Nga sẽ có trên 600 tàu chiến mới
Nga đã khởi động một chương trình chế tạo tàu chiến dài hạn để tiến hành hiện đại hóa toàn bộ hải quân. Đến năm 2050, hải quân sẽ có trên 600 tàu mặt nước, tàu ngầm và tàu hỗ trợ.
Tàu khu trục Admiral Panteleyev lớp Udaloy, Hải quân Nga |
Nhà nghiên cứu chế tạo tàu chiến thế hệ tiếp theo là Trung tâm nghiên cứu quốc gia Krylov ở St. Petersburg. Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã phê chuẩn tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật tàu khu trục lớp Leader.
Tàu chiến mới rất có thể trang bị hệ thống tên lửa hành trình độ chính xác cao Caliber và hệ thống phòng không phòng thủ tên lửa S-500, năng lực của hệ thống này mạnh hơn so với hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis. Mỗi tàu khu trục sẽ còn trang bị hệ thống vũ khí chống hạm Poliment-Redut mới, pháo cao xạ phòng không Palash và Pantsir-M.
Động cơ hạt nhân và thiết bị đẩy tua-bin chạy khí của tàu khu trục sẽ được chế tạo trong nước, chúng sẽ giúp cho tốc độ tàu chiến đạt 30 hải lý/giờ. Tàu này còn có thể tác chiến với tàu ngầm, trang bị 2 loại máy bay trực thăng đặc chủng và hệ thống định vị thủy âm hiện đại.
Bắt đầu chế tạo tàu đổ bộ cỡ lớn Peter Morgunov ở Kaliningrad
Theo ITAR-TASS ngày 4 tháng 12, Hải quân Nga có kế hoạch chế tạo tàu đổ bộ cỡ lớn Peter Morgunov ở nhà máy đóng tàu Yantar, biển Baltic, Kaliningrad. Nó sẽ trở thành tàu đổ bộ cỡ lớn thứ hai sau tàu Ivan Gren Type 11711, tàu Ivan Gren có kế hoạch hoàn thành bàn giao vào năm 2015. Bộ Quốc phòng Nga đã ký kết hợp đồng chế tạo tàu Peter Morgunov vào tháng 9.
Trước khi ký kết đơn đặt hàng mới, nhà máy đóng tàu Yantar cũng đã bắt đầu công tác chế tạo thân tàu, công tác gia công kim loại và lắp ráp thân tàu hiện nay đang được tiến hành. Dự kiến, lắp ráp tổng thể thân tàu sẽ bắt đầu vào tháng 12.
Tàu đổ bộ xe tăng cỡ lớn của Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Nga |
Người phát ngôn chính thức của nhà máy đóng tàu Yantar cho biết, dự kiến vào quý 1 năm 2015 tổ chức lễ chế tạo chính thức trên bệ lắp ráp tàu Peter Morgunov. Căn cứ vào yêu cầu hợp đồng, tàu số 2 Type 11711 chắc chắn phải bàn giao cho Hải quân Nga vào năm 2018. Tàu đổ bộ mới sẽ đặt tên theo tên của Trung tướng hải quân Peter Morgunov, ông đã tham gia cuộc chiến phòng thủ Sevastopol từ năm 1941 - 1942.
Chiếc tàu đầu tiên Ivan Gren Type 11711 gần hoàn thành và sắp kiểm tra. Thời gian bàn giao theo cam kết là năm 2004, nhưng do chương trình nhiều lần cải tiến điều chỉnh và vốn không ổn định đã dẫn đến trì hoãn bàn giao. Tàu đổ bộ cỡ lớn Type 11711 dùng để đổ bộ và vận chuyển thiết bị. Một chiếc tàu đổ bộ có thể vận chuyển và nhảy dù tới 300 binh sĩ hải quân đánh bộ, 36 xe chở quân bọc thép và 13 xe tăng. Tàu này trang bị máy bay trực thăng vận tải và tấn công Ka-29.
Nga sẽ không tiếp tục mua trang bị quân sự của nước ngoài
Theo Rusnews, tình hình tàu sân bay trực thăng lớp Mistral Pháp đã ảnh hưởng đến thái độ hợp tác quân sự với bên ngoài của Nga. Nga cho biết, sẽ không tiếp tục mua trang bị kỹ thuật quân sự sẵn của nước ngoài.
Bài báo dẫn lời Trợ lý Tổng thống Nga Vladimir Koren cho biết, Nga trông đợi Pháp đưa ra câu trả lời cuối cùng trước cuối năm 2014 về vấn đề hợp đồng tàu sân bay trực thăng lớp Mistral.
Phó Thủ tướng phụ trách công nghiệp quốc phòng Nga Rogozin vào thứ Năm cho biết, sau sự kiện tàu sân bay trực thăng lớp Mistral, Nga sẽ không tiếp tục mua thiết bị công nghệ quân sự sẵn có của nước ngoài.
Tàu sân bay trực thăng lớp Mistral Pháp |
Trước đây từng có bài báo dẫn lời đại diện Nga tại NATO Alexander Grew cho biết, tình hình hợp đồng Pháp cung ứng tàu sân bay trực thăng lớp Mistral cho Nga ảnh hưởng tới thái độ triển khai hợp tác quân sự của Nga với các đối tác nước ngoài.
