuộc diễn tập này phân làm 2 giai đoạn là diễn tập trên bờ và trên biển; phần trên bờ được tiến hành tại Chennai từ ngày 7-9/4, chủ yếu là tiến hành thảo luận về phòng không, tác chiến chống tàu ngầm, tác chiến máy bay phiên bản hải quân và hoạt động chống cướp biển.

Còn phần diễn tập trên biển sẽ bao gồm các hoạt động như giao lưu sĩ quan liên lạc, lên tàu, diễn tập thông tin, hoạt động biên đội trên biển.

Bài viết cho rằng, trong bối cảnh sức mạnh hải quân của Trung Quốc được tăng cường liên tục, hợp tác hải quân giữa hai nước Ấn-Mỹ ngày càng trở nên quan trọng.

Việc cắt giảm ngân sách tài chính của quân Mỹ sẽ làm cho quy mô của Hải quân Mỹ bị suy giảm, khiến Mỹ dựa vào khả năng của các lực lượng hải quân khu vực như Ấn Độ trở nên đặc biệt quan trọng.

Tàu sân bay USS Carl Vinson của Hải quân Mỹ.
Tàu sân bay USS Carl Vinson của Hải quân Mỹ.

Từ năm 2006 đến cuối năm 2011, quan chức Hải quân Mỹ luôn cho rằng, Hải quân Mỹ cần duy trì ít nhất quy mô 315 tàu chiến, để đối phó với các thách thức trong tương lai.

Nhưng, chương trình tàu chiến được Mỹ công bố vào tháng trước dự báo, 285 tàu chiến hiện nay đến năm 2015 sẽ giảm xuống còn 276.

Nhưng, số lượng tàu chiến Mỹ sau đó sẽ từng bước tăng lên; đến thập niên 30 của thế kỷ này sẽ đạt đỉnh cao, sở hữu 307 tàu chiến.

Mặc dù báo cáo này gây lo ngại cho dư luận, nhưng Hải quân Ấn Độ vẫn có thể làm một đối tác hợp tác không tồi của Washington.

Hải quân hai nước đều có khả năng tác chiến tầm xa với trung tâm là tàu sân bay; tháng 2/2012, hải, không quân Ấn Độ đã tiến hành diễn tập liên hợp lấy mạng làm trung tâm, điều này có thể bổ sung một phần cho lý luận tác chiến hải-không quân của Mỹ.

Tuần trước, Ấn Độ đã đưa 2 tàu ngầm hạt nhân do Nga chế tạo đi vào hoạt động; họ còn có kế hoạch mua 75 máy bay trực thăng đa năng phiên bản hải quân của Công ty Lockheed Martin, như vậy sẽ nâng cao rất lớn khả năng tác chiến chống tàu ngầm của họ.

Tàu tuần dương Bunker Hill CG-52 của Hải quân Mỹ.
Tàu tuần dương Bunker Hill CG-52 của Hải quân Mỹ.

Hai bên cũng đã điều rất nhiều lực lượng tham gia cuộc diễn tập quân sự “Malabar” năm 2012.

Hải quân Mỹ đã điều một cụm chiến đấu tàu sân bay của Hạm đội 7, bao gồm tàu sân bay USS Carl Vinson, liên đội máy bay 17 (phiên bản hải quân), 1 tàu tuần dương Bunker Hill (CG-52) và 1 tàu khu trục tên lửa USS Halsey (DDG 97).

Phía Ấn Độ tham gia diễn tập có tàu hộ tống tên lửa Satpura, tàu khu trục tên lửa Ranvijay, tàu khu trục tên lửa INS Ranvir và tàu tiếp tế viễn dương INS Shakti.

Tàu khu trục tên lửa USS Halsey (DDG 97) - Hải quân Mỹ.
Tàu khu trục tên lửa USS Halsey (DDG 97) - Hải quân Mỹ.
Tàu hộ tống tên lửa Satpura Hải quân Ấn Độ.
Tàu hộ tống tên lửa Satpura Hải quân Ấn Độ.
Đông Bình (Theo Tân Hoa xã, news.qq.com)