Ông chỉ ra: “Đặt mua tàu sân bay lớp Mistral đã cho thấy sự tin cậy của Nga đối với đối tác hợp tác, cho thấy chúng tôi sẵn sàng mong đợi với phía đối tác hợp tác ngay cả trong những vấn đề quan trọng nhất, phức tạp nhất”.
Đại diện thường trực Nga cho biết: “Đương nhiên, tình hình hiện có của tàu sân bay lớp Mistral không thể không ảnh hưởng đến thái độ có thể triển khai hợp tác lĩnh vực quân sự giữa chúng tôi với các đối tác nước ngoài”.
Căn cứ vào đề nghị của phía Nga, Pháp phải bàn giao tàu đổ bộ lớp Mistral đầu tiên cho Hải quân Nga vào ngày 14 tháng 11, nhưng đến nay vẫn chưa thể bàn giao, hơn nữa hiện vẫn chưa rõ có thể bàn giao vào lúc nào. Trước đó, Tổng thống Pháp quyết định, do tình hình miền đông Ukraine, tạm dừng bàn giao tàu này cho Nga.
Liên quan đến vấn đề bàn giao tàu đổ bộ lớp Mistral, quan chức Nga tiết lộ, Nga cho biết, sẵn sàng tiếp nhận tiền bồi thường của Pháp hoặc bàn giao tàu đổ bộ lớp Mistral để giải quyết tranh chấp với Pháp.
Quan chức Bộ Ngoại giao Nga Yuri Ushakov tiết lộ, bất kể trả tiền hay giao tàu, Nga đều có thể tiếp nhận, nhưng ngoài tiền vi phạm hợp đồng, Pháp phải trả tất cả những chi phí mà Nga đã chi cho tàu chiến.
Trong khi đó, tờ “Tin tức Trung Quốc” dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Le Drian nói trên chương trình BFMTV của đài truyền hình tin tức Pháp ngày 5 tháng 12 cho biết, nếu tình hình Ukraine không thay đổi, Pháp có thể vĩnh viễn không bàn giao tàu sân bay trực thăng lớp Mistral cho Nga.
Ông Le Drian cho biết, Pháp đang theo dõi chặt chẽ sự thay đổi của tình hình Ukraine, đồng thời dựa vào đó để đưa ra quyết định. Ông nhấn mạnh: “Tình hình hiện nay không xấu đi, nhưng chúng có thể đột ngột xấu đi”.
Tàu sân bay trực thăng lớp Mistral Pháp |
Truyền thông Trung Quốc ngày 8 tháng 12 cũng có bài viết cho hay, ngày 6 tháng 12, tại Moscow, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Pháp Hollande đã tổ chức hội đàm. Tại cuộc họp báo sau hội đàm, về vấn đề Pháp tạm dừng bàn giao tàu sân bay trực thăng lớp Mistral cho Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, nếu Pháp không thực hiện hợp đồng, phía Nga sẽ không yêu cầu bồi thường (hợp đồng quy định tiền vi phạm hợp đồng cao nhất tương đương với 10 chiếc tàu), nhưng hy vọng Pháp có thể trả những chi phí mà Nga đã chi.
Cuộc hội đàm này diễn ra do Tổng thống Pháp “nhảy dù giữa đường” ở Moscow, sau khi ông từ thủ đô Astana, Kazakhstan quay trở về Paris. Ông Putin đã tổ chức hội đàm với ông Hollande ở sân bay Vnukovo, vấn đề tập trung chủ yếu vào cuộc khủng hoảng Ukraine.
Tại cuộc họp báo, ông Hollande cho rằng, cuộc khủng hoảng Ukraine đã trải qua 6 tháng, hai bên xung đột cần tận dụng tất cả mọi điều kiện để hóa giải khủng hoảng, cần bảo đảm thỏa thuận ngừng bắn Minsk ký vào tháng 9 năm 2014 được thực hiện toàn diện. Hai bên xung đột cần trao đổi tù binh theo quy định, tiến hành đối thoại chính trị dựa trên nền tảng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Ông Hollande nói thêm: Hiện nay, những vấn đề trên cần đạt được thành quả cụ thể, chứ không chỉ có tiến triển.
Còn theo ông Putin, cuộc khủng hoảng Ukraine không ngừng gây ra thương vong mới, bi kịch tiếp tục diễn ra. Phía Nga tán thành lập tức chấm dứt xung đột đổ máu, tìm kiến khôi phục không gian chính trị thống nhất trong lãnh thổ Ukraine.
Ông Putin nhấn mạnh, hy vọng Pháp và các nước phương Tây tham gia hòa giải cuộc khủng hoảng Ukraine khác có thể có những nỗ lực tiếp theo cho việc thúc đẩy trao đổi tù binh giữa hai bên xung đột.
Ngoài ra, ông Putin hy vọng phía Ukraine có thể hủy bỏ tất cả mọi phong tỏa đối với khu vực miền đông Ukraine, khôi phục liên hệ kinh tế với khu vực này, bảo đảm cung ứng điện, bảo đảm vận hành bình thường của các tổ chức tài chính. “Nga ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, nhưng không hủy bỏ phong tỏa thì rất khó tưởng tượng đến toàn vẹn lãnh thổ”